{title}
{publish}
{head}
Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào năng lượng nhiệt hạch, với các dự án lên đến hàng tỷ USD.
Những bước tiến vượt bậc của Trung Quốc về năng lượng nhiệt hạch
Sự phát triển vượt bậc từ quốc gia tỷ dân đang khiến nhiều chuyên gia Mỹ lo ngại Washington sẽ đánh mất vị thế dẫn đầu, vốn kéo dài trong nhiều thập kỷ, trong cuộc đua làm chủ nguồn năng lượng sạch này. Hiện các công ty nhiệt hạch mới nổi trên khắp Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn các đối tác từ Mỹ.
Phản ứng tổng hợp hạt nhân, quá trình quan trọng nhằm tạo ra năng lượng nhiệt hạch, rất khó để thực hiện. Dù nhiều quốc gia đã thực hiện thành công, họ vẫn gặp khó trong việc duy trì những phản ứng này đủ lâu để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Theo Jean Paul Allain, người đứng đầu Văn phòng Khoa học Năng lượng Nhiệt hạch thuộc Bộ Năng lượng Mỹ, chính phủ Trung Quốc đang dồn nhiều nguồn lực , ước tính đầu tư từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ USD hàng năm vào nhiệt hạch. Trong khi đó, chính quyền ông Biden đã chi khoảng 800 triệu USD mỗi năm.
Allain cho biết: “Điều quan trọng là họ đang triển khai các dự án này nhanh như thế nào”.
Cơ sở nghiên cứu toàn diện về công nghệ nhiệt hạch (CRAFT) đang được xây dựng tại thành phố Hợp Phì, miền Đông Trung Quốc, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2025. Ảnh: CNN
Các công ty tư nhân ở cả hai nước đều khẳng định sẽ đưa điện nhiệt hạch vào lưới điện cho đến năm 2030, bất chấp những rào cản khổng lồ về kỹ thuật vẫn còn tồn tại.
Mỹ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện bước đi mang tính lịch sử với việc tập trung nghiên cứu nhiệt hạch từ đầu những năm 1950. Trung Quốc tham gia vào các dự án nhiệt hạch vào cuối thập kỷ đó.
Trong những năm gần đây, quốc gia này chứng kiến những bước tiến vượt bậc về nghiên cứu loại năng lượng. Kể từ năm 2015, số bằng sáng chế nhiệt hạch của Trung Quốc đã tăng vọt và hiện tại đang đứng đầu thế giới.
Energy Singularity, công ty khởi nghiệp ở Thượng Hải, là môt trong những minh chứng rõ ràng về tốc độ phát triển chóng mặt của Trung Quốc. Ba năm sau khi thành lập, Energy Singularity đã xây dựng lò phản ứng tokamak, một thiết bị quan trọng tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Công ty tiết lộ về kế hoạch xây dựng lò tokamak thế hệ thứ hai vào năm 2027 và kỳ vọng sẽ tạo ra thiết bị thế hệ thứ ba trước năm 2035.
Các lò tokamak ở Mỹ đang suy giảm chất lượng
Ngược lại, các lò tokamak ở Mỹ đang suy giảm chất lượng, Andrew Holland, CEO của Hiệp hội Công nghiệp Nhiệt hạch có trụ sở tại Washington, DC cho biết. Do đó, quốc gia này buộc phải dựa vào các thiết bị ở Nhật Bản, Châu Âu và Vương quốc Anh để thúc đẩy nghiên cứu.
Holland cho biết một công viên nghiên cứu tổng hợp trị giá 570 triệu USD ở miền Đông Trung Quốc đang được xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm tới.
“Chúng tôi không có nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc nghiên cứu và nhiệm vụ này được giao cho Phòng thí nghiệm Vật lý Plasma Princeton trong 10 năm nay. Tokamak đang hoạt động tại Mỹ, DIII-D, là một cỗ máy 30 năm tuổi. Không có cơ sở nhiệt hạch hiện đại nào tại các phòng thí nghiệm quốc gia của Mỹ” – ông nói với CNN.
Các chuyên gia ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc sẽ đánh bại Mỹ ngay chính tại lĩnh vực mà Mỹ vốn chiếm ưu thế. Holland cho biết một số tokamak thế hệ tiếp theo mà Trung Quốc đã xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng gần như tương đồng với các thiết kế Mỹ. Lò tokamak BEST do chính phủ Trung Quốc tài trợ, dự kiến hoàn thành vào năm 2027, có thiết kế tương tự với lò do Commonwealth Fusion Systems thiết kế, ông Holland cho biết.
Với số tiền mà Trung Quốc đang đầu tư vào nghiên cứu, các lò tokamak đang phát triển nhanh chóng. Tokamak EAST của Trung Quốc tại Hợp Phì đã giữ plasma ổn định ở nhiệt độ 70 triệu độ C, nóng hơn năm lần so với lõi mặt trời, trong hơn 17 phút, một kỷ lục thế giới và là bước đột phá đáng kinh ngạc.
Mikhail Maslov thuộc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Vương quốc Anh khẳng định đây là một cột mốc quan trọng, đồng thời nói thêm việc tạo ra các xung plasma dài vẫn là một trong những thách thức lớn nhất đối với việc thương mại hóa năng lượng nhiệt hạch.
Trong khi chính phủ Trung Quốc đổ tiền vào nhiệt hạch, Mỹ đã thu hút được nhiều đầu tư tư nhân hơn. Theo một số thống kê, trên toàn cầu, khu vực tư nhân đã chi 7 tỷ USD cho nhiệt hạch trong bốn năm qua, trong đó khoảng 80% là của các công ty Mỹ.
Luật Anh
QTO - Kết quả khảo sát tâm lý kinh tế Đức tháng 11 đã giảm mạnh, phản ánh những lo ngại sâu sắc về tình hình chính trị trong nước và bất ổn toàn cầu, đặc...
QTO - Hôm thứ Sáu vừa qua, Trung Quốc công bố gói hỗ trợ kinh tế 5 năm trị giá 10 nghìn tỉ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỉ USD), nhằm giảm áp lực nợ cho chính...
QTO - Tăng tỷ lệ sinh, năng cao năng lực người trẻ, thu hút lao động nước ngoài là những biện pháp mà Chính phủ Nhật Bản đang gấp rút triển khai nhằm ngăn...
QTO - Nhằm quản lý chặt chẽ hệ thống xe buýt, nhiều quốc gia trên thế giới thúc đẩy các phương thức hợp tác công - tư, khuyến khích sự tham gia của các...
QTO - Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng vào việc hạ lãi suất sẽ giúp kích thích chi tiêu, từ đó tạo đà phục hồi cho lĩnh vực bất động sản.
QTO - Vào ngày 12/9, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản đã công bố danh sách 9 ứng cử viên sẽ tham gia cuộc bầu cử lãnh đạo đảng vào ngày 27/9...
QTO - Giá thành cao đang ngăn cản người tiêu dùng châu Âu tiếp cận với xe điện.
QTO - Bộ trưởng Tư pháp Thụy Điển cho biết việc xóa bỏ nạn bạo lực ở nước này sẽ phải mất một thập kỷ hoặc hơn do mức độ phức tạp và tính chất nghiêm trọng...
QTO - Theo một nghiên cứu môi trường mới nhất, Ấn Độ đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhưa, với việc chiếm gần 1/5 lượng rác thải nhựa toàn cầu. Các chuyên gia...
QTO - Cơn bão mạnh nhất châu Á trong năm 2024 đã tàn phá cơ sở hạ tầng những đi qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến cuộc...
QTO - Thành công của tựa game hành động hấp dẫn này không chỉ giúp quốc gia tỷ dân đạt được mục tiêu lan tỏa nền văn hóa truyền thống ra toàn thế giới mà...
QTO - 403 cá nhân đã bị bắt giữ do tạo video khiêu dâm deepfake kể từ năm 2021 -theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. Điều này khẳng định nỗ lực của...