Cập nhật:  GMT+7

Mở ra cơ hội việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số

Nhằm giúp người khuyết tật thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm, phát triển kinh tế phù hợp với bản thân, thời gian qua, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam, Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em (NKT, NNDC, BTNKT&BVQTE) tỉnh đã cùng cấp ủy, chính quyền các cấp, sở, ngành, địa phương, nhiều tổ chức trong và ngoài nước mở ra cơ hội việc làm cho NKT trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số. Từ đó, góp phần giúp NKT từng bước vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.

Mở ra cơ hội việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số

Quản lý dự án Hồ Thị Minh Nguyệt chia sẻ kỹ năng tìm kiếm việc làm với người khuyết tật - Ảnh: N.B

Tính đến tháng 12/2023, tỉnh Quảng Trị có trên 31.000 NKT, bao gồm cả NKT là thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Số lượng NKT trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng lên do gia tăng các bệnh mãn tính và già hóa dân số. Nhiều năm qua, NKT trên địa bàn tỉnh vẫn gặp không ít khó khăn trong lao động, sản xuất bởi đa phần trong số họ không thể lao động chân tay như người bình thường. Bên cạnh đó, sự mặc cảm, tự ti với bản thân, cộng đồng và cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp còn hạn chế khiến chất lượng cuộc sống của NKT chưa cao.

Nhằm giải quyết thực trạng việc làm cho NKT, nhiều năm qua, Hội NKT, NNDC, BTNKT&BVQTE tỉnh đã cùng với các cấp, ngành nỗ lực triển khai nhiều chương trình, hoạt động giúp NKT vươn lên trong cuộc sống như: hỗ trợ sinh kế, tặng bò giống, hỗ trợ vay vốn ưu đãi lãi suất 0% để phát triển sản xuất, kinh doanh...

Đặc biệt trong năm 2024, Hội NKT, NNDC, BTNKT&BVQTE tỉnh đã tích cực phối hợp với tổ chức Federation Handicap International triển khai Dự án “Tăng cường tiếp cận thông tin và cơ hội việc làm cho NKT thông qua các ứng dụng công nghệ và kỹ thuật số phù hợp”. Đây là lần đầu tiên, Hội NKT, NNDC, BTNKT&BVQTE tỉnh phối hợp triển khai thực hiện một dự án liên quan đến vấn đề giải quyết việc làm cho NKT trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số.

Dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong 3 năm (từ tháng 8/2024 - 7/2027). Mục tiêu tổng thể của dự án là tăng cường sự tham gia của thanh niên khuyết tật vào các hoạt động cải thiện sức khỏe, KT-XH thông qua các giải pháp kỹ thuật số phù hợp. Mục tiêu cụ thể của dự án là thanh niên khuyết tật được tiếp cận cơ hội việc làm, chăm sóc sức khoẻ thông qua các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật số được thiết kế phù hợp và ứng dụng phục hồi chức năng từ xa.

Tăng cường sự tham gia của các sở, ngành, địa phương liên quan, tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực NKT. Ngân sách dự án phân bổ cho tỉnh Quảng Trị là 175.258 EUR (tương đương 4,6 tỉ đồng). Chủ dự án là Hội NKT, NNDC, BTNKT&BVQTE tỉnh. Đối tượng thụ hưởng là thanh niên khuyết tật; thành viên gia đình NKT, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số, các tổ chức làm việc với NKT, sinh viên công nghệ thông tin (CNTT), các ban, ngành, địa phương.

Dự án bao gồm một số hoạt động trọng tâm như: hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ rà soát các khóa đào tạo về kỹ năng, kiến thức tài chính hiện có, cung cấp công cụ để điều chỉnh cho các khóa học trở nên hòa nhập với NKT và có thể tiếp cận lâu dài. Nâng cao năng lực cho NKT và các thành viên gia đình để thực hiện các kế hoạch hành động cá nhân hướng tới hòa nhập KT-XH, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số đã chọn.

Cải thiện khả năng độc lập của NKT trong việc tham gia các hoạt động phát triển kinh tế thông qua sử dụng các giải pháp truyền thông thay thế như: giao tiếp tăng cường và thay thế (AAC) và phục hồi chức năng từ xa. Tổ chức các diễn đàn khu vực và quốc gia để trao đổi về các giải pháp kỹ thuật số hòa nhập NKT.

Chia sẻ về kết quả mong đợi khi triển khai dự án này tại Quảng Trị, Quản lý dự án Hồ Thị Minh Nguyệt cho biết: “Kết quả mong đợi mà chúng tôi hướng tới trong dự án này đó là: điều chỉnh các ứng dụng, nền tảng kỹ thuật số về giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, tài chính, dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp với các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng tiếp cận phổ quát, phù hợp với ngôn ngữ, bối cảnh địa phương.

Thanh niên khuyết tật biết cách sử dụng các ứng dụng và nền tảng kỹ thuật số trong giới thiệu việc làm, tư vấn việc làm, hiểu biết về tài chính, dịch vụ phục hồi chức năng, trên cơ sở đó giúp họ nâng cao khả năng tiếp cận việc làm.

Nâng cao sự am hiểu của các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức phi chính phủ làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật, các nhà cung cấp CNTT, truyền thông và các chuyên gia CNTT, NKT, người dân ở các vùng triển khai dự án trong việc thúc đẩy CNTT, truyền thông phù hợp dành cho NKT. Từ đó, họ sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống, tích cực hòa nhập với cộng đồng”.

Dự án đã đem đến hứng khởi cho nhiều NKT trên địa bàn tỉnh. “Tôi bị mất 1/2 cánh tay phải do tai nạn cách đây 13 năm. Là NKT nhưng nhiều năm nay, tôi vẫn nỗ lực cùng vợ phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi bò sinh sản, trồng sắn, nuôi gà, buôn bán phế liệu.

Tôi thấy dự án này hữu ích với NKT và sẽ nghiên cứu để áp dụng CNTT, kỹ thuật số trong quảng bá giới thiệu, kinh doanh nông sản sạch, gà giống để phát triển kinh tế gia đình”, anh Nguyễn Khánh Linh, ở thôn Cam Vũ, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ cho hay.

Để tiếp tục bảo vệ, chăm lo cho NKT, Chủ tịch Hội NKT, NNDC, BTNKT&BVQTE tỉnh Thái Vĩnh Liệu cho biết: “Trong thời gian tới, Hội NKT, NNDC, BTNKT&BVQTE tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, đặc biệt là ứng dụng nền tảng công nghệ, kỹ thuật số để giúp NKT tích cực tham gia phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống và chủ động hòa nhập cộng đồng”.

Vân Trang

Tin liên quan:
  • Mở ra cơ hội việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số
    Tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

    Xác định quảng bá sản phẩm trên nền tảng số là cách nhanh nhất đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng ở trong nước và nước ngoài, thời gian qua, cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh đã tích cực đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và mở rộng thị trường tiêu thụ.

  • Mở ra cơ hội việc làm cho người khuyết tật trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật số
    Chuyển đổi số mở ra nhiều cơ hội phát triển

    Những năm qua, bức tranh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã có những gam màu tươi sáng, mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững trong cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.


Vân Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tiện ích của học bạ số

Tiện ích của học bạ số
2024-11-20 06:10:00

QTO - Sau hơn một năm triển khai thí điểm, học bạ số được phần đông cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trường có cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh...

Báo Đắk Nông nâng cấp giao diện điện tử

Báo Đắk Nông nâng cấp giao diện điện tử
2024-10-10 18:11:00

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, ngày 10/10/2024, Báo Đắk Nông đã đưa vào vận hành giao diện báo điện tử mới. Đây là phiên bản nâng cấp từ giao diện ra mắt ngày 23/3/2023.

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long