Cập nhật:  GMT+7

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Tăng tỉ lệ che phủ rừng, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân-đó là những lợi ích kép khi triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tuần tra bảo vệ rừng - Ảnh: H.T

Theo quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2022 ngày 27/2/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị, diện tích đất rừng của tỉnh là 285.878 ha, diện tích đất có rừng là 248.121,6 ha, trong đó diện tích được chi trả tiền DVMTR theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ là 50.092,32 ha.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch sử dụng DVMTR thực hiện chi trả ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó có 6 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch ký hợp đồng ủy thác thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị. Còn lại 4 nhà máy thủy điện ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.

Để chính sách chi trả DVMTR phát huy tối đa hiệu quả đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tỉnh Quảng Trị, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân các xã, những đối tượng trực tiếp tham gia, thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR để đảm bảo môi trường rừng được bảo vệ và phát triển bền vững.

Mặt khác, nhằm đảm bảo việc chi trả tiền DVMTR đúng tiến độ và điều tiết hợp lý nguồn tiền DVMTR, hạn chế sự chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực, Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá chi trả DVMTR cho lưu vực Thủy điện Rào Quán, Hạ Rào Quán và Thủy điện Khe Nghi với đơn giá chi trả 800 ngàn đồng/ha/năm và đơn giá 300 ngàn đồng/ha/năm cho lưu vực các nhà máy Thủy điện trên sông Đakrông, La La và Khe Giông và lập dự toán thu chi nguồn kinh phí chi trả DVMTR, tiền trồng rừng thay thế, dự toán chi phí quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tại Quyết định số 1032/ QĐ-UBND ngày 19/5/2023.

Trên cơ sở đó, đơn vị đã tiến hành chi trả kịp thời cho các chủ rừng để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trên lưu vực các nhà máy thủy điện. Cụ thể, năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị đã chi trả cho các đơn vị chủ rừng nằm trong lưu vực chi trả gần 20 tỉ đồng, chi hỗ trợ tiền trồng cây phân tán cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh trên 661 triệu đồng.

Nguồn thu từ chi trả DVMTR đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và giảm nghèo đối với người dân tại 16 xã vùng sâu vùng xa nằm trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 2.137 hộ gia đình, cá nhân; 35 cộng đồng dân cư thôn; 9 nhóm hộ gia đình và 89 tổ nhóm nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng là tổ chức, UBND xã, tổ chức được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.

Cũng trong thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018 bằng nhiều hình thức khác nhau.

Riêng trong năm 2023 trích từ nguồn kinh phí DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã lắp đặt 10 bảng thông tin tuyên truyền tại các điểm xung yếu, nhà cộng đồng thôn. Tổ chức tuyên truyền chính sách về DVMTR tại Trường TH&THCS Húc Nghì thông qua đó cấp phát 1.400 quyển vở học sinh và 135 ba lô cho học sinh toàn trường. Ngoài ra công tác tuyên truyền còn được thực hiện thông qua tạp chí, phóng sự truyền hình thực tế tại địa phương.

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân thôn Trăng -Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa tham gia tuần tra, bảo vệ rừng - Ảnh: H.T

Theo Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị Trần Xuân Dưỡng, nguồn thu từ chi trả DVMTR đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo, góp phần tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân tại hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.

Thông qua chính sách chi trả DVMTR, các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng và tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng và khai thác rừng trái phép dần dần được hạn chế.

Đặc biệt, việc triển khai chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng rất nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, ít gặp rủi ro, công khai, minh bạch và được người dân hưởng ứng cao.

Đối với các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao, kinh phí chi trả DVMTR là nguồn thu hợp lý để cho các chủ rừng hạch toán tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và chủ động trả tiền lương hợp đồng lao động cho các nhân viên làm công tác bảo vệ rừng.

Thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng, UBND xã và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, bao gồm việc sử dụng kinh phí quản lý và thanh toán tiền cho các đối tượng nhận khoán theo quy định.

Đồng thời tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại làm việc với chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức và tổ nhận khoán bảo vệ rừng tuyên truyền, hướng dẫn tiếp cận giao dịch qua hệ thống ngân hàng; tìm ra giải pháp thích hợp để hỗ trợ người nhận tiền bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR theo hình thức phi tiền mặt một cách thuận lợi và đơn giản nhất mà không mất nhiều thời gian, đảm bảo tính công khai, minh bạch, giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về chính sách chi trả DVMTR thông qua nhiều hình thức; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, tạo động lực và cải thiện sinh kế của người dân vùng cao để động viên Nhân dân gắn bó với rừng.

Có thể khẳng định, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.

Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả chính sách này đã làm thay đổi nhận thức của Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng. Từ đó cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm cho người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh; góp phần thực hiện thành công chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Hà Trang

Tin liên quan:
  • Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng
    “Lợi ích kép” từ thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh. Nhờ có tiền DVMTR, người nhận khoán bảo vệ, phát triển rừng có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống, đơn vị chủ rừng và quản lý rừng có nguồn tái đầu tư cho phát triển rừng, phát triển hạ tầng.

  • Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng
    Hiệu quả từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

    Trong những năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã đóng góp một phần không nhỏ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mở mang dân trí và cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn người dân ở các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh.


Hà Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn
2024-12-19 15:24:00

QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...

Vươn lên vì mục tiêu giảm nghèo bền vững

Vươn lên vì mục tiêu giảm nghèo bền vững
2024-10-30 05:50:00

QTO - Nhắc tới huyện miền núi Đakrông, trước đây, mọi người thường nghĩ đến một vùng đất nghèo khó, lạc hậu. Để thay đổi góc nhìn ấy, thời gian qua, cán...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long