{title}
{publish}
{head}
Chính phủ Trung Quốc kỳ vọng vào việc hạ lãi suất sẽ giúp kích thích chi tiêu, từ đó tạo đà phục hồi cho lĩnh vực bất động sản.
Hàng chục thành phố cắt giảm lãi suất thế chấp
Từng là trụ cột chính của nền kinh tế quốc gia, thị trường bất động sản Trung Quốc đã rơi vào tình trạng trì trệ kể từ tháng 8/2020, khi chính phủ đưa ra chính sách “ba lằn ranh đỏ” nhằm kiềm chế tình trạng vay mượn ồ ạt của các nhà phát triển bất động sản.
Kể từ đó nhiều chủ dự án đã bán nhà nhằm kiếm thêm thu nhập để trang trải các khoản nợ cũng như hạn chế rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế thiếu ổn định.
Năm nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã hạ lãi suất cơ bản kỳ hạn 5 năm từ mức 3,95% xuống còn 3,85%. Ngân hàng này cũng đã hạ mức trần đối với các khoản thế chấp dành cho nhà mới và nhà cũ trên toàn quốc.
Một cao ốc ở Trung Quốc - Ảnh: SCMP
Động thái này dẫn đến việc hàng chục thành phố của Trung Quốc cắt giảm lãi suất thế chấp xuống còn 3,2% và một số thành phố khác xuống dưới 3%. Theo dữ liệu của chính phủ, lãi suất trung bình cho các khoản thế chấp mới là 3,45% vào tháng 6, giảm so với mức 4,27% vào tháng 9 năm ngoái.
Những công ty bất động sản đã nắm bắt cơ hội để thu hẹp các khoản nợ cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Li Wen, giám đốc nhân sự tại một doanh nghiệp nhà nước ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, đã trả hết 200.000 nhân dân tệ (28.170 USD) nợ vay mua nhà trước thời hạn vào tháng 1 khi lãi suất đã giảm từ 5,39% xuống còn 4,3% sau một vài đợt cắt giảm lãi suất kể từ năm ngoái.
Những người khác tận dụng việc cắt giảm lãi suất để trả nợ thế chấp hoặc vay mua nhà.
Theo dữ liệu của Tập đoàn Ngân hàng Úc và New Zealand (ANZ), trong mỗi tháng năm 2023, trung bình 450 tỷ nhân dân tệ (63,3 tỷ USD) tiền thế chấp đã được thanh toán trước hạn. Số tiền thanh toán đã tăng lên 600 tỷ nhân dân tệ (84,58 tỷ USD) trong 7 tháng đầu năm nay, tương đương với 15% doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong giai đoạn này.
Dữ liệu cho thấy tính đến cuối tháng 6, tổng nợ thế chấp tại Trung Quốc đã giảm xuống còn 37,79 nghìn tỷ nhân dân tệ (5,3 nghìn tỷ USD), mức thấp nhất trong gần ba năm.
Không những vậy, Trung Quốc có thể cắt giảm lãi suất thế chấp chưa thanh toán lên tới 50 điểm cơ bản ngay từ tháng này và giảm tổng cộng 80 điểm cơ bản vào năm sau, theo một báo cáo gần đây của Bloomberg.
Chen Wenjing, giám đốc nghiên cứu thị trường tại China Index Academy, cho biết: “Việc giảm thêm lãi suất thế chấp chưa thanh toán sẽ giúp giảm chi phí cho những người sở hữu nhà hiện tại cũng như thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư”.
Không thể thúc đẩy thị trường bất động sản trong thời gian dài
Tuy nhiên, theo một số nhà phân tích, các biện pháp này chỉ có thể hỗ trợ tiêu dùng phục hồi trong ngắn hạn mà không thể tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản trong thời gian dài.
Ricky Tsang, giám đốc của S&P Global Ratings, cho biết: “Chúng tôi cho rằng các biện pháp này sẽ không có nhiều tác dụng trong việc thúc đẩy nhu cầu trên thị trường bất động sản Trung Quốc”.
Ông cho biết thêm: “Dù người sở hữu nhà có thể giảm bớt gánh nặng vay vốn nhờ việc cắt giảm lãi suất, nhu cầu về bất động sản vẫn hạn chế do nền kinh tế suy yếu và giá nhà giảm”.
Xing Zhaopeng, chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc tại ANZ, cho biết dù mức giảm 80 điểm cơ bản gần như phù hợp với kỳ vọng của thị trường, tác động mang lại vẫn tương đối hạn chế.
Ông nói: “Những động thái này có thể giúp giảm các khoản thanh toán thế chấp sớm, nhưng không đủ để đưa thị trường bất động sản trở lại bình thường”. Chuyên gia này nhận định lợi suất cho thuê thấp trên toàn quốc với khoảng 3% ở các thành phố hạng hai và hạng ba và khoảng 2% ở các thành phố hạng nhất là một trong những rào cản lớn đối với việc mua nhà.
Người mua cũng vẫn thận trọng trong bối cảnh giá nhà giảm mạnh.
Vào tháng trước, giá nhà mới tại Trung Quốc đã giảm 5,7 % so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất trong vòng 9 năm, theo số liệu chính thức công bố hôm thứ Bảy. Trong khi đó, doanh số bán theo hợp đồng vào tháng 8 đã giảm 10% so với tháng trước đó và giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái, theo China Real Estate Information Corporation.
Xing của ANZ cho biết: “Nếu chính phủ không triển khai các biện pháp kích thích lớn nào đáng kể để nâng lợi suất cho thuê lên mức cao hơn lãi suất thế chấp, bất động sản ở Trung Quốc vẫn không hoàn toàn phục hồi”.
Long Hải
QTO - Những gói hỗ trợ tài chính liên tục được Bắc Kinh tung ra nhằm giúp vực dậy nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn.
QTO - Lục địa già vẫn luôn gặp khó khăn trong việc tìm nguồn thay thế khí đốt từ Nga.
QTO - Vào ngày 12/9, Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản đã công bố danh sách 9 ứng cử viên sẽ tham gia cuộc bầu cử lãnh đạo đảng vào ngày 27/9...
QTO - Giá thành cao đang ngăn cản người tiêu dùng châu Âu tiếp cận với xe điện.
QTO - Bộ trưởng Tư pháp Thụy Điển cho biết việc xóa bỏ nạn bạo lực ở nước này sẽ phải mất một thập kỷ hoặc hơn do mức độ phức tạp và tính chất nghiêm trọng...
QTO - Theo một nghiên cứu môi trường mới nhất, Ấn Độ đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhưa, với việc chiếm gần 1/5 lượng rác thải nhựa toàn cầu. Các chuyên gia...
QTO - Cơn bão mạnh nhất châu Á trong năm 2024 đã tàn phá cơ sở hạ tầng những đi qua, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến cuộc...
QTO - Thành công của tựa game hành động hấp dẫn này không chỉ giúp quốc gia tỷ dân đạt được mục tiêu lan tỏa nền văn hóa truyền thống ra toàn thế giới mà...
QTO - 403 cá nhân đã bị bắt giữ do tạo video khiêu dâm deepfake kể từ năm 2021 -theo báo cáo của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia. Điều này khẳng định nỗ lực của...
QTO - Việc xử phạt được xem xét khi nhiều bộ trưởng Israel được cho phát ngôn mang tư tưởng cực đoan về xung đột tại Gaza.
QTO - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh các loại hình giao thông ít phát thải, vận hành bằng...
QTO - ICRC cho biết tính đến cuối tháng 6/2024, châu Phi đứng đầu về số lượng người mất tích và số lượng trẻ em lang thang, cơ nhỡ.