Cập nhật:  GMT+7

5 luật tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển khoa học công nghệ

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định cho biết: 5 luật mới vừa được Quốc hội thông qua kỳ vọng tạo hành lang pháp lý quan trọng, tháo gỡ điểm nghẽn, tạo điều kiện phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong giai đoạn mới.

Chiều 7/7 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức họp báo giới thiệu các nội dung cơ bản của 5 luật do Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo, vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9, gồm: Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Luật Công nghiệp Công nghệ số; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử.

5 luật tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển khoa học công nghệ

Thứ trưởng Bộ KHCN thông tin về 5 luật mới liên quan lĩnh vực khoa học và công nghệ Quốc hội thông qua.

Đây là những đạo luật có ý nghĩa nền tảng, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong giai đoạn mới, góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu chiến lược của Đảng đưa đất nước trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

Thứ trưởng Lê Xuân Định nêu rõ: "Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Đảng tại Nghị quyết Đại hội XIII, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chỉ trong thời gian rất ngắn, Bộ Chính trị đã ban hành hàng loạt các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó xác định rõ: Khoa học công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) là những yếu tố then chốt, động lực chính cho sự phát triển bền vững của một quốc gia. KHCN được coi là nền tảng, ĐMST là động lực và CĐS là đột phá, tất cả cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện chất lượng cuộc sống".

Để nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành các chương trình hành động cụ thể, tập trung vào nhiều lĩnh vực, bao gồm CĐS, ĐMST và nâng cao năng lực KHCN.

Thứ trưởng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Đảng, sự phân công của Chính phủ, chỉ sau 4 tháng kể từ khi Bộ KH&CN và Bộ Thông tin và Truyền thông được hợp nhất, Bộ KH&CN đã hoàn thành việc trình Quốc hội thông qua 5 đạo luật có tính nền tảng, tạo dựng hành lang pháp lý quan trọng để dẫn dắt sự phát triển của KHCN, ĐMST và CĐS trong giai đoạn mới của đất nước.

5 luật tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển khoa học công nghệ

Quang cảnh cuộc họp.

Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (có hiệu lực từ ngày 1/10/2025) thể hiện sự thay đổi căn bản trong tư duy phát triển, lần đầu tiên đưa ĐMST vào luật và đặt ngang hàng với KHCN. ĐMST được xác định là động lực then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. ĐMST được kỳ vọng đóng góp 3% vào tăng trưởng GDP, trong khi KHCN chỉ đóng góp 1%.

Luật cũng chuyển trọng tâm quản lý từ kiểm soát đầu vào sang quản lý kết quả, đánh giá hiệu quả đầu ra, cho phép tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sở hữu kết quả nghiên cứu để thương mại hóa, được hưởng tối thiểu 30% thu nhập từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu mang lại. Các quy định này tạo động lực đổi mới, tinh thần dám nghĩ, dám làm trong nghiên cứu, nghiên cứu hướng đến kết quả thực tiễn, gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với phát triển kinh tế xã hội.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026) thể hiện tư duy quản lý mới, chuyển từ mô hình quản lý hành chính sang quản lý chất lượng theo rủi ro; từ phương thức tiền kiểm sang hậu kiểm dựa trên dữ liệu và công nghệ số; từ cơ chế khuyến khích sang ràng buộc trách nhiệm, minh bạch và có chế tài xử lý nghiêm. Lần đầu tiên luật yêu cầu thiết lập hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa quốc gia, kết nối dữ liệu liên ngành, hỗ trợ hậu kiểm, xử lý rủi ro chất lượng. Đồng thời, quy định quản lý rõ ràng đối với hàng hóa kinh doanh trên nền tảng số, tăng cường trách nhiệm của người bán và nền tảng trung gian trong bảo đảm chất lượng và xử lý phản ánh của người tiêu dùng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026) đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong tư duy và phương thức quản lý lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng. Lần đầu tiên, Chiến lược tiêu chuẩn quốc gia được luật hóa như một công cụ định hướng dài hạn; đồng thời thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng. Luật cũng quy định nguyên tắc “một sản phẩm - một quy chuẩn” trên toàn quốc, chấm dứt chồng chéo quản lý và tăng hiệu quả thực thi. Đặc biệt, cơ chế thừa nhận đơn phương kết quả đánh giá quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp công nghệ cao tiếp cận nhanh thị trường.

Luật Công nghiệp công nghệ số (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026) là bước ngoặt lớn trong việc thiết lập khung pháp lý cho các lĩnh vực mới như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và tài sản số. Luật Công nghiệp công nghệ số (CNCNS) quy định chiến lược phát triển chip chuyên dụng, liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với AI, luật đưa ra nguyên tắc “lấy con người làm trung tâm”, yêu cầu sản phẩm công nghệ số AI phải có dấu hiệu nhận dạng, Nhà nước dành chinh sách ưu đãi cao nhất cho thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, triển khai, sử dụng trí tuệ nhân tạo. Đây cũng là lần đầu tiên tài sản số bao gồm tài sản ảo và tài sản mã hóa được bảo đảm quyền sở hữu, giao dịch và bảo mật. Hạ tầng số thiết yếu như trung tâm dữ liệu AI, khu công nghệ số tập trung, và phòng thí nghiệm quốc gia được ưu tiên đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, kinh tế số Việt Nam.

Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2026) tạo lập khung pháp lý toàn diện, phù hợp với hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Luật xác định điện hạt nhân là chiến lược quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, giảm phát thải carbon. Một điểm mới quan trọng là quản lý an toàn, an ninh hạt nhân được thống nhất bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo tiêu chuẩn quốc tế và quản lý toàn bộ vòng đời nhà máy. Luật cũng có riêng một chương về an toàn cơ sở hạt nhân và thúc đẩy ứng dụng năng lượng nguyên tử trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp, hướng tới làm chủ công nghệ và chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực này.

Các đạo luật không chỉ tạo nền tảng pháp lý để triển khai hiệu quả các chính sách, chiến lược quốc gia về KHCN, ĐMST và CĐS, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý nhà nước, đặc biệt khi hệ thống chính quyền hai cấp đang bước vào giai đoạn vận hành thực tế.

“Sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà khoa học và sự vào cuộc tích cực của các cơ quan báo chí trong việc lan tỏa mạnh mẽ những nội dung cốt lõi của 5 đạo luật sẽ là đóng góp thiết thực, đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, góp phần tạo sự chuyển biến thực chất, xây dựng một nền khoa học công nghệ tiên tiến, ĐMST toàn diện và CĐS hiệu quả”, Thứ trưởng Lê Xuân Định bày tỏ kì vọng.

Theo TTXVN/Báo Tin tức và Dân tộc

Tin liên quan:
  • 5 luật tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển khoa học công nghệ
    Dựa vào khoa học và công nghệ để tăng tốc phát triển

    Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 tấn công mạnh mẽ, sâu rộng và đa chiều vào toàn diện nền KT-XH của quốc gia và từng địa phương. Tham gia cuộc cách mạng này, khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) trở thành các yếu tố quan trọng mang tính quyết định đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước, mang lại thành quả vượt trội trên tất cả các lĩnh vực. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đối với Quảng Trị, cùng cả nước đột phá bước vào kỷ nguyên giàu mạnh, thịnh vượng, tỉnh coi trọng công tác phát triển KH&CN, ĐMST và CĐS là nhiệm vụ hàng đầu để tạo nền tảng vững chắc thúc đẩy phát triển nền KT-XH trong thời kỳ mới.

  • 5 luật tháo gỡ những điểm nghẽn phát triển khoa học công nghệ
    Hỗ trợ thiết thực để phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ

    Những năm qua, dù trung ương đã ban hành nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả KH&CN, vay vốn với lãi suất ưu đãi... nhưng việc phát triển doanh nghiệp KH&CN vẫn gặp nhiều khó khăn. Mới đây, tại Quyết định 1048/QĐ-UBND về chương trình thị trường KH&CN, doanh nghiệp KH&CN tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, UBND tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2030, mỗi năm hình thành ít nhất 1-2 doanh nghiệp KH&CN. Để đạt mục tiêu này, bên cạnh chính sách của trung ương, cần có chính sách hỗ trợ phát triển riêng của địa phương.


Theo TTXVN/Báo Tin tức và Dân tộc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

AI và tương lai của người làm nghề báo

AI và tương lai của người làm nghề báo
2025-06-18 18:43:00

TP - Những ngày này, khi báo chí được nhắc đến nhiều hơn nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6), tôi – một giảng viên báo chí – cũng có nhiều dịp trò...

Chuyển đổi số ở địa bàn miền núi

Chuyển đổi số ở địa bàn miền núi
2025-05-31 14:54:00

QTO - Thời gian qua các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Trị đã có nhiều nỗ lực trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số (CĐS) đạt được những kết quả tích...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long