{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, chuối mật mốc xã Tân Long, huyện Hướng Hóa trở thành sản phẩm hàng hóa được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Chuối mật mốc Tân Long có đặc điểm trái to, tròn, nải nhiều quả, có mùi thơm, ngọt nên người tiêu dùng rất ưa chuộng, nhất là vào dịp Tết và các lễ cúng trong gia đình. Ngoài ra, thân cây chuối còn tận dụng cho việc chăn nuôi gia súc rất hiệu quả.
Người dân xã Tân Long phấn khởi khi sản phẩm chuối mật mốc bán với giá cao - Ảnh: N.V
Chủ tịch UBND xã Tân Long Võ Văn Cương cho biết, hiện nay trên địa bàn xã có 750 ha chuối mật mốc với 250 hộ trồng. Trước đây, người dân chủ yếu trồng các loại nông sản như ngô, sắn, lúa rẫy năng suất thấp, thị trường tiêu thụ bấp bênh nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Từ khi người dân tập trung phát triển cây chuối theo hướng thị trường đã mang lại thu nhập ổn định, nhiều hộ từ đói nghèo trở thành khá giả, xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm các loại phương tiện đi lại, nghe nhìn đắt tiền.
Nhiều hộ đã mạnh dạn trang bị máy móc hiện đại phục vụ sản xuất, mở rộng diện tích như hộ ông Lê Thăng, Võ Ngọc Thiềm ở thôn Yên Thuận, ông Lê Công Sự thôn Long An, ông Lê Trọng Tính thôn Long Giang hằng năm thu nhập từ 300-500 triệu đồng. Từ việc trồng chuối mật mốc đã tạo việc làm cho người dân, đặc biệt cho đồng bào dân tộc thiểu số của 2 thôn Xi Núc và Làng Vây. Nhờ đó, đời sống người dân trên toàn xã nói chung, 2 thôn đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã ổn định. Trong số 87 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đến nay đã có 30% hộ có nhà kiên cố, mỗi năm thoát nghèo từ 2- 3 hộ. Năm 2023, toàn xã chỉ còn 4,58% hộ nghèo.
Để đạt được kết quả đó, xã Tân Long đã xác định cây chuối là cây chủ lực trong phát triển kinh tế tại địa phương. Cấp ủy, chính quyền xã Tân Long tập trung chỉ đạo người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó chú trọng xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Thái Lan.
UBND xã vận động người dân mạnh dạn áp dụng mô hình trồng chuối cấy mô, chủ động nước tưới, áp dụng cơ giới vào sản xuất, nhờ đó sản phẩm chuối mật mốc tại địa phương đã được cấp mã vùng trồng để truy xuất nguồn gốc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm chuối theo quy định.
Đồng thời đề xuất với cấp trên đưa diện tích trồng chuối trên địa bàn xã vào quy hoạch và đầu tư xây dựng chợ nông sản để thuận tiện cho việc trao đổi hàng nông sản nói chung và sản phẩm chuối mật mốc trên địa bàn nói riêng. UBND xã tích cực phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức hội nghị liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các công ty trên địa bàn để bao tiêu sản phẩm nên người dân rất yên tâm phát triển loại cây đặc sản này.
Cơ sở chuối sấy dẻo của vợ chồng chị Nhung tạo công ăn việc làm cho 30 lao động địa phương-Ảnh: VÕ DŨNG
Khi đề cập về triển vọng của cây chuối mật mốc trên địa bàn xã Tân Long nói riêng và huyện Hướng Hóa nói chung, ông Hồ Quốc Trung, Phó Phòng Nông nghiệp &PTNN huyện Hướng Hóa cho biết, những năm gần đây, cây chuối mật mốc được trồng khá nhiều trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Năm 2021- 2022, do chịu tác động của thiên tai, đặc biệt là ảnh hưởng COVID-19 kéo dài nên chuối rớt giá do sức tiêu thụ trong nước giảm, khó xuất khẩu qua Trung Quốc, nhiều hộ trồng chuối chuyển sang trồng cây khác làm giảm về diện tích.
Từ đầu tháng 3/2023 trở lại đây, thị trường Trung Quốc, Thái Lan đẩy mạnh nhập khẩuchuối của huyện Hướng Hóa nên giá chuối mật mốc tăng gấp đôi. Đến nay, toàn huyện có 3.048 ha, đạt 100,4% kế hoạch trồng của huyện, trong đó có 2.916,3 ha đã cho thu hoạch, sản lượng ước đạt 42.053,2 tấn/năm”.
Chuối, được người dân trồng nhiều ở vùng Lìa - Ảnh: N.K
Đặc biệt, thời gian gần đây, quả chuối đã được các cơ sở chế biến trên địa bàn đẩy mạnh thu mua, một số lượng sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan nên giá cao, bình quân đạt 5.000 đồng/kg, có thời điểm giá tăng đến 8.000 đồng/kg giúp người trồng chuối yên tâm đầu tư phát triển. Trên địa bàn huyện hiện có 3 cơ sở chế biến, bảo quản sản phẩm chuối gồm Công ty TNHH Green Globe, công suất 60-70 tấn/năm; Công ty My Anh Khe Sanh, công suất 27-36 tấn/năm; cơ sở sản xuất chuối sấy Chánh Nhung, công suất 20-25 tấn/năm và một số cơ sở nhỏ lẻ khác.
Điều đáng phấn khởi nữa là diện tích trồng chuối đã được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận an toàn thực phẩm nhờ được trồng không sử dụng phân bón hóa chất và các chất độc hại, đạt tiêu chuẩn VietGap và tương đương. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 7 ha chuối VietGap, trong đó 5 ha của Công ty TNHH Green Globe, 2 ha của cơ sở sản xuất chuối sấy Chánh Nhung. Diện tích sản xuất được cấp mã số vùng trồng, các sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc gồm 9 mã vùng trồng với diện tích 2.057,7ha.
Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chú trọng đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với khai thác, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái. Đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư, duy trì ổn định diện tích chuối hiện có, xây dựng, quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP cũng như đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống hạ tầng trong nông nghiệp để phát triển kinh tế ở địa phương.
Nguyễn Vinh
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...
QTO - Trong bối cảnh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng tinh vi, các cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý...
QTO - Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ...
QTO - Đến xã Gio An, huyện Gio Linh trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được niềm phấn khởi của cán bộ và người dân nơi đây về sự kiện quan trọng của...
QTO - Năm 2024, sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh đạt kết quả nổi bật khi nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kết hoạch đề ra, là một năm được mùa toàn diện. Có...
QTO - Trước thực trạng cây chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông có nguy cơ bị suy thoái về giống, thời gian qua các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp...
QTO - Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du...
QTO - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát đồng hành của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của UBND tỉnh, cùng với nỗ lực,...
QTO - Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào các khâu trong...
QTO - Quảng Trị là địa phương có tiềm năng trong phát triển các mô hình du lịch nông thôn với khá nhiều điểm có thể phát triển và công nhận điểm du lịch....
QTO - Ngày 22/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gio Linh tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt. Tại buổi lễ...
QTO - Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Nguyễn Đức Tri (sinh năm 1959), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt...