{title}
{publish}
{head}
Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà vay vốn Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), tổng mức đầu tư 42,36 triệu Euro (tương đương gần 1.153 tỉ đồng), thực hiện từ năm 2024-2027. Mục tiêu dự án xây dựng TP. Đông Hà thành đô thị xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu theo đúng quy hoạch thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được UBND tỉnh phê duyệt và định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.
Câu dây văng thành phố Đông Hà - Ảnh: N.T.H
Cũng như nhiều đô thị ven biển miền Trung nằm trong vùng chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lụt, TP. Đông Hà thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bất thường gây nên tình trạng ngập lụt, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn...
Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà được nghiên cứu trên phạm vi 9 phường thuộc khu vực trung tâm thành phố, với tổng diện tích khoảng 73 km2 .
Đây là khu vực đô thị cũ, trung tâm chính trị-kinh tếvăn hóa xã hội của TP. Đông Hà và tỉnh Quảng Trị; đồng thời là khu vực dân cư lâu đời, mật độ dân cư lớn khiến cho tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường diễn ra làm ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân của thành phố. Việc thực hiện dự án góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của đô thị, đảm bảo tăng trưởng xanh và ứng phó với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, tạo môi trường sống bền vững cho người dân đô thị.
Quy mô đầu tư của dự án thuộc nhóm B, gồm 2 hợp phần đầu tư xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực, do UBND thành phố Đông Hà làm chủ đầu tư. Dự án gồm các hạng mục: Xây dựng tuyến kè và kết hợp nạo vét dòng chảy quanh Hói Sòng dài khoảng 4.690 m; Kè bờ Tây sông Thạch Hãn và bờ Bắc sông Vĩnh Phước gồm 5 đoạn tổng chiều dài khoảng 7.018 m; Xây dựng tuyến kè kết hợp nạo vét dòng chảy từ hạ lưu tràn xả lũ hồ Trung Chỉ đến cánh đồng Phường Đông Lương và hệ thống công trình trên tuyến kè; cải tạo hệ thống thoát nước hạ lưu hồ Khe Mây; Nâng cấp hạ tầng Nam sông Hiếu.
Nâng cấp, cải tạo hạ tầng các khu vực có mức thu nhập thấp; Hỗ trợ quy hoạch phát triển đô thị, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý lũ lụt; Hỗ trợ Chương trình thành phố thí điểm thực hiện kế hoạch phát triển đô thị, tăng trưởng xanh ở Việt Nam; Hỗ trợ các hoạt động kinh tế địa phương và tạo việc làm xanh. Hiện dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Ngày 4/10/2024, lãnh đạo của AFD đã thông báo kết luận về việc thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Theo đó, AFD đồng ý với việc đấu thầu cho các gói thầu bắt đầu từ tháng 11/2024. Thời hạn giải ngân lần đầu cho khoản vay viện trợ không hoàn lại được gia hạn đến 30/6/2025, số tiền giải ngân năm 2025 phải đủ để chi cho tất cả các khoản tạm ứng và dự kiến khoảng 11 triệu Euro.
Hồ Khe Mây, không gian xanh của thành phố Đông Hà - Ảnh: N.T.H
Hiện nay, trên địa bàn TP. Đông Hà hiện trạng bờ sông Hói Sòng là bờ đất và chưa được mở đường. Từ năm 2008 đến nay, vào mùa mưa lũ, bờ sông này thường xuyên bị sạt lở, với chiều dài 4.690 m, bề rộng 4-7 m và độ sâu 2 m.
Hằng năm, nước từ thượng nguồn đổ về gây nên lũ ụt khiến đất đai, hoa màu bị ngập úng, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Kè Hói Sòng được xây dựng sẽ khơi thông và mở rộng dòng chảy, điều hòa lượng nước, chống sạt lở, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của đô thị, đảm bảo nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn khi có thiên tai, cải thiện điều kiện môi trường sống, bảo vệ tính mạng và tài sản, giữ được đất đai canh tác và ổn định đời sống của Nhân dân.
Đối với khu vực bờ Tây sông Thạch Hãn và bờ Bắc sông Vĩnh Phước nhiều đoạn chưa được đầu tư xây dựng kè chống xói lở bờ sông, hằng năm cứ đến mùa mưa lũ bờ sông bị xói lở ăn sâu vào đất liền từ 3 đến 5m làm mất diện tích đất sản xuất của bà con trong khu vực.
Việc xây dựng tuyến kè bảo vệ bờ sông góp phần chống ngập lụt các khu dân cư sống dọc bờ sông, chống xâm nhập mặn; ngăn chặn, hạn chế sạt lở, giữ ổn định bờ sông, tránh thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhân dân và công trình hạ tầng khác.
Về hệ thống thoát nước hạ lưu hồ Trung Chỉ và hồ Khe Mây, hiện nay, kênh thoát nước nằm trong lòng đô thị, nước thải, rác thải đổ vào lòng kênh gây ô nhiễm môi trường; mặt khác, có những vị trí xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai làm thu nhỏ lòng kênh, ngăn cản dòng chảy, gây ngập lụt. Việc chỉnh trang, cải tạo hệ thống mương hạ lưu hồ đi trong thành phố sẽ cải thiện bộ mặt đô thị, mặt khác hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trên tuyến còn đầu tư xây dựng các hồ điều hòa tạo không gian xanh, làm giảm thiểu hiện tượng đảo nhiệt đô thị. Bên cạnh đó, dự án đầu tư các công trình nâng cấp hạ tầng Nam sông Hiếu và hạ tầng giao thông, cấp thoát nước các khu dân cư thu nhập thấp sẽ tạo ra không gian có cảnh quan hiện đại, đẹp, đồng thời quản lý được quỹ đất, đảm bảo vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm nguồn nước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân xung quanh khu vực, bảo vệ dân cư theo hướng phát triển bền vững.
Công viên Cọ Dầu trở thành điểm check in - Ảnh: N.T.H
Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Đông Hà Lê Thị Ngọc Hà, cùng với các dự án khác đầu tư trong thời gian qua, Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà góp phần giải quyết cơ bản những thách thức về chống ngập úng, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn... của đô thị Đông Hà trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khó lường hiện nay.
Bên cạnh đó, các công trình đầu tư xây dựng của dự án từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của đô thị, đảm bảo tăng trưởng xanh, duy trì đa dạng sinh học riêng cho dòng nước thiên nhiên, giảm thiểu hiện tượng đảo nhiệt đô thị.
Các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng giảm thiểu hiện tượng lấn chiếm dòng chảy, tăng cường công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị.
Việc hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng đô thị tạo ra không gian, cảnh quan đô thị hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm xanh, nâng cao thu nhập và đời sống, cụ thể hóa một phần quy hoạch và rút ngắn khoảng cách giữa nội thị và ngoại thị, tạo môi trường sống bền vững, an toàn cho người dân.
Thanh Hải
QTO - Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người...
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương...
QTO - Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước...
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đang bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2024. Hiện tại giá cà phê quả tươi đang ở mức...
QTO - Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng mưa lớn do bão số 6, hàng loạt cây hồ tiêu của người dân tại xã Gio An, huyện Gio Linh đã bị ngập úng, hư hại. Đặc...
QTO - Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế,...
QTO - Nhằm tăng cường cung cấp thông tin về các chính sách khuyến công, đồng thời phổ biến kinh nghiệm, các mô hình sản xuất điển hình của các cơ sở công...
QTO - Nhắc tới huyện miền núi Đakrông, trước đây, mọi người thường nghĩ đến một vùng đất nghèo khó, lạc hậu. Để thay đổi góc nhìn ấy, thời gian qua, cán...
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững hỗ trợ người dân nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
QTO - Thời gian qua, công tác thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các chương...