{title}
{publish}
{head}
Nhằm quản lý chặt chẽ hệ thống xe buýt, nhiều quốc gia trên thế giới thúc đẩy các phương thức hợp tác công - tư, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vào nhiều công đoạn khác nhau, như: điều hành xe buýt, tuyển dụng nhân viên bảo dưỡng phương tiện.
Các nước châu Á thúc đẩy quản lý xe buýt theo mô hình công - tư
Chính phủ Singapore đã giao cho các công ty tư nhân quản lý hệ thống xe buýt. Các công ty SBS Transit, SMRT Buses, Tower Transit, Go-Ahead vận hành hệ thống phương tiện công cộng này dựa trên nguyên tắc thương mại mà không có trợ cấp trực tiếp từ chính phủ. Những công ty này cũng được hưởng miễn thuế đối với xăng, dầu diesel và không cần phải trả phí lấy giấy phép sử dụng xe COE khi mua xe buýt mới. Đây là một loại thuế khá đắt đỏ, vốn được chính phủ đưa ra nhằm kiểm soát lượng xe mới.
Tuy nhiên, mức vé tối đa phải được Hội đồng Giao thông Công cộng kiểm duyệt thay vì để các công ty tự quyết định. Điều này nhằm tránh tình trạng những công ty này đẩy giá vé lên cao gây bất lợi cho hành khách.
Chính phủ chịu trách nhiệm đầu tư hạ tầng như nhà chờ, hệ thống đèn tín hiệu cũng như đưa ra những chính sách, chế tài ưu tiên cho xe buýt, chẳng hạn như làn dành riêng. Việc thử nghiệm các công nghệ và tính năng mới cũng được quan tâm nhằm cải thiện trải nghiệm vận chuyển, nâng cao độ an toàn và tạo điều kiện cho việc lưu thông dòng hành khách.
Tương tự như Singapore, Hàn Quốc quản lý hệ thống xe buýt theo mô hình kết hợp công - tư. Theo đó, chính phủ thành lập một hội đồng tư vấn điều hành phương tiện công cộng này với sự tham gia của khối nhà nước và tư nhân. Hội đồng này chịu trách nhiệm quản lý doanh thu chung và phân bổ lại cho các công ty tư nhân dựa trên kinh phí hoạt động cơ sở và lợi nhuận. Lợi nhuận từ những tuyến tốt được dùng để bù đắp cho khoản lỗ từ các tuyến khác. Cơ quan này cũng nắm quyền điều chỉnh tuyến, bảo đảm chất lượng và cải thiện dịch vụ.
Giao thông bằng xe buýt ở Hàn Quốc - Ảnh: Getty image
Chính quyền khuyến khích sự tham gia của tư nhân vào phát triển giao thông công cộng thông qua các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho tài xế nhận lương cao hơn và giảm áp lực cạnh tranh. Những chính sách này đã giúp cải thiện lượng khách sử dụng hệ thống xe buýt, hạn chế những thách thức đối với lĩnh vực giao thông như số lượng xe ô tô cá nhân quá cao gây tắc nghẽn, cạnh tranh quyết liệt giữa những công ty điều hành xe buýt.
Để tạo ra sự cạnh tranh, Chính phủ Hàn Quốc cho phép các công ty tư nhân đấu thầu một số tuyến buýt và triển khai sáng kiến dịch vụ khách hàng. Năng lực vận hành sẽ được đánh giá theo khung. Những đơn vị hoạt động tốt sẽ được khen thưởng và ngược lại.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, trong bối cảnh hệ thống xe buýt tại các địa phương chứng kiến tình trạng suy giảm số lượng hành khách do sự phát triển của hệ thống Metro, chính phủ đã thúc đẩy các chính sách trợ giá nhằm hỗ trợ các công ty xe buýt vượt khó. Quyền kiểm soát hệ thống xe buýt được Chính phủ chuyển một phần hoặc toàn bộ cho khối tư nhân theo cơ chế chuyển giao minh bạch.
Các cơ quan đã xây dựng một cơ chế chuyển giao hiệu quả nhằm giảm sự phụ thuộc đối với các khoản trợ giá, các cơ chế khen thưởng phải gắn chặt với số lượng hành khách sử dụng dịch vụ.
Trung Quốc triển khai thành công dịch vụ xe buýt theo yêu cầu. Với loại hình dịch vụ này, hành khách có thể chủ động định ra các tiêu chuẩn phục vụ, từ việc lập kế hoạch vận hành đến thiết kế tuyến, qua đó giúp đáp ứng đầy đủ mong muốn, nhu cầu di chuyển của họ.
Thông qua sử dụng nền tảng công nghệ thông tin, điện thoại viễn thông, điện thoại thông minh, xe buýt theo yêu cầu đặc biệt thu hút khách hàng và giúp tăng đáng kể số lượng hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt ở Trung Quốc. Thành công của dịch vụ này phần lớn nhờ những nỗ lực của các cơ quan chức chính phủ trong việc đánh giá nhu cầu đi lại theo thời gian thực, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, dịch vụ có tính linh động và tương tác cao thông qua bốn bước cơ bản (khảo sát đi lại, gọi cho khách hàng, đặt chỗ và mua vé).
Các nước châu Âu chính phủ và địa phương phối hợp quản lý xe buýt
Tại Italia, các cơ quan quốc gia và địa phương phối hợp chặt chẽ trong quản lý vận tải xe buýt, trong đó Cơ quan Quốc gia về An toàn Giao thông Vận tải (ANSF) cùng với Cơ quan Đường bộ (Agenzia per la mobilità) chịu trách nhiệm chính. Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách và quy định liên quan đến vận tải hành khách đối với tất cả các phương tiện, bao gồm cả xe buýt.
Ngoài ra, các công ty vận tải tư nhân cũng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ và quản lý vận chuyển hành khách, trong đó ATAC, ATM và GTT đang là những nhà cung cấp dịch vụ chính tại các thành phố lớn, như: Rome, Milan, Turin. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận tải hành khách, công nghệ tiên tiến đã được áp dụng cùng với đó là việc công bố rõ ràng, thường xuyên thông tin vận tải tại các trạm xe như: giá vé, lịch trình chuyến đi... Xe buýt thường kết nối với các phương tiện giao thông khác như: tàu hỏa, metro, giúp hành khách dễ dàng chuyển tiếp giữa các phương tiện.
Anh là một trong những quốc gia có hệ thống xe buýt phát triển nhất với việc vận chuyển lên đến 12 triệu lượt khách/ngày, chiếm 50% tổng số lượt vận tải công cộng.
Hệ thống xe buýt chủ yếu do nhà nước quản lý, đầu tư và phát triển. Khối tư nhân vẫn có thể tham gia, tuy nhiên cần phải đáp ứng một số điều kiện như phải có giấy phép vận hành (O), đáp ứng yêu cầu từ Ủy ban Giao thông địa phương.
Nhận thức được những ưu thế của xe buýt đối với việc vận chuyển hành khách, như: dễ tiếp cận và có chi phí phải chăng, Chính phủ Anh liên tục đầu tư đổi mới hệ thống, tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như tăng cường thêm phương tiện thân thiện môi trường để hạn chế khí thải.
Trong nỗ lực giảm thiểu lượng xe cá nhân, tăng sử dụng phương tiện công cộng, Chính phủ Anh đã hỗ trợ lên tới 250 triệu bảng Anh/năm cho các dịch vụ xe buýt. Chính sách này không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vận hành giảm giá vé, thu hút thêm lượng hành khách mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Khoản hỗ trợ trên sẽ giao cho chính quyền địa phương để điều phối, hỗ trợ các dịch vụ xe buýt cần thiết trong khu vực.
Còn ở Pháp, hoạt động quản lý xe buýt là sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp vận tải. Mỗi cấp chính quyền có trách nhiệm cụ thể, bảo đảm hệ thống xe buýt hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của người dân. Trong đó, các cơ quan trung ương đặt ra các quy định chung về an toàn, chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn kỹ thuật cho xe buýt.
Ngoài ra, những cơ quan này cũng cung cấp các hỗ trợ tài chính cho dự án xe buýt lớn, đặc biệt là các dự án liên quan đến công nghệ mới hoặc các khu vực có nhu cầu cao.
Các cơ quan địa phương lập kế hoạch phát triển mạng lưới xe buýt, xác định các tuyến đường, điểm dừng, tần suất chạy xe phù hợp với nhu cầu của từng khu vực. Những cơ quan này đóng góp vào chi phí vận hành, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các doanh nghiệp vận tải.
Bên cạnh đó, Chính phủ Pháp cũng hợp tác với các doanh nghiệp tư nhân để cung cấp các doanh nghiệp xe buýt. Các doanh nghiệp này chịu trách nhiệm về điều hành xe buýt, tuyển dụng nhân viên vào bảo dưỡng phương tiện.
Luật Anh
QTO - Nhiều công ty đang chuyển hướng sang đầu tư ở Malaysia, bởi lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
QTO - Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng vào việc hạ lãi suất sẽ giúp kích thích chi tiêu, từ đó tạo đà phục hồi cho lĩnh vực bất động sản.
QTO - Vào ngày 12/9, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản đã công bố danh sách 9 ứng cử viên sẽ tham gia cuộc bầu cử lãnh đạo đảng vào ngày 27/9...
QTO - Giá thành cao đang ngăn cản người tiêu dùng châu Âu tiếp cận với xe điện.
QTO - Bộ trưởng Tư pháp Thụy Điển cho biết việc xóa bỏ nạn bạo lực ở nước này sẽ phải mất một thập kỷ hoặc hơn do mức độ phức tạp và tính chất nghiêm trọng...
QTO - Theo một nghiên cứu môi trường mới nhất, Ấn Độ đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhưa, với việc chiếm gần 1/5 lượng rác thải nhựa toàn cầu. Các chuyên gia...
QTO - Cơn bão mạnh nhất châu Á trong năm 2024 đã tàn phá cơ sở hạ tầng những đi qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến cuộc...
QTO - Thành công của tựa game hành động hấp dẫn này không chỉ giúp quốc gia tỷ dân đạt được mục tiêu lan tỏa nền văn hóa truyền thống ra toàn thế giới mà...
QTO - 403 cá nhân đã bị bắt giữ do tạo video khiêu dâm deepfake kể từ năm 2021 -theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. Điều này khẳng định nỗ lực của...
QTO - Việc xử phạt được xem xét khi nhiều bộ trưởng Israel được cho phát ngôn mang tư tưởng cực đoan về xung đột tại Gaza.
QTO - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh các loại hình giao thông ít phát thải, vận hành bằng...