Cập nhật:  GMT+7

Gương sáng thầy giáo vùng cao

Đến với xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh hôm nay, ai cũng biết tới thầy giáo Hồ Văn Hoàn (sinh năm 1975), giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học xã Vĩnh Ô, bởi trong thời qua thầy luôn đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với học sinh dân tộc Bru-Vân Kiều, miệt mài hướng dẫn các em từng con chữ, từ đó giúp nhiều em tiến bộ. Làm tốt công tác chuyên môn, được học sinh yêu mến, đồng nghiệp quý trọng, góp phần cùng nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 1. Ngoài việc giảng dạy tại trường thầy có nhiều cống hiến góp phần phát triển KT-XH; giữ gìn bản sắc văn hóa người dân tộc thiểu số.

Người tiên phong gỡ khó trong giải phóng mặt bằng làm đường

Ngày 10/3/2021, HĐND tỉnh Quảng Trị ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐND “về phê duyệt chủ trương đầu tư đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, tỉnh Quảng Trị”, đoạn đi qua xã Vĩnh Ô dài 11 km từ Bản 2 tới Bản 9. Vĩnh Ô là xã đặc biệt khó khăn, địa phương có 98% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, sự hiểu biết, phong tục, tập quán của đồng bào đã ăn sâu từ bao đời nay, đặc biệt tuyến đường đi qua nhiều chỗ “rú ma”, rẫy cũ của bà con... Do đó, chính quyền các cấp và Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Trị rất lo lắng trong việc giải phóng mặt bằng,100% hộ dân có đồng thuận để kiểm đếm nhận bồi thường , bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công hay không là vấn đề rất được quan tâm.

Gương sáng thầy giáo vùng cao

Thầy giáo Hồ Văn Hoàn (người đánh chiêng) hướng dẫn cách đánh theo điệu lễ mừng lúa mới- Ảnh N.Đ.T

Trước khi giải phóng mặt bằng, UBND xã Vĩnh Ô tổ chức 2 lần họp dân xin ý kiến. Sau 2 lần họp dân cơ bản người dân đồng tình thống nhất, nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều, đưa ra nhiều lý do khác nhau, liên quan đến mức kinh phí bồi thường, thời gian thực hiện... Như vậy, nếu người dân chưa đồng thuận dẫn đến triển khai không đảm bảo tiến độ thì phải trả lại kinh phí cho Nhà nước. Mặt khác, mùa mưa lũ rất khó khăn cho đơn vị thi công.

Trước tình hình đó, tại Bản 3, trên cơ sở bảng giá theo quy định, thầy giáo Hồ Văn Hoàn xung phong xin được kiểm đếm số lượng cây trên đất và nhận bồi thường. Đồng thời thầy giải thích cụ thể về Quy định số 3121/QÐ-UBND ngày 7/12/2022 của UBND tỉnh “về phê duyệt giá đất cụ thể tính tiền bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện công trình” cho người dân hiểu. Sau khi nghe thầy giải thích các hộ dân hiểu ra vấn đề, từ đó về vận động các thành viên trong gia đình nghiêm túc thực hiện chủ trương bồi thường để giải phóng mặt bằng.

Nhờ sự gương mẫu của thầy và biết nắm bắt suy nghĩ của bà con Vân Kiều, chỉ sau một thời gian ngắn các hộ dân từ Bản 2 tới Bản 9 thực hiện nghiêm túc chủ trương bồi thường theo giá đất hiện hành, sớm đưa mặt bằng cho đơn vị thi công.

Nhờ đó, năm 2023, Sở Giao thông vận tải chi trả xong tiền bồi thường 4 đợt cho gần 120 hộ dân với tổng kinh phí hơn 11 tỉ đồng. Công tác đo đạc, kiểm đếm, tính giá theo từng loại đất và bồi thường đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước, người dân rất tin tưởng, phấn khởi, không có hộ dân thắc mắc, khiếu nại hay gây cản trở việc giải phóng mặt bằng.

Nhờ việc làm ý nghĩa của thầy Hoàn mà việc giải phóng mặt bằng tại xã Vĩnh Ô rất thuận lợi, đảm bảo trước tiến độ hơn 6 tháng, được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tặng bằng khen. Đến nay, đường từ Bản 2 lên Bản 8 cơ bản đã được rải nhựa, đó là điều mơ ước bấy lâu nay của bà con nơi đây.

Trưởng phòng Quản lý chất lượng giao thông, Sở giao thông vận tải Trần Hữu Sửu nhận xét: “Thầy Hồ Văn Hoàn rất mạnh dạn và quyết đoán, nghiên cứu kỹ các văn bản của nhà nước để tuyên truyền, vận động bà con nhận bồi thường , giải phóng mặt bằng, góp phần quan trọng hoàn thành tuyến đường”.

Người lưu giữ văn hóa cồng chiêng

Văn hoá cồng chiêng ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người đồng bào Vân Kiều miền Tây Vĩnh Linh. Tuy nhiên, ngày nay văn hóa cồng chiêng ngày càng mai một, những người biết múa cồng chiêng ngày càng già theo thời gian.

Trước thực trạng trên, thầy Hoàn đã dành thời gian giảng dạy, hướng dẫn nhiều lớp cồng chiêng cho thế hệ trẻ xã Vĩnh Ô. Đặc biệt, thầy đã hướng dẫn cụ thể cách đánh cồng chiêng và múa các điệu múa đúng theo phong tục của người Bru-Vân Kiều trong các lễ hội mừng lúa mới, cầu mùa, đám chay... Mỗi lễ hội có điệu múa khác nhau, nhịp chiêng và hồi trống khác nhau, khi hồi trống lên cao vui nhộn, có lúc tiếng chiêng ngân vang chuyển sang nhẹ dần sâu lắng đi vào lòng người.

Với sự đam mê nghệ thuật thầy đã mạnh dạn đề xuất UBND xã Vĩnh Ô thành lập Câu lạc bộ “Cồng chiêng xã Vĩnh Ô” và ban hành Quyết định thành lập Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cồng chiêng xã Vĩnh Ô do Phó Chủ tịch UBND xã làm chủ nhiệm.

Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của thầy đến nay các bản trên địa bàn xã đều có câu lạc bộ cồng chiêng hoạt động rất hiệu quả. Vào những đêm trăng thanh có lễ hội, tiếng cồng chiêng vang vọng vào tâm khảm mỗi người dân... tạo nên nét văn hóa độc đáo nơi thượng nguồn sông Bến Hải.

Thấy bà con Vân Kiều các xã miền núi trên địa bàn huyện khó khăn trong việc lưu giữ văn hóa cồng chiêng, năm 2023 thầy Hoàn được UBND các xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê mời về tập huấn, giảng dạy cồng chiêng. Thầy nhiệt tình giảng dạy 4 lớp với gần 120 học viên. “Cồng chiêng là nét văn hóa phi vật thể độc đáo của người Bru-Vân Kiều, do đó mỗi chúng ta có trách nhiệm trân trọng và lưu giữ cho muôn đời sau”, thầy Hoàn chia sẻ.

Hôm nay, thế hệ trẻ của xã Vĩnh Ô nói riêng và các xã miền núi trên địa bàn huyện vĩnh Linh nói chung, được nuôi dưỡng từ mạch nguồn quê hương, được thừa hưởng sự tận tâm của thầy Hoàn văn hóa cồng chiêng sẽ được lưu giữ và phát triển cùng thời gian. Để ghi nhận những công lao của thầy Hoan, những ngày qua chính địa phương đang phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện làm hồ sơ gửi các cấp công nhận nghệ nhân đối với thầy giáo Hồ Văn Hoàn.

Người đầu tiên hiến đất làm cổng chào

Để xây dựng nông thôn mới và đưa các tiêu chí xây dựng nông thôn mới mang tính bền vững, thiết thực; thôn Lền (Bản 3) sau nhiều cuộc họp thôn đã quyết định xây dựng cổng chào thôn. Nhà thầy Hoàn có vị trí rất đẹp, được xem là cửa ngõ đi vào Bản 3. Thời gian qua thôn đã huy động được kinh phí, dự kiến xây dựng cổng chào nhưng chưa có đất để xây dựng.

Là người con mang họ Hồ của Bác, được sinh ra và lớn lên từ thôn bản, sau khi biết được câu chuyện, thầy Hồ Văn Hoàn bàn với vợ quyết định hiến một phần đất mặt tiền của gia đình để thôn làm cổng chào. Dự kiến vào đầu tháng 11/2024 sẽ xây dựng, cổng chào Bản 3 được thiết kế cao 6 m, rộng 5,5 m, kết cấu hai tầng, nằm ở đầu Bản 3, phấn đấu tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đưa vào sử dụng.

Với việc làm ý nghĩa của gia đình thầy Hoàn, người dân và chính quyền địa phương rất phấn khởi; tạo sức lan tỏa trong các khu dân cư, thời gian tới các bản tiếp tục xây dựng cổng chào. Thầy Hoàn tâm sự: "Cổng chào mang ý nghĩa thể hiện rõ hồn cốt của thôn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc riêng của địa phương, do đó gia đình tôi mạnh dạn hiến đất, tạo điều kiện thôn sớm hoàn thành cổng chào”.

Nguyễn Đức Thông

Tin liên quan:
  • Gương sáng thầy giáo vùng cao
    Thầy hiệu trưởng tâm huyết với giáo dục vùng cao

    Xuất phát từ tình yêu thương đối với học trò vùng cao, suốt hơn 30 năm qua, thầy giáo Đoàn Văn Anh, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Húc (huyện Hướng Hóa) đã dần quen với những con đường dốc, những phòng học đơn sơ, những điểm trường sạt lở. Với sự tâm huyết, nhiệt tình, thầy đang từng ngày nỗ lực cống hiến, đóng góp sức lực, trí tuệ cùng đồng nghiệp tạo nên những chuyển biến tích cực cho giáo dục tiểu học ở huyện miền núi Hướng Hóa.

  • Gương sáng thầy giáo vùng cao
    Thầy giáo có nhiều sáng chế hữu ích bổ trợ dạy học

    Với niềm đam mê sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Đức Sáu, 36 tuổi, Trường THCS - THPT Cửa Việt, huyện Gio Linh đã làm ra nhiều sản phẩm hữu ích, bổ trợ hiệu quả cho việc dạy học. Các sản phẩm của thầy không chỉ đạt giải tại các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật mà còn được một số trường học trong, ngoài tỉnh ứng dụng đưa vào giảng dạy.


Nguyễn Đức Thông

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nghĩa tình trong lũ dữ

Nghĩa tình trong lũ dữ
2024-10-31 05:50:00

QTO - Trước tình hình mưa lũ gây ngập lụt trên diện rộng, khiến nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Vĩnh Linh,...

Mở ra con chữ, khép lại đói nghèo

Mở ra con chữ, khép lại đói nghèo
2024-10-31 05:40:00

QTO - Từ bao đời nay, nhiều gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung lo đủ cái ăn, cái mặc chứ chưa thực sự chú...

Hồ Văn Mắt - “Điểm tựa” của bản làng

Hồ Văn Mắt - “Điểm tựa” của bản làng
2024-10-31 05:20:00

QTO - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ba Nang (huyện Đakrông) Hồ Văn My e dè khi chúng tôi đề nghị đi thôn Sa Trầm gặp Bí thư Chi bộ thôn Hồ Văn Mắt (tên...

Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhạy bén

Chi hội trưởng phụ nữ năng động, nhạy bén
2024-10-31 05:05:00

QTO - Ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, chị Hồ Thị Hạnh (sinh năm 1995) được biết đến là một trong những chi hội trưởng phụ nữ năng động, luôn...

Nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn

Nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn
2024-10-30 05:35:00

QTO - Hiện nay, sự tác động của biến đổi khí hậu với tần suất, cường độ ngày càng tăng không chỉ gây ra nhiều tổn thất lớn về người, tài sản của Nhà nước...

Hồ Văn Ngởi - Người đa tài của bản làng

Hồ Văn Ngởi - Người đa tài của bản làng
2024-10-30 05:30:00

QTO - Chúng tôi may mắn khi được sinh ra và lớn lên trong thời bình, giai đoạn đất nước đổi mới từng ngày và thế hệ trẻ đang có nhiều cơ hội phát triển....

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long