{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, với sự phối hợp tích cực của cán bộ hai ngành lao động, thương binh và xã hội (LĐ,TB&XH) và công an, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã triển khai thu thập, cập nhật thông tin về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đây là hoạt động quan trọng góp phần đáp ứng yêu cầu số hóa thị trường lao động.
Người dân xã A Ngo, huyện Đakrông cung cấp thông tin điều chỉnh về lao động cho công an xã -Ảnh: T.N
Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 16/3/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa, tổng hợp thông tin về người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn năm 2023 - 2025, Công văn số 907/ CVL-QLLĐ ngày 5/9/2023 của Cục Việc làm về hướng dẫn thực hiện hoạt động quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, năm 2023, Sở LĐ,TB&XH tổ chức nhiều hội nghị hướng dẫn triển khai quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh cho các huyện, thị xã, thành phố. Trên cơ sở đó, các địa phương trong tỉnh đều đồng loạt ra quân triển khai thực hiện.
Trước đây, việc quản lý lao động được các xã, phường, thị trấn thực hiện bằng hình thức thủ công, ghi vào sổ theo mẫu, rồi tiến hành lưu trữ, vì thế khó phát hiện lao động bị trùng lặp thông tin, cũng như việc cập nhật, nắm bắt tình hình lao động chưa kịp thời.
Từ năm 2023, các xã, phường, thị trấn được tập huấn, đưa vào sử dụng phần mềm quản lý lao động, từ đó công việc trở nên nhanh chóng, hiệu quả, quản lý lao động dễ dàng hơn. Cơ sở dữ liệu về lao động bao gồm các thông tin cơ bản của người lao động như: trình độ, kỹ năng lao động, tình trạng việc làm, quan hệ lao động, tham gia bảo hiểm xã hội hay không...
Những thông tin này sẽ là cơ sở để ngành chức năng, chính quyền địa phương nắm bắt tổng thể tình hình lao động, từ đó có giải pháp thực hiện chính sách về giải quyết việc làm, an sinh xã hội.
Tại huyện Đakrông, trong 2 năm 2023, 2024 toàn huyện đã điều tra thu thập thông tin của 25.603/28.573 lao động (số lao động còn lại chưa thu thập được thông tin do đi làm xa, không có mặt tại địa phương). Dựa trên số liệu thu thập, đến nay công an cơ sở đã nhập dữ liệu về lao động của 11.324 người lên hệ thống.
Ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng Phòng LĐ,TB&XH huyện Đakrông cho biết: Địa phương đã thu thập thông tin cơ bản, chính xác về thực trạng lao động như việc làm, tình trạng thất nghiệp của người lao động từ 15 tuổi trở lên đang cư trú trên địa bàn.
Bên cạnh từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người lao động gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong năm 2024, các địa phương cũng cập nhật, chỉnh sửa thông tin của người lao động mà hiện nay có sự thay đổi so với năm 2023. Tuy nhiên, việc nhập dữ liệu vào phần mềm công an cơ sở của 13 xã, thị trấn trên địa bàn còn ít so với số liệu phiếu điều tra lao động.
“Việc làm sạch dữ liệu lao động để cập nhật lên hệ thống gắn với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp địa phương quản lý được người trong độ tuổi lao động có việc làm, không có việc làm cũng như trình độ văn hóa, chuyên môn.
Trên cơ sở đó, địa phương sẽ nắm đối tượng trong độ tuổi lao động có việc làm hay chưa có việc làm, đã được đào tạo nghề hay chưa để giới thiệu công việc phù hợp. Hiểu được tầm quan trọng của công việc này, phòng đang phối hợp với Công an huyện tích cực chỉ đạo UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với công an cơ sở để đẩy nhanh tiến độ nhập dữ liệu lên hệ thống”, ông Quang cho biết.
Hiện nay, Sở LĐ,TB&XH đang phối hợp với Công an tỉnh rà soát lại việc cập nhật thông tin người lao động trên hệ thống phần mềm dữ liệu quốc gia về dân cư của năm 2024 nên chưa có số liệu cụ thể.
Theo tổng hợp của Sở LĐ,TB&XH đến cuối tháng 9 năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh là 337.127 người, trong đó có 330.175 người có việc làm ổn định, chiếm 97,94% tổng lao động toàn tỉnh, tăng 0,57% so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Lê Nguyễn Huyền Trang, Phó Giám đốc Sở LĐ,TB&XH cho hay, việc triển khai quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh là hoạt động quan trọng góp phần xác định thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường lao động trên địa bàn tỉnh hằng năm. Đây là cơ sở để tỉnh hoạch định các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực; hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với tạo việc làm của địa phương.
Cũng theo bà Trang, qua số liệu cập nhật cho thấy, nhìn chung, tình hình chất lượng lao động của tỉnh đang còn ở mức thấp và chưa đồng đều giữa các ngành lĩnh vực kinh tế, thành phần kinh tế, vùng, miền, thành thị và nông thôn. Do đó chưa đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chất lượng lao động nhằm tạo sức hút các nhà đầu tư trong phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh.
Hiện tại, lực lượng lao động tỉnh vẫn còn phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn do hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hoạt động kinh tế hợp tác xã và các mô hình kinh tế hộ chưa đòi hỏi chất lượng lao động cao.
Tuy nhiên, nâng cao chất lượng lao động là một xu thế khách quan và là yếu tố then chốt của nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy việc nâng cao năng suất chất lượng trong lao động, sản xuất và mở rộng thị trường lao động. Vì vậy, cần phải có giải pháp phù hợp, thiết thực để nâng cao chất lượng lao động của tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước.
Thủy Ngọc
QTO - Sau 2 năm Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đưa vào thực hiện bộ chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) thống nhất trên toàn quốc để cung cấp...
QTO - Năm 2024 khép lại với nhiều thách thức và cơ hội nhưng nhờ sự nỗ lực, đoàn kết và tinh thần trách nhiệm cao, ngành khoa học và công nghệ (KH&CN)...
QTO - Thời gian qua, bên cạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền thị xã Quảng Trị trong triển khai thực hiện các...
QTO - Với phương châm “học đi đôi với hành”, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thị xã Quảng Trị đã tích cực đổi mới phương pháp giảng...
QTO - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật về thuế, Chi cục Thuế huyện Đakrông đã triển khai cung cấp ứng...
QTO - Mặc dù diện tích sản xuất nông nghiệp không rộng như nhiều tỉnh trong cả nước nhưng Quảng Trị lại là vùng đất có nhiều sản phẩm đặc trưng về dược...
QTO - Nhằm giúp người khuyết tật thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế phù hợp với bản thân, thời gian qua, Hội Người khuyết tật, Nạn...
QTO - Hội Nhà báo Việt Nam vừa tổ chức Hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia...
QTO - Sau hơn một năm triển khai thí điểm, học bạ số được phần đông cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trường có cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh...
QTO - Với vai trò là cầu nối để nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp, các cấp hội nông dân trong tỉnh...
QTO - Chuyển đổi số đã trở thành xu thế, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội số. Thời gian qua, chuyển đổi số ở...
QTO - Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông không cho phép mình chậm chân. Bằng nỗ lực bản thân và sự tiếp...