{title}
{publish}
{head}
Xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2018. Tuy nhiên, căn cứ theo Quyết định số 1738, ngày 4/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc ban hành Bộ tiêu chí xã NTM trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, xã Tân Thành bị giảm 6 tiêu chí NTM. Để tiếp tục nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM, NTM nâng cao , Đảng ủy xã Tân Thành đã ban hành Nghị quyết số 35 về lãnh đạo xã Tân Thành hoàn thành các tiêu chí NTM bị giảm giai đoạn 2021-2025, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt nông thôn.
Nhờ mượn đất trồng sắn, nhiều hộ dân bản Hà Lệt, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa đã thoát nghèo - Ảnh: N.T.H
Bí thư Đảng ủy xã Tân Thành Lê Bá Minh cho biết: Giai đoạn 2021-2025 bộ tiêu chí NTM tăng 10 tiêu chí so với bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2016-2020 và có nhiều tiêu chí có mức độ đạt cao, dẫn đến xã Tân Thành bị giảm 6 tiêu chí NTM, bao gồm: trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, nghèo đa chiều, lao động, môi trường và an toàn thực phẩm.
Sau khi xã đạt chuẩn NTM, do tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp kéo dài ảnh hưởng làm đứt gãy chuỗi cung ứng tiêu thụ hàng nông sản; mặt khác, nhiều hộ dân có quan hệ hợp tác làm ăn kinh tế với phía Lào khi áp dụng các biện pháp chống dịch trên tuyến biên giới phải trở về địa phương chưa chuyển đổi được nghề nghiệp, thu nhập của người dân giảm sâu, nên việc huy động các nguồn lực để duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM trên địa bàn xã không đảm bảo.
Từ khi xã được công nhận đạt chuẩn NTM, một số nguồn vốn đầu tư của các chương trình đã bị cắt, nên các tiêu chí vận dụng tại thời điểm thẩm định chưa đạt không thể thực hiện được, làm giảm tiêu chí. Vì vậy, để lãnh đạo hoàn thành các tiêu chí bị giảm, nâng cao chất lượng chương trình NTM cần có sự vào cuộc quyết liệt với quyết tâm cao hơn của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.
Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề lãnh đạo xây dựng NTM, giao trách nhiệm cụ thể cho chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức thực hiện có hiệu quả; đặc biệt là tập trung vào lãnh đạo thực hiện tiêu chí thu nhập, nghèo đa chiều ở bản Hà Lệt có 100% dân số đồng bào dân tộc Vân Kiều đời sống còn nhiều khó khăn.
Đến nay, cơ bản các tiêu chí NTM bị giảm về phía người dân đã hoàn thành; còn 2 tiêu chí về trường học và cơ sở vật chất văn hóa cần nguồn lực đầu tư của Nhà nước để đạt chuẩn bộ tiêu chí NTM xã giai đoạn 2021-2025.
Thôn Hà Lệt có 143 hộ, 737 nhân khẩu, 100% dân số là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Đây là địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của xã Tân Thành. Làm gì để Hà Lệt thoát nghèo, tăng thu nhập của người dân, qua đó góp phần nâng tầm diện mạo NTM là bài toán khó đặt ra đòi hỏi có sự sáng tạo, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
“Nhận thấy Nhân dân Hà Lệt thiếu đất sản xuất, chi bộ thôn đã đề xuất với Đảng ủy xã lãnh đạo tìm giải pháp vận động các hộ dân trong xã có đất chưa sử dụng hết cho Nhân dân Hà Lệt mượn phát triển các mô hình sinh kế trồng sắn, trồng chuối...
Từ chủ trương đó, Đảng ủy xã Tân Thành đã lãnh đạo chính quyền địa phương rà soát, thống kê diện tích đất chưa sử dụng hết trong toàn xã, đồng thời giao trách nhiệm cho các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động các hộ dân có đất chưa sử dụng cho Nhân dân thôn Hà Lệt mượn sản xuất. Kết quả, đã có 32 hộ nghèo thôn Hà Lệt được mượn đất của 20 hộ dân các thôn khác trong xã để sản xuất với tổng diện tích hơn 35 ha.
Nhờ đó, thu nhập của người dân được nâng lên. Trong 2 năm 2022 - 2023, thôn Hà Lệt có 15 hộ thoát nghèo; năm 2024 có thêm 8 hộ đăng ký thoát nghèo. Cùng với nghề làm chổi đót truyền thống của bà con thôn Hà Lệt, chủ trương mượn đất chưa sử dụng hết của các hộ dân trong xã cho Nhân dân Hà Lệt sản xuất đã làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân, qua đó góp phần giảm nghèo bền vững, tạo nguồn lực để xây dựng NTM trên địa bàn” , Bí thư Chi bộ thôn Hà Lệt Trần Thị Kim Quyên cho hay.
Hành trình xây dựng NTM xã Tân Thành sau COVID-19 có thuận lợi do giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương như sắn, chuối tăng trở lại, kinh tế phục hồi, thu nhập của người dân nâng cao. Sau dịch bệnh, việc chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sinh kế của Nhân dân trên địa bàn dần ổn định, mang tính bền vững hơn. 6 tháng đầu năm 2024, xã Tân Thành đã phối hợp tổ chức mở 8 lớp đào tạo nghề cho 177 học viên tham gia, qua đó ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nhờ thu nhập tăng cao, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân cải thiện, chương trình xây dựng NTM được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được củng cố, tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững.
“Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới xã Tân Thành tiếp tục lãnh đạo hoàn thành các tiêu chí NTM bị giảm, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025. Từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng theo hướng đô thị hóa, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Xây dựng môi trường nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, hướng tới sự hài lòng của người dân về miền quê đáng sống” , Chủ tịch UBND xã Tân Thành Lê Bá Cường cho biết thêm.
Thanh Hải
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
QTO - Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn...
QTO - Quảng Trị là tỉnh thường xuyên gánh chịu sự tàn phá của thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Các loại hình thiên tai xảy ra nhiều nhất là bão lũ,...
QTO - Tăng tỉ lệ che phủ rừng, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân-đó là những lợi ích kép khi triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch...
QTO - Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà vay vốn Cơ quan Phát triển Pháp...
QTO - Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương...
QTO - Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước...
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đang bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2024. Hiện tại giá cà phê quả tươi đang ở mức...
QTO - Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng mưa lớn do bão số 6, hàng loạt cây hồ tiêu của người dân tại xã Gio An, huyện Gio Linh đã bị ngập úng, hư hại. Đặc...
QTO - Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế,...