{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và đạt được những kết quả tích cực. Nhờ vậy, tỉ lệ hộ nghèo hằng năm giảm đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.
Sử dụng đài truyền thanh thông minh tuyên truyền giảm nghèo thông tin ở xã Tân Thành, huyện Hướng Hoá - Ảnh: N.T
Trên cơ sở hướng dẫn của trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng các ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện chương trình; phối hợp Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai các phong trào, cuộc vận động chăm lo cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn như: Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Tết vì người nghèo”, “Xóa nhà tạm”...
Phòng lao động - thương binh và xã hội các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn tích cực triển khai kế hoạch thực hiện chương trình phù hợp với tình hình thực tế từng địa phương. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác giảm nghèo nâng cao nhận thức, từng bước xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và phát huy ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân. Triển khai điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm theo đúng quy định, tổng hợp và phân loại các nhóm đối tượng nghèo để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ hợp lý.
Qua 3 năm triển khai, các dự án, tiểu dự án thành phần thuộc chương trình được thực hiện có hiệu quả, khơi dậy ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo của người dân như: đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, hỗ trợ nhà ở, truyền thông và giảm nghèo về thông tin, chính sách tín dụng ưu đãi...
Trong đó, việc hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH cho huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được quan tâm. Tại huyện nghèo Đakrông, có 88 công trình dự án về giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, nước sinh hoạt, văn hoá, thể dục - thể thao... được đầu tư và duy tu, bảo dưỡng 96 công trình bị xuống cấp, hư hỏng. Tỉnh còn bố trí 32.520 triệu đồng đối ứng đầu tư 4 công trình đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, chợ trung tâm khu vực và sân vận động huyện Đakrông.
Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, đã đầu tư xây dựng 31 công trình, dự án về giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, điện, văn hóa, thể thao và duy tu, bảo dưỡng 21 công trình; tỉnh bố trí 15.500 triệu đồng vốn đối ứng xây dựng 1 hệ thống cấp nước tập trung ở huyện đảo Cồn Cỏ (giai đoạn 2).
Chương trình cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực giúp hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần thay đổi tư duy, tập quán canh tác, giúp người dân chăn nuôi hiệu quả. Trong giai đoạn 2021-2024, toàn tỉnh xây dựng được 168 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất với 3.690 hộ tham gia.
Tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, dạy nghề, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, máy móc, thiết bị sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất cho đối tượng thụ hưởng chương trình. Thực hiện 54 mô hình, dự án sản xuất nông nghiệp với 895 hộ tham gia. Về phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững, có 11 công trình, dự án được đầu tư tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các địa phương rất quan tâm truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm; hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thực hiện Dự án 5 về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, tính đến 15/6/2024 đã xây mới 819 nhà, sửa chữa 148 nhà; ước đến 31/12/2024 xây mới 1.273 nhà ở; sửa chữa 322 nhà ở. Toàn tỉnh hỗ trợ xây mới 3.174 nhà ở, sửa chữa 654 nhà cho hộ nghèo và các đối tượng khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí thực hiện 198.850 triệu đồng. Đã mua cấp 520.707 lượt thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí thực hiện 415.653 triệu đồng.
Hỗ trợ khám, chữa bệnh 41,849 lượt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí hỗ trợ trên 20,05 tỉ đồng. Thực hiện miễn, giảm học phí hơn 13.943 lượt học sinh hộ nghèo, cận nghèo/năm với tổng số tiền thực hiện hằng năm hơn 5.134 triệu đồng. Hằng năm, hỗ trợ chi phí học tập cho 34.142 lượt học sinh mồ côi, khuyết tật, hộ nghèo; học sinh học ở thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo với kinh phí thực hiện trên 43.060 triệu đồng...
Thông qua chương trình, người nghèo trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhờ đó, từ năm 2022-2024, toàn tỉnh đã giảm được 7.590 hộ nghèo và cận nghèo, giảm tỉ lệ nghèo đa chiều 4,26% (bình quân mỗi năm giảm 1,49%), trong đó hộ nghèo giảm 6.994 hộ tương ứng giảm 4,02%, bình quân giảm 1,34%/năm.
Những kết quả bước đầu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững góp phần hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội và tạo sinh kế bền vững cho người nghèo, tạo động lực để họ vươn lên, ổn định cuộc sống. Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm người đứng đầu trong công tác giảm nghèo. Triển khai các dự án, tiểu dự án, chính sách giảm nghèo thường xuyên, tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo. Nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác giảm nghèo. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá; thanh tra, kiểm tra thực hiện chương trình.
Ngọc Trang
QTO - Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử...
QTO - Trong bối cảnh nhiều hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng tinh vi, các cơ quan chức năng đang tăng cường rà soát, kiểm tra và xử lý...
QTO - Đến xã Gio An, huyện Gio Linh trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được niềm phấn khởi của cán bộ và người dân nơi đây về sự kiện quan trọng của...
QTO - Năm 2024, sản xuất nông nghiệp huyện Gio Linh đạt kết quả nổi bật khi nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kết hoạch đề ra, là một năm được mùa toàn diện. Có...
QTO - Trước thực trạng cây chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông có nguy cơ bị suy thoái về giống, thời gian qua các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp...
QTO - Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du...
QTO - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát đồng hành của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của UBND tỉnh, cùng với nỗ lực,...
QTO - Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào các khâu trong...
QTO - Quảng Trị là địa phương có tiềm năng trong phát triển các mô hình du lịch nông thôn với khá nhiều điểm có thể phát triển và công nhận điểm du lịch....
QTO - Ngày 22/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gio Linh tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt. Tại buổi lễ...
QTO - Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Nguyễn Đức Tri (sinh năm 1959), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt...
QTO - Những năm qua, xác định hạ tầng giao thông phải đi trước trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh của thành phố Đông...