{title}
{publish}
{head}
Xác định tầm quan trọng của việc xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) và phần mềm quản lý học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK), trong thời gian qua, Hội Khuyến học tỉnh cùng các cấp hội cơ sở đã đẩy nhanh tiến độ triển khai và đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ đó, góp phần hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng giúp học sinh có hoàn cảnh ĐBKK vươn lên trong học tập, rèn luyện.
Hội Khuyến học tỉnh trao học bổng SEEDS năm học 2023 - 2024 cho học sinh nghèo hiếu học -Ảnh: N.B
Nhiều năm qua, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, việc rà soát, bổ sung, cập nhật thông tin liên tục, đầy đủ về học sinh có hoàn cảnh ĐBKK để cung cấp cho các cấp, đơn vị, nhà tài trợ, làm cơ sở trao quà, học bổng vẫn còn gặp một số khó khăn. Để khắc phục hạn chế đó, Hội Khuyến học tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 34/KH-HKH ngày 21/3/2024 (gọi tắt là Kế hoạch số 34) về xây dựng CSDL và phần mềm quản lý học sinh có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn toàn tỉnh.
Mục đích của Kế hoạch số 34 là thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp số liệu về học sinh có hoàn cảnh ĐBKK để xây dựng CSDL và phần mềm quản lý nhằm đánh giá đúng thực trạng học sinh có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn tỉnh.
Từ đó, phục vụ cho hoạt động kêu gọi, vận động tài trợ cho học sinh, đảm bảo được tính chủ động, kịp thời, minh bạch, chính xác, công bằng trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ, hỗ trợ; phục vụ việc điều tiết trong việc giới thiệu, phân bổ các nguồn tài trợ, hỗ trợ cho các địa phương, các trường. CSDL và phần mềm quản lý học sinh có hoàn cảnh ĐBKK còn phục vụ cho việc xây dựng các đề án, dự án kêu gọi tài trợ; xây dựng các chính sách đặc thù của địa phương hỗ trợ cho đối tượng học sinh có hoàn cảnh ĐBKK; định hướng giúp học sinh, sinh viên tiếp cận tốt nhất các nguồn học bổng, chương trình tài trợ...
Kế hoạch số 34 yêu cầu việc xây dựng CSDL và phần mềm quản lý học sinh có hoàn cảnh ĐBKK phải chính xác, có đầy đủ các thông tin mà nhà tài trợ quan tâm, yêu cầu. CSDL phải được cập nhật khi có thông tin bổ sung, thay đổi; phần mềm quản lý đảm bảo tính hữu dụng, nhiều đơn vị có thể sử dụng.
CSDL này chỉ được sử dụng với mục đích liên quan đến việc kêu gọi tài trợ, hỗ trợ hoặc xây dựng các chính sách đặc thù của địa phương đối với các đối tượng là học sinh có hoàn cảnh ĐBKK. Theo kế hoạch đề ra, đối tượng thu thập thông tin là học sinh có hoàn cảnh ĐBKK đang học tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh; tiêu chí xác định đối tượng là người khuyết tật, mồ côi, hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Sau khi ban hành Kế hoạch số 34, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức thực hiện thí điểm tại các trường phổ thông trên địa bàn TP. Đông Hà, huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong. Để việc triển khai thí điểm đem lại hiệu quả, Hội Khuyến học tỉnh đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng VNPT Quảng Trị thống nhất một số nội dung hướng đến hoàn thiện phần mềm quản lý học sinh có hoàn cảnh ĐBKK.
Đồng thời, tổ chức tập huấn cho 3 đơn vị tham gia thí điểm về nội dung và cách thức cập nhật học sinh có hoàn cảnh ĐBKK vào các file, lưu và chuyển file. Sau một thời gian triển khai thí điểm, các địa phương đã trích xuất file danh sách thu thập thông tin học sinh có hoàn cảnh ĐBKK chuyển cho các trường phổ thông trên địa bàn. Tính đến ngày 15/4/2024, các địa phương chọn làm thí điểm đã hoàn thành cập nhật thông tin học sinh có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn gửi về Hội Khuyến học tỉnh.
Điển hình có TP. Đông Hà đã vào cuộc rất tích cực, các trường PTTH trên địa bàn phối hợp tốt, hiệu quả với Hội Khuyến học TP. Đông Hà trong việc hoàn thành file danh sách thu thập thông tin có hoàn cảnh ĐBKK với hơn 1.700 học sinh.
Những kết quả ban đầu từ việc thí điểm thực hiện Kế hoạch số 34 đã giúp Hội Khuyến học tỉnh mạnh dạn triển khai đại trà kế hoạch này tại các trường phổ thông trên địa bàn các huyện, thị xã còn lại trong thời gian từ cuối tháng 4 đến 28/5/2024. Qua đó, góp phần hoàn thành Kế hoạch số 34 đã đề ra nhằm hỗ trợ kịp thời, hiệu quả cho học sinh có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn toàn tỉnh.
Đánh giá về quá trình triển khai thực hiện thí điểm và chia sẻ những nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch số 34 trong thời gian tới, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Dương Thị Hải Yến cho biết: “Trong quá trình triển khai thực hiện thí điểm kế hoạch xây dựng CSDL và phần mềm quản lý học sinh có hoàn cảnh ĐBKK trên địa bàn tỉnh, các đơn vị tham gia đã thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.
Hội Khuyến học các địa phương gồm: TP. Đông Hà, huyện Gio Linh, huyện Triệu Phong đã xây dựng được CSDL có tính tổng quát, đầy đủ, chính xác về số lượng học sinh có hoàn cảnh ĐBKK. CSDL này là địa chỉ tin cậy cho các nhà tài trợ và góp phần giúp cho việc kêu gọi vận động tài trợ của các cấp hội minh bạch, hiệu quả hơn.
Đồng thời, CSDL này sẽ phục vụ điều tiết trong việc giới thiệu, phân bổ các nguồn tài trợ, hỗ trợ cho các địa phương, các trường đảm bảo công bằng. Trong thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh sẽ triển khai đại trà việc thực hiện Kế hoạch số 34 tại các huyện, thị xã còn lại.
Bên cạnh đó, Hội Khuyến học tỉnh sẽ phối hợp với VNPT Quảng Trị đẩy mạnh việc hướng dẫn quản lý, sử dụng phần mềm này; phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cập nhật kết quả học tập, rèn luyện của học sinh có hoàn cảnh ĐBKK lên hệ thống dữ liệu để thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động hỗ trợ nhằm giúp các em vươn lên trong học tập, rèn luyện”.
Vân Trang
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Hình thức đưa học sinh cuối cấp đi tham quan, trải nghiệm môi trường học tập tại các trường đại học là một trong những cách thức hướng nghiệp đang...
QTO - Với tinh thần sáng tạo, thời gian qua, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền Tổ quốc nói chung, Quảng Trị nói riêng đã tạo ra nhiều...
QTO - Trung tâm Y tế huyện Gio Linh là đơn vị y tế hạng 3 thuộc Sở Y tế Quảng Trị. Thời gian qua, trung tâm không chỉ tích cực nâng cao chất lượng khám,...
QTO - Ngày 1/8/2023, Bộ Nội vụ ký quyết định thành lập Hội Cựu Công an nhân dân (CAND) Việt Nam. Đây là một trong những dấu mốc quan trọng, khẳng định vị...
QTO - Dù phía trước còn nhiều tháng trời để tập đi, nhưng đến lúc này hành trình tìm lại đôi chân của Lâm và Dũng (2 cậu bé vùng cao ở Quảng Trị và Quảng...
QTO - Thông qua sử sách và những câu chuyện mà ông bà, ba mẹ kể lại, từ lâu, các em Lê Thanh Huy, Lê Viết Khang và Lê Ngọc Minh đã có ấn tượng sâu đậm với...
QTO - Nhiều năm nay, căn phòng tập thể ở Trung tâm Chính trị huyện Đakrông là nơi đi, về của mẹ con chị Nguyễn Thị Hiền, sinh năm 1979. Trong căn phòng nhỏ...
QTO - Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng đâu đó trên khắp mọi miền đất nước, những người vợ, người mẹ, người con vẫn đau đáu nỗi mong mỏi tìm được...
QTO - Hằng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, người dân Xóm Cháy, làng Cu Hoan, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, lại thức dậy từ sáng sớm nấu các món ngon nhất đưa ra...
QTO - Chưa bao giờ, cụm từ “chữa lành” (healing) lại trở nên phổ biến đến thế. Từ ti vi, mạng xã hội cho đến trong đời sống, đâu đâu người ta cũng nói về...