{title}
{publish}
{head}
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Hướng Hóa đã tập trung triển khai thực hiện Dự án 1 “Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt”, nhiều hộ gia đình người DTTS trên địa bàn đã được hỗ trợ xây dựng nhà mới, hỗ trợ nước sinh hoạt, đất sản xuất, góp phần giúp bà con giảm nghèo, tạo động lực để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Người dân các xã vùng Lìa làm đất chuẩn bị cho vụ mùa mới -Ảnh: Đ.P
Huyện Hướng Hóa có hơn 100 nghìn dân, bao gồm 3 dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Kô. Đồng bào DTTS chiếm gần 50% dân số toàn huyện, sinh sống ở 21 xã, thị trấn, gồm 149 thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 99 thôn, bản vùng đặc biệt khó khăn.
Triển khai thực hiện Dự án 1, thuộc Chương trình MTQG 1719, UBND huyện Hướng Hóa đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp danh sách các hộ đồng bào DTTS là hộ nghèo, cận nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất, nhà tạm bợ và thiếu nước sinh hoạt để có phương án hỗ trợ kịp thời.
Theo quy định mức hỗ trợ cho hộ đồng bào DTTS nghèo làm nhà là 40 triệu đồng/hộ, đất ở 40 triệu đồng/hộ, đất sản xuất là 22,5 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn của trung ương, còn tỉnh sẽ đối ứng 5% và huyện 5% vốn. Với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cùng với sự phối hợp của các đơn vị liên quan nên công tác hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho Nhân dân được các xã, thị trấn triển khai thực hiện, tạo điều kiện cho Nhân dân có đất làm nhà, đất để sản xuất, sớm ổn định cuộc sống.
Theo đó, 101 hộ ở các xã Tân Lập, Tân Thành, Thuận, Hướng Lộc, Lìa, Hướng Phùng, thị trấn Lao Bảo được hỗ trợ đất ở, với số tiền hơn 4 tỉ đồng; 473 hộ ở 19 xã, thị trấn được hỗ trợ nhà ở với số tiền gần 19 tỉ đồng; 435 hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề với số tiền 4,3 tỉ đồng; hỗ trợ đất sản xuất, với số tiền 595 triệu đồng...
Trong quá trình triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân nên nhiều hộ dân sau khi được hỗ trợ đã vay thêm vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và tự huy động thêm kinh phí từ người thân để xây dựng nhà ở kiên cố. Trong đó, Ngân hành Chính sách xã hội đã cho 262 hộ vay hỗ trợ nhà ở, với số tiền hơn 10,4 tỉ đồng.
Anh Hồ Văn Thông ở thôn A Ho, xã Thanh thuộc hộ nghèo của xã chia sẻ: “Trước đây, đời sống kinh tế của gia đình tôi chủ yếu dựa vào nương rẫy nên luôn khó khăn, thiếu thốn, không có tiền tích lũy để làm nhà, gia đình tôi sống trong ngôi nhà sàn tạm bợ. Vừa qua, nhờ Nhà nước quan tâm hỗ trợ và cho vay ưu đãi nên đã làm được ngôi nhà sàn kiên cố, vợ chồng tôi rất mừng. Khi có nơi ở tươm tất rồi, gia đình tôi sẽ tích cực trồng sắn, chăn nuôi bò, dê, gà để có thu nhập và dần thoát khỏi diện hộ nghèo”.
Từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719, huyện Hướng Hóa đã triển khai hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.639 hộ đồng bào DTTS; đầu tư xây dựng 15 công trình nước sinh hoạt tập trung tại các xã Hướng Sơn, Ba Tầng, Hướng Lộc, Hướng Linh, Hướng Lập, Húc để cấp nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS, với tổng kinh phí hơn 19 tỉ đồng.
Việc triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ của Dự án 1, thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần giúp cho các hộ nghèo là người đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Hướng Hóa có động lực phát triển kinh tế, ổn định đời sống và vươn lên thoát nghèo bền vững. Đến cuối năm 2023, toàn huyện giảm 892 hộ nghèo, giảm 4,44%, (vượt so với chỉ tiêu của huyện đề ra năm 2023 là giảm 3,5-4%).
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Dự án 1, thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Hướng Hóa gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm của UBND tỉnh, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, ngành liên quan tháo gỡ, như một số xã không có quỹ đất để bố trí khai hoang hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho Nhân dân, vì vậy đề nghị chuyển vốn sang làm nhà ở, các công trình nước sinh hoạt tập trung; đối với hỗ trợ đất sản xuất 22,5 triệu đồng/hộ, trên thực tế các xã không có quỹ đất để cấp cho các hộ, vì vậy điều chỉnh nguồn vốn trên trực tiếp cho người dân để cải tạo, khai hoang, phục hóa đất; việc xây dựng nhà ở, đất ở đối với các hộ đồng bào DTTS trên địa bàn chủ yếu là đất của bố mẹ chưa được tách thửa, chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong khi đó các nghị định, thông tư hiện hành chưa có quy định rõ về yêu cầu hồ sơ, thủ tục đối với các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì vậy đề nghị cấp có thẩm quyền có hướng dẫn quy định cụ thể.
Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở, ngành liên quan tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí lồng ghép, hỗ trợ xây dựng nhà ở hộ nghèo theo Đề án 197, cần có giải pháp hỗ trợ cụ thể đối với các trường hợp đã hoàn thành nhà ở giai đoạn 2022 -2023 và đang triển khai thực hiện năm 2024 theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng thời đề nghị xem xét điều chỉnh, bổ sung danh sách hộ hưởng lợi theo chương trình và Đề án 197 để các hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở.
Nguyễn Đình Phục
QTO - Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa...
QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...
QTO - Quảng Trị là tỉnh thường xuyên gánh chịu sự tàn phá của thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Các loại hình thiên tai xảy ra nhiều nhất là bão lũ,...
QTO - Tăng tỉ lệ che phủ rừng, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân-đó là những lợi ích kép khi triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch...
QTO - Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với biến đổi khí hậu TP. Đông Hà vay vốn Cơ quan Phát triển Pháp...
QTO - Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Do vậy, để nông nghiệp phát triển cân bằng, đảm bảo an ninh lương...
QTO - Quảng Trị là một trong những địa phương có thời tiết khắc nghiệt, bão lũ xảy ra thường xuyên, hạn hán thất thường đã làm cho nguồn tài nguyên nước...
QTO - Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển KT-XH gắn với công tác an sinh xã hội, huyện Vĩnh Linh đã thực hiện có...
QTO - Thời điểm này, người trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đang bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ năm 2024. Hiện tại giá cà phê quả tươi đang ở mức...
QTO - Sau nhiều ngày chịu ảnh hưởng mưa lớn do bão số 6, hàng loạt cây hồ tiêu của người dân tại xã Gio An, huyện Gio Linh đã bị ngập úng, hư hại. Đặc...
QTO - Nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế,...
QTO - Nhằm tăng cường cung cấp thông tin về các chính sách khuyến công, đồng thời phổ biến kinh nghiệm, các mô hình sản xuất điển hình của các cơ sở công...