Cập nhật:  GMT+7

Thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt: Bước khởi động tích cực

Ngày 22/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gio Linh tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt. Tại buổi lễ đã kết nạp 60 đoàn viên vào tổ chức công đoàn và trao quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt. Đây là nghiệp đoàn cơ sở nghề cá đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được thành lập, nhằm quy tụ ngư dân, người lao động làm nghề khai thác hải sản trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt: Bước khởi động tích cực

Ngư dân thị trấn Cửa Việt chuẩn bị ra khơi -Ảnh: Đ.T

Giải pháp để tập hợp người lao động gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam

Phân tích sự cần thiết thành lập nghiệp đoàn cơ sở nói chung, Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt nói riêng, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Quảng Trị Nguyễn Thị Hoài Lê cho biết, Điều 10 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam xác định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; được cụ thể hóa thông qua Luật Công đoàn 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, ngoài công đoàn cơ sở ở các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp thì nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Qua hơn 9 năm hình thành và phát triển, từ lúc thành lập thí điểm 2 nghiệp đoàn cơ sở nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi, đến nay cả nước đã thành lập 90 nghiệp đoàn cơ sở nghề cá tại 16/28 tỉnh, thành phố có biển với gần 18.000 đoàn viên và 5.239 tàu cá có công suất máy trên 90CV hoặc có chiều dài từ 15m trở lên.

Nghiệp đoàn nghề cá Việt Nam đã dần khẳng định được vai trò là tổ chức đại diện cho quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và lao động nghề cá trên biển, góp phần phát triển và xây dựng nghề cá Việt Nam từng bước hiện đại, bền vững, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Ở tỉnh Quảng Trị, qua khảo sát, LĐLĐ tỉnh nhận thấy, những năm qua, những người lao động đang làm việc trên các tàu khai thác thủy sản có số lượng khá đông, khoảng 200 người. Tuy nhiên, người lao động trong lĩnh vực này chưa có tổ chức đứng ra bảo vệ quyền lợi. Mặt khác, đây là mô hình hoạt động thường xuyên biến động, phân tán.

Từ thực tiễn trên, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tập trung chỉ đạo và xem việc thành lập các nghiệp đoàn cơ sở nhằm tập hợp người lao động hoạt động hợp pháp trong nghề cá là giải pháp để tập hợp, thu hút người lao động gia nhập vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.

“Chúng tôi đã phối hợp với các cấp, các ngành liên quan để tuyên truyền vận động người lao động nghề cá ở thị trấn Cửa Việt gia nhập nghiệp đoàn cơ sở nghề cá. Người lao động đã hiểu khi tham gia nghiệp đoàn, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động sẽ được tổ chức công đoàn chăm lo, bảo vệ. Những ý kiến, nguyện vọng của người lao động sẽ được nghiệp đoàn phản ánh kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Nghiệp đoàn là điểm tựa tinh thần, là nơi đoàn viên chia sẻ, hỗ trợ, động viên, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, trong cuộc sống. Nghiệp đoàn cũng là nơi tuyên truyền vận động đoàn viên thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và động viên đoàn viên ra sức thi đua lao động, sản xuất, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Vì vậy, trong thời gian qua đã có 60 người lao động nghề cá ở thị trấn Cửa Việt viết đơn gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam và thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt là nơi đoàn viên sinh hoạt”, bà Nguyễn Thị Hoài Lê chia sẻ.

Triển khai các hoạt động đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên

Khi là đoàn viên Công đoàn Việt Nam, các đoàn viên có những quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định. Riêng đối với nhiệm vụ, quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, trước hết là đại diện cho đoàn viên quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên để tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ hoặc phản ánh, kiến nghị, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.

Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.

Bên cạnh đó, tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; vận động đoàn viên và người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, cuộc sống. Tích cực chia sẻ ngư trường khai thác thủy sản, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tham gia cứu hộ, cứu nạn, cung cấp thông tin kịp thời đến các cơ quan chức năng về các trường hợp cứu hộ, cứu nạn trên biển, các trường hợp tàu thuyền bị hư hỏng, người lao động bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật để có phương án hỗ trợ. Đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật.

“Sau khi thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, đề nghị LĐLĐ huyện Gio Linh tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương và đồn biên phòng tiếp tục tuyên truyền vận động người lao động nghề cá gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Đồng thời đề nghị LĐLĐ huyện quan tâm hỗ trợ, hướng dẫn Ban Chấp hành Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt xây dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên, tổ chức các hoạt động đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên. Đặc biệt là phối hợp tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Phối hợp trong công tác đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên nghiệp đoàn; hỗ trợ giúp đỡ ngư dân vươn khơi bám biển để sản xuất và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, bà Nguyễn Thị Hoài Lê nhấn mạnh.

Có thể thấy, việc thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt là bước khởi động tích cực trong quá trình vận động người lao động khu vực phi chính thức gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam. Việc thành lập các nghiệp đoàn cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và hoạt động hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy công tác phát triển đoàn viên, có thêm nhiều công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Đan Tâm

Tin liên quan:
  • Thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt: Bước khởi động tích cực
    Thành lập mới 23 công đoàn cơ sở

    Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, trong 9 tháng đầu năm 2024, liên đoàn lao động (LĐLĐ) các huyện, thị xã, thành phố, các công đoàn ngành, Công đoàn Viên chức tỉnh Quảng Trị đã vận động thành lập mới được 23 CĐCS và kết nạp 401 đoàn viên ở các công đoàn này; kết nạp 1.411 đoàn viên ở những nơi đã có CĐCS.

  • Thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt: Bước khởi động tích cực
    Đẩy mạnh phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở

    Thời gian qua, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh có nhiều giải pháp và cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động nhằm tập trung phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh. Nhờ vậy, số lượng và chất lượng đoàn viên, CĐCS không ngừng được nâng lên. Qua đó, nâng cao vai trò, vị trí của tổ chức công đoàn, nhất là vai trò đại diện, chăm lo cho người lao động (NLĐ).


Đan Tâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân
2025-01-08 05:25:00

QTO - Vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Thời điểm này, ngành nông nghiệp,...

Bước qua “lời dạy” của Yàng

Bước qua “lời dạy” của Yàng
2024-11-30 05:55:00

QTO - Cho đến tận bây giờ, trong ánh hồi quang ký ức chưa xa của Hồ Ước, Hồ Văn Cu Ta vẫn còn văng vẳng lời của già làng, dân bản rằng trong các hoạt động...

Đi Hàn Quốc làm ngư nghiệp

Đi Hàn Quốc làm ngư nghiệp
2024-11-30 05:30:00

QTO - Sau gần 20 năm thực hiện việc đưa người lao động sang Hàn Quốc làm nghề ngư nghiệp theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long