
{title}
{publish}
{head}
Thời tiết nắng nóng, mưa bất thường khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm, mầm bệnh dễ phát triển. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, các đơn vị chức năng và địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Thời tiết nắng nóng, mưa bất thường khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm, dễ phát sinh dịch bệnh.-Ảnh: T.HOA
Dịch bệnh diễn biến phức tạp
Hiện, trên địa bàn toàn tỉnh, tổng đàn trâu 49.694 con, đàn bò 146.068 con, đàn lợn 522.269 con, đàn gia cầm hơn 9,5 triệu con. Chăn nuôi đang trở thành một trong những hướng phát triển kinh tế, đem lại thu nhập ổn định người dân. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các dịch bệnh, như: Cúm gia cầm, tụ huyết trùng (THT) kết hợp với bệnh lê dạng trùng trâu bò, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện ở nhiều địa phương, gây thiệt hại khá lớn cho người chăn nuôi.
Trong đó, bệnh cúm gia cầm A/H5N1 đã xảy ra ở 1 hộ nuôi tại xã Vĩnh Định làm 3.442 con vịt mắc bệnh, buộc tiêu hủy, hiện ổ dịch đã qua 21 ngày; bệnh THT kết hợp với bệnh lê dạng trùng trên đàn trâu, bò cũng đã xảy ra ở xã Ba Lòng và xã Ái Tử làm 39 con trâu, bò chết, hiện ổ dịch cũng đã qua 21 ngày.
Đặc biệt, tính đến ngày 5/7, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 22 thôn/6 xã gồm: Kim Phú, Tân Thành, Tân Gianh, Đồng Lê, Quảng Trạch và Phong Nha làm 558 con lợn mắc bệnh, chết, buộc tiêu hủy với tổng trọng lượng gần 37 tấn, hiện các ổ dịch chưa qua 21 ngày. Hai xã Tuyên Sơn, Tuyên Lâm cũng đã có lợn chết nghi bệnh DTLCP, cơ quan chức năng đang lấy mẫu và đợi kết quả xét nghiệm.
Ông Dư Xuân Cảnh, xã Phong Nha cho biết: Gia đình có nuôi 27 con lợn, trước đó địa phương đã công bố DTLCP xuất hiện nhưng do chủ quan, để người lạ vào gần khu chuồng trại nên từ ngày 15/6, đàn lợn của gia đình ông bỏ ăn, sốt nhẹ, phân bị táo và bị chết. Hiện, đàn lợn đã được tiêu hủy, gia đình cũng đã tiêu độc, khử trùng chuồng trại, chờ tình hình dịch bệnh ổn định mới tái đàn.
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Trần Công Tám cho biết: Ngay khi có thông tin về dịch bệnh trên đàn vật nuôi, chi cục đã chỉ đạo trạm CN-TY trực thuộc tổ chức kiểm tra, hướng dẫn UBND các xã có dịch triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
Theo đó, thống kê, kiểm tra đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn cấp thôn, cấp xã để xác định đối tượng, số lượng động vật mẫn cảm với dịch bệnh; thông báo cho người dân biết tình hình dịch bệnh để tham gia các hoạt động phòng, chống dịch; yêu cầu không nhập nuôi mới các động vật mẫn cảm với bệnh đang xảy ra; hỗ trợ hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại; tổ chức tiêu hủy gia súc, gia cầm bị chết, bị bệnh theo đúng quy định...
Xã Phong Nha hiện đang là điểm nóng của dịch tả lợn châu Phi khi dịch bùng phát tại 49 hộ chăn nuôi ở 9 thôn với 341 con lợn chết, nguy cơ lây lan rất cao. |
Chủ động các giải pháp
Nhận định nguy cơ dịch bệnh động vật phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới rất lớn, trên cơ sở văn bản chỉ đạo của cấp trên, Chi cục CN-TY cũng đã kịp thời tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, nhờ đó đã giúp các địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch góp phần hạn chế dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng chống dịch bệnh. -Ảnh: T.HOA
Ngay từ đầu năm, đơn vị đã chỉ đạo các trạm CN-TY hướng dẫn, đôn đốc các địa phương cấp xã triển khai rà soát, thống kê, đăng ký và tổ chức tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Hiện, các địa phương cơ bản đã hoàn thành tiêm phòng đợt 1/2025. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã chú trọng lấy mẫu giám sát chủ động, bị động các loại dịch bệnh và giám sát sau tiêm phòng vắc-xin.
Theo ông Trần Công Tám, hiện trên địa bàn, bệnh DTLCP đang tiếp tục phát sinh tại các địa phương, công tác phòng, chống dịch bệnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do mầm bệnh DTLCP còn tồn tại trong môi trường, bệnh đã có vắc-xin nhưng giá thành cao, vắc-xin mới nên người chăn nuôi chưa mạnh dạn đăng ký sử dụng; chủ yếu xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng các biện pháp an toàn sinh học.
Ngoài ra, tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin các loại cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1/2025 mặc dù có cao hơn so với cùng kỳ năm 2024 những vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra, nguyên nhân là do các loại vắc-xin hầu hết là thương mại nên người chăn nuôi ít đầu tư tiêm; tỷ lệ trung chuyển đàn vật nuôi thương phẩm vào địa bàn tỉnh lớn, nhất là đàn trâu, bò và gia cầm nên dễ lây lan các loại dịch bệnh.
Thời gian tới, để thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn cần tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai phòng chống dịch bệnh động vật, đặc biệt là khi dịch bệnh xảy ra.
Tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các chủ trương, chính sách về công tác phòng, chống dịch, tác hại của dịch bệnh trên vật nuôi; chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung các loại vắc-xin đợt 2/2025 bảo đảm tối thiểu đạt 80% trong diện tiêm.
Ngoài ra, công tác giám sát dịch bệnh phải được tiến hành thường xuyên, khi nghi ngờ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Đặc biệt, tiếp tục thực hiện các chương trình lấy mẫu giám sát chủ động sự lưu hành của một số loại mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi tại các vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ nhằm cảnh báo sớm sự lưu hành mầm bệnh và có phương án phòng dịch phù hợp.
Thanh Hoa
QTO - Giữa bối cảnh thị trường ngập tràn các loại thực phẩm với nguồn gốc không rõ ràng, rau, củ sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Dù...
QTO - Bãi tắm Cửa Việt (xã Cửa Việt) từ lâu đã nổi tiếng với bờ cát dài, sạch đẹp và mực nước nông, trong xanh, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút lượng...
QTO - Ngày 1/7/2025 đánh dấu bước ngoặt lịch sử khi hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị chính thức “về chung một nhà”. Không chỉ mang ý nghĩa về mặt hành...
QTO - Với những ưu điểm vượt trội như thời gian nuôi ngắn hơn, hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với...
QTO - Không phải công nghệ cao hay sản phẩm lạ lẫm, Lê Thanh Triển chọn bắt đầu hành trình khởi nghiệp từ... đôi đũa gỗ. Giản dị, bền bỉ và đậm đà hồn quê,...
QTO - Thời gian qua, các cấp hội Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung...
QTO - Đối với người trồng rừng, việc xử lý thực bì sau khai thác rừng bằng cách sử dụng lửa để đốt là thói quen phổ biến. Tuy nhiên, ngoài một vài cái lợi...