
{title}
{publish}
{head}
Ngày 1/7/2025 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị chính thức “về chung một nhà”. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành chính, sự kiện này còn mở ra không gian phát triển rộng lớn, tạo dư địa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững. Với lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), sân bay và cảng biển, tỉnh Quảng Trị mới được kỳ vọng sẽ trở thành cực tăng trưởng năng động của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
Cảng Hòn La Quảng Bình (cũ) có vị trí quan trọng trong việc trung chuyển hàng hóa - Ảnh: Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Bình (cũ) cung cấp
Kế thừa nền tảng vững chắc
Tỉnh Quảng Trị mới sở hữu dải bờ biển dài hơn 240 km, kết nối các trục giao thông chiến lược như Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc - Nam và tương lai là đường sắt cao tốc. Đặc biệt, việc có hai cảng biển lớn Hòn La và Mỹ Thủy cùng hai sân bay Đồng Hới và Quảng Trị (đang xây dựng) là những tiền đề quan trọng tạo đà đưa tỉnh trở thành một trung tâm logistics và giao thương đa phương thức của khu vực.
Thời gian qua, hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (cũ) đều chú trọng phát triển các KKT, KCN trọng điểm. Tại Quảng Bình (cũ), 8/10 KCN có quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 1.510 ha. Trong đó 3 KCN: Tây Bắc Đồng Hới, Bắc Đồng Hới và Cảng biển Hòn La đã được đầu tư hạ tầng đồng bộ và thu hút trên 80% vốn đầu tư.
Theo số liệu từ Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Bình (cũ), 6 tháng đầu năm 2025, các KKT và KCN trên địa bàn tỉnh thu hút 8 dự án đầu tư mới với tổng vốn 1.032 tỉ đồng, nâng tổng số dự án được cấp chủ trương đầu tư lên 197 với tổng mức đầu tư 121.097 tỉ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn, mang tính động lực đang được đẩy nhanh tiến độ như Trung tâm Điện lực Quảng Trạch với Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I dự kiến vận hành trong năm 2025, Nhà máy Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II và III cũng đang được chuẩn bị đầu tư.
Bên cạnh năng lượng, hạ tầng giao thông cũng được chú trọng đầu tư với Cảng tổng hợp quốc tế Hòn La đang triển khai giai đoạn I, dự kiến hoạt động năm 2026. Các dự án KCN như Cam Liên và Hòn La II cũng đang được đẩy nhanh tiến độ để sẵn sàng thu hút các nhà đầu tư.
Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy được đẩy nhanh tiến độ thực hiện - Ảnh: THANH TRÚC
Tỉnh Quảng Trị (cũ) với vị trí chiến lược trên Hành lang kinh tế Đông - Tây đã đẩy nhanh tiến độ triển khai KKT Đông Nam Quảng Trị, định hướng phát triển công nghiệp năng lượng, cảng biển và logistics, cùng các KCN khác như Nam Đông Hà, Quán Ngang, Tây Bắc Hồ Xá...
Đáng chú ý là dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy với tổng vốn đầu tư hơn 14.200 tỉ đồng, quy mô 10 bến, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 100.000 tấn. Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành 4 bến vào năm 2025. Cảng Mỹ Thủy không chỉ phục vụ vận tải hàng hóa của tỉnh mà còn đóng vai trò chiến lược kết nối liên vùng và quốc tế, là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa từ Bắc Trung Bộ Việt Nam đến Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế La Lay.
Đối với Dự án thành phần 2 xây dựng Cảng hàng không Quảng Trị, sau gần một năm khởi công đã hoàn thành hạng mục sân đỗ máy bay. Sân bay được định hướng phát triển thành một tổ hợp hàng không tầm cỡ khu vực và quốc tế, bao gồm cả trung tâm trung chuyển hàng hóa, tổ hợp công nghiệp hàng không và đô thị sân bay, phấn đấu đưa vào khai thác từ tháng 7/2026.
Các dự án trọng điểm khác như KCN Quảng Trị và Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. KCN Quảng Trị với tổng diện tích hơn 481,2 ha và vốn đầu tư trên 2.074 tỉ đồng, dù tỉ lệ lấp đầy hiện tại là 5% nhưng với vị trí chiến lược, chi phí nhân công cạnh tranh và hạ tầng đồng bộ hứa hẹn thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư. Đặc biệt, các dự án tại KCN Quảng Trị còn được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong 10 năm, miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo, tạo sức hấp dẫn lớn cho doanh nghiệp.
Biến lợi thế thành động lực đột phá
Với đường bờ biển dài hơn 240 km, hai cảng biển Hòn La, Mỹ Thủy cùng hệ thống sân bay Đồng Hới và Quảng Trị đang hoàn thiện, tỉnh Quảng Trị mới sở hữu lợi thế vượt trội để trở thành trung tâm logistics và giao thương quốc tế. Cảng biển Mỹ Thủy sẽ là cửa ngõ chiến lược trung chuyển hàng hóa từ Bắc Trung Bộ Việt Nam sang Lào và Đông Bắc Thái Lan. Cảng tổng hợp quốc tế Hòn La và Cảng hàng không Quảng Trị sẽ tạo nên mạng lưới giao thông đa phương thức đồng bộ, biến tỉnh mới thành đầu mối trung chuyển hàng hóa và hành khách sầm uất.
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đã hoàn thành hạng mục sân đỗ máy bay -Ảnh: THANH TRÚC
Bên cạnh các dự án năng lượng truyền thống, tỉnh cũng ưu tiên chuyển dịch sang năng lượng sạch và công nghệ cao. Các dự án Nhiệt điện LNG Quảng Trạch II, III và Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng khẳng định tầm nhìn dài hạn về nền công nghiệp năng lượng xanh, bền vững. Các KCN như KCN Quảng Trị (QTIP) với ưu đãi thuế hấp dẫn đang thu hút mạnh mẽ các dự án sản xuất công nghiệp hiện đại, có giá trị gia tăng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững.
Sự hợp nhất giữa hai tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị mới sẽ mang đến cơ hội để xây dựng chuỗi sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn, kết nối các điểm đến nổi tiếng của cả hai địa phương cũ.
Nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư
Để hiện thực hóa những tiềm năng trên, tỉnh Quảng Trị mới cần tiếp tục đầu tư vào hệ thống giao thông, đảm bảo kết nối thông suốt từ nội tỉnh ra khu vực và quốc tế. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án như các KCN: Cam Liên, Hòn La II và KCN đa ngành Triệu Phú... để sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới.
Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính và môi trường đầu tư thông qua ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong thủ tục hành chính, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch và thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt là thu hút vốn FDI.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với việc xây dựng các chương trình đào tạo nghề gắn với nhu cầu thực tế của các ngành kinh tế mũi nhọn như logistics, năng lượng, công nghệ cao và du lịch nhằm cung cấp đội ngũ lao động có chuyên môn, kỹ năng, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong kỷ nguyên mới.
Với tầm nhìn chiến lược, sự kế thừa nền tảng vững chắc và định hướng phát triển đột phá, tỉnh Quảng Trị mới đang sẵn sàng mở rộng không gian phát triển, tạo nên những giá trị mới, góp phần quan trọng vào sự thịnh vượng chung của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
Thanh Trúc
QTO - Với những ưu điểm vượt trội như thời gian nuôi ngắn hơn, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với...
QTO - Không phải công nghệ cao hay sản phẩm lạ lẫm, Lê Thanh Triển chọn bắt đầu hành trình khởi nghiệp từ... đôi đũa gỗ. Giản dị, bền bỉ và đậm đà hồn quê,...
QTO - Thời gian qua, các cấp hội Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung...
QTO - Đối với người trồng rừng, việc xử lý thực bì sau khai thác rừng bằng cách sử dụng lửa để đốt là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ngoài một vài cái lợi...
QTO - Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện...
QTO - Năng động với cơ chế mới và chú trọng đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hiện đại giúp Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thống...
QTO - Cùng với cả nước, ngày 1/7/2025, xã Phú Trạch chính thức đi vào hoạt động. Với tên gọi mới, vùng đất giàu tiềm năng dưới chân dãy Hoành Sơn đang đứng...
QTO - Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên như gió, nắng.., tỉnh Quảng Trị đã và đang trở thành một trong những địa phương tiên phong trong phát triển...
QTO - Việc sáp nhập hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị được đánh giá có tính chiến lược và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Việc sáp nhập này không chỉ mang lại lợi...
QTO - Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (Đề án 01) là đề án về kinh tế tập thể (KTTT)...