Cập nhật:  GMT+7

Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh thường xuyên gánh chịu sự tàn phá của thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Các loại hình thiên tai xảy ra nhiều nhất là bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Vì vậy, tỉnh Quảng Trị đã tích cực và chủ động xây dựng các phương án và giải pháp để ứng phó có hiệu quả trước những tác động bất lợi của thiên tai. Phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TRẦN VĂN QUẢNG về những nội dung liên quan.

- Thưa đồng chí! Đề nghị đồng chí cho biết thực trạng về môi trường hiện nay ở tỉnh Quảng Trị?

- Hiện nay chất lượng môi trường của Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, các vấn đề môi trường dần được quan tâm giải quyết. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tỉnh năm 2023 tương đối ổn định so với những năm trước. Các thông số môi trường quan trắc được hầu hết đều nằm trong giới hạn quy định của các quy chuẩn kỹ thuật môi trường liên quan. Ô nhiễm môi trường chỉ diễn ra cục bộ tại một số khu vực trong một vài thời điểm như: nước sông, hồ vào thời điểm có mưa lớn hoặc hạn hán; không khí tại một số điểm nút giao thông chính vào mùa khô; nước ngầm bị nhiễm mặn tại một số điểm nuôi tôm ven biển.

Về tình hình môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, mặc dù công tác đầu tư cơ sở hạ tầng về môi trường còn hạn chế, tuy nhiên tỉnh đã yêu cầu các cơ sở sản xuất phải thu gom, xử lý chất thải phát sinh đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra môi trường nên nhìn chung chưa phát sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Công tác thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, chất thải nguy hại ngày càng được quan tâm và cải thiện.

Công tác quản lý, giám sát, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm được triển khai thường xuyên, chặt chẽ. Phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường trong và ngoài khu, cụm công nghiệp đều được kịp thời kiểm tra xác minh, xử lý, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường kéo dài ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Việc xây dựng các hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu vực đô thị, khu dân cư tập trung còn hạn chế do thiếu kinh phí đầu tư, đây cũng là một nguồn ô nhiễm đáng lưu tâm.

- Đồng chí có thể cho biết những tác động bất lợi của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với tỉnh Quảng Trị hiện nay?

- Quảng Trị nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa hai miền Bắc-Nam, có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc, có bờ biển dài 75 km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Với đặc điểm như vậy, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn so với các địa phương khác của cả nước. Các loại hình thiên tai xảy ra nhiều nhất là bão (trung bình khoảng 2 cơn bão/ năm), lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.

Số liệu quan trắc những năm gần đây cho thấy, các hiện tượng khí hậu cực đoan diễn ra phức tạp, khó lường, không theo quy luật như trước đây, với cường độ mạnh hơn và tần suất cao hơn. Điều đó dẫn đến thiên tai ngày càng mạnh hơn về cường độ và tần suất xuất hiện gây thiệt hại rất lớn đến tài sản của Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu

Ra quân thu nhặt rác thải ở bãi biển Cửa Tùng -Ảnh: H.N.K

Các tác động biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống Nhân dân. Điển hình như tình trạng nhiệt độ tăng cao, hạn hán khiến một số nguồn nước sông, hồ, nước ngầm cung cấp nước cho mục đích sinh hoạt khan hiếm, trữ lượng suy giảm dẫn đến vào một số tháng trong năm, tình trạng thiếu nước diễn ra ở nhiều nơi như thành phố Đông Hà, thị trấn Hồ Xá, Bến Quan.

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều trận mưa lớn bất thường dẫn đến tình trạng ngập lụt tại các khu vực trũng, thấp trên địa bàn huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong, thị xã Quảng Trị và gây sụt lún, sạt lở đất nghiêm trọng tại các khu vực miền núi, ven sông trên địa bàn tỉnh.

Không những vậy, theo số liệu quan trắc xâm nhập mặn, độ mặn có sự biến động lớn theo thời gian trên cả hai hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải. Quá trình xâm nhập mặn có sự tăng dần theo thời gian từ tháng 3 đến tháng 8. Hiện tượng này đã tác động lớn đến quá trình sử dụng nước phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đặc biệt, đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước phục vụ nông nghiệp và quá trình nuôi trồng thủy sản khu vực hạ lưu các sông.

- Đề nghị đồng chí cho biết về một số kết quả nổi bật trên lĩnh vực bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giải pháp thực hiện trong thời gian tới ?

- Tính đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu kiện toàn hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về bảo vệ môi trường ở tỉnh, điển hình như: Quy định giá tối đa dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nơi xử lý sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Quyết định quy định chi tiết quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; Đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Ban hành văn bản hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện tiêu chí môi trường xây dựng xã, huyện đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.

Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Bảo vệ môi trường đã được triển khai tích cực, quy định theo Luật đã được áp dụng bài bản, có hệ thống hơn trong đời sống và sản xuất.

Trong gần 5 năm, tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của182 dự án; thẩm định cấp giấy phép môi trường của 77 dự án. Đã hỗ trợ đưa vào hoạt động chuỗi 20 dự án điện gió với tổng công suất hơn 700 MW góp phần vào phát triển năng lượng sạch, hạn chế phát thải carbon và các chất gây ô nhiễm môi trường khác.

Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt được đẩy mạnh. Đến nay, tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt trên 94%, đặc biệt vùng nông thôn tăng tỉ lệ thu gom từ 54% (năm 2020) lên đến 80% (năm 2023).

Hình thành thực hiện quan trắc tài nguyên và môi trường trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ việc theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, cũng như các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội khác. Thiết lập hành lang bảo tồn đa dạng với diện tích hơn 97.000 ha kết nối 2 Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Bắc Hướng Hóa.

Là địa phương được đánh giá chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu cùng với nỗ lực chung của cả nước, Quảng Trị đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, một số kết quả nổi bật trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh thời gian qua có thể kể đến như sau:

Tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, trong đó định hướng rõ các vấn đề cấp bách, ưu tiên căn cứ trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Paris và các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, cụ thể như: cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch triển khai thực hiện về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải; kế hoạch triển khai các quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu theo Luật Bảo vệ môi trường...

Cùng với đó, trong bối cảnh nguồn lực của địa phương còn hạn chế, tỉnh đã tích cực tiếp cận, kết nối và có những ký kết quan trọng mở ra cơ hội cho địa phương tiếp cận được với tri thức, công nghệ, tài chính xanh: Thỏa thuận thực hiện Chương trình giai đoạn 2023-2028 giữa UBND tỉnh và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam; Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh và Công ty Eni Vietnam B.V với mục tiêu hợp tác triển khai dự án trồng rừng để giảm phát thải khí các-bon và tạo lập tín chỉ các-bon từ các giải pháp khí hậu tự nhiên...

Năng lực giám sát biến đổi khí hậu được nâng cao thông qua việc tăng dày mật độ trạm quan trắc khí tượng thủy văn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 18 trạm khí tượng thủy văn quốc gia và 78 trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.

Công tác thông tin, cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn đã đáp ứng được những yêu cầu của công tác phòng, chống thiên tai, góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp được tích cực triển khai. Chất lượng công tác quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên lâm nghiệp và bảo tồn đa dạng sinh học không ngừng được nâng cao.

Các công trình giao thông đường bộ, đường thủy ở những vùng thường bị đe dọa bởi lũ, lụt được nâng cấp, cải tạo, xây dựng.

Bên cạnh đó, tỉnh đang tích cực hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo tăng trưởng xanh và ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tạo môi trường sống bền vững cho người dân đô thị, đặc biệt là tại thành phố Đông Hà.

Chú trọng phát triển năng lượng tái tạo, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính. Tích cực huy động nguồn lực và tập trung thực hiện các giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính thông qua bảo vệ rừng tự nhiên và trồng rừng. Quảng Trị là một trong 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện thí điểm, chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon).

Hiện nay, Quảng Trị có 5 cánh rừng tự nhiên do cộng đồng quản lý được cấp chứng chỉ phát triển và quản lý rừng bền vững (FSC), đồng thời được chứng nhận dịch vụ hệ sinh thái về hấp thụ và lưu trữ carbon với tổng diện tích gần 2.145 ha, cho lượng hấp thụ carbon 7.000 tấn/năm và lượng lưu trữ khoảng 350.000 tấn.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác bảo vệ môi trường; tuy nhiên, công tác BVMT ở tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong giai đoạn Quảng Trị đang tập trung nhiều dự án động lực quan trọng như cảng Mỹ Thủy, sân bay Gio Linh, khởi công các khu công nghiệp lớn; nhiều trang trại quy mô lớn đã đi vào hoạt động...

Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp như: Hoàn thành công tác xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương; phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường; quản lý chất thải; tiếp tục triển khai công tác bảo tồn đa dạng sinh học; thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt là tăng cường năng lực quản lý môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các chuyên mục, chuyên trang về bảo vệ tài nguyên và môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trong thời gian tới, trên cơ sở cập nhật xu thế, yêu cầu trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc tế và quốc gia, căn cứ điều kiện thực tiễn của địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh các giải pháp tổng thể và phù hợp để đẩy mạnh công tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở các phương diện sau: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách.

Truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng; Phát triển nguồn nhân lực; Phát triển khoa học và công nghệ; Huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu...

- Cảm ơn đồng chí!

Hồ Nguyên Kha (thực hiện)

Tin liên quan:
  • Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
    Giải pháp sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu

    Là địa phương nằm trong vùng chịu tác động bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Quảng Trị thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai và có xu thế ngày càng gia tăng, đặc biệt là bão, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt ngày càng khốc liệt. Trong những năm qua, tình hình thiên tai diễn biến cực đoan, trái quy luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhà nước và Nhân dân.

  • Thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu
    Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

    Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và Nhân dân về việc ứng phó với biến đổi khí hậu; hình thành ý thức khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường...



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vươn lên vì mục tiêu giảm nghèo bền vững

Vươn lên vì mục tiêu giảm nghèo bền vững
2024-10-30 05:50:00

QTO - Nhắc tới huyện miền núi Đakrông, trước đây, mọi người thường nghĩ đến một vùng đất nghèo khó, lạc hậu. Để thay đổi góc nhìn ấy, thời gian qua, cán...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long