{title}
{publish}
{head}
Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du lịch sự kiện. Thời gian qua, các loại hình du lịch ở vùng này đã thực sự hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm.
Điểm du lịch cộng đồng Chênh Vênh, xã Hướng Phùng thu hút nhiều du khách -Ảnh:T.L
Suối A Lao, ở thôn Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông là điểm du lịch cộng đồng lý tưởng thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm. Vào mùa hè và những thời điểm nghỉ lễ dài ngày, lượng khách đặt chỗ ăn uống, khám phá các dịch vụ tại suối A Lao tăng đột biến. Tổ hợp tác du lịch cộng đồng đã chủ động chỉnh trang điểm đến, đầu tư chòi tre kiên cố, niêm yết bảng giá dịch vụ nhằm mang đến cho du khách những ấn tượng tốt nhất.
Một điểm du lịch nổi tiếng khác được nhiều người quan tâm là du lịch cộng đồng ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng. Đây là mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của huyện Hướng Hóa. Điểm du lịch này được giao cho 5 hộ tại xóm Rờ Vê quản lý với mục đích giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc thiểu số Vân Kiều.
Đến với Chênh Vênh du khách được trải nghiệm đời sống thường ngày của người dân; xem người dân trình diễn văn hóa bản địa như: các sinh hoạt ở nhà sàn, trang phục truyền thống, các tiết mục văn hóa, văn nghệ với những điệu múa cồng chiêng, làn điệu dân ca tà oải, xa nớt; du khách hòa mình ngắm cảnh, thả diều, cắm trại tại đồi Sa Mươi và tham quan rừng tre vầu, thưởng thức ẩm thực ...Điều này thu hút du khách đến với Chênh Vênh ngày càng đông.
Một góc của điểm du lịch nông nghiệp Farmstay Vườn nhiệt đới ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp -Ảnh:T.L
Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Phan Ngọc Long cho biết, điểm du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến khám phá, trải nghiệm. Tháng 12 là bắt đầu mùa du lịch hằng năm ở vùng này.
Tại điểm du lịch có 21 người dân địa phương chuyên phục vụ du khách. Vào những dịp lễ, Tết khách đến rất đông, công suất sử dụng của khu đạt 100%, những ngày thường công suất đạt 50%.
Trung bình mỗi năm khu du lịch đón khoảng hơn 2.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú ước tính 450 người. Hiện các gia đình ở xóm Rờ Vê đã trang trí lại các homestay, cải tạo cảnh quan chuẩn bị mùa đón đón du khách.
Đến với miền núi Quảng Trị, du khách rất tâm đắc với điểm du lịch nông nghiệp farmstay Vườn nhiệt đới ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa. Anh Nguyễn Văn Mễ, chủ khu nghỉ dưỡng này cho biết, khu du lịch được triển khai trên diện tích đất 10.000 m2 của gia đình.
Anh Mễ xây dựng điểm này thành địa chỉ du lịch nông nghiệp với nhiều khu vực như: 5 nhà lưu trú có sức chứa từ 30-50 khách; nhà kính ươm và trưng bày các loài hoa, vườn hoa nhiệt đới, vườn cây ăn quả, ao cá...Mùa cao điểm khu nghỉ dưỡng khai thác đến 80% công suất, thời gian còn lại trong năm trung bình khoảng 50% công suất. Khách đến với khu nghỉ dưỡng gồm trong tỉnh, ngoài tỉnh và khách nước ngoài.
Đặc biệt, thời gian gần đây có khách từ Nha Trang, Bạc Liêu, Hà Nội đến trải nghiệm với thời gian lưu trú thường là 3 ngày 2 đêm. Khi đến với Farm Vườn nhiệt đới, du khách được trải nghiệm bản sắc văn hóa, ẩm thực địa phương; tham gia các hoạt động trồng cây, hái quả, câu cá. Cùng với đó, du khách còn được giới thiệu, hướng dẫn đến các điểm tham quan trên địa bàn.
Homestay ở thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp -Ảnh:T.L
Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Trần Bình Thuận cho biết, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã tập trung chỉ đạo phát triển loại hình du lịch cộng đồng, homestay, farmstay, qua đó bước đầu hình thành các sản phẩm du lịch khá phong phú, hấp dẫn du khách. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng của địa phương, từng bước được khai thác có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các mục tiêu khác nhau.
Phần lớn các mô hình homestay và farmstay ở Hướng Hóa đều do những người trẻ tuổi xây dựng nên ý tưởng và cách làm luôn mới mẻ và sáng tạo. Huyện đang có 23 mô hình du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tham quan, trải nghiệm, nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần, các dịp lễ, Tết.
Sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Hướng Hóa tập trung vào các nhóm: sản phẩm khai thác giá trị cảnh quan sinh thái, rừng, sông, suối; sản phẩm khai thác hoạt động sản xuất nông nghiệp; sản phẩm khai thác giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô gắn với giá trị văn hóa, di tích lịch sử, lễ hội...
Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã đến khảo sát để lập dự án đầu tư xây dựng mô hình du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương có tiềm năng du lịch ở Hướng Hóa như xã Hướng Việt, Hướng Lập, Hướng Linh, Hướng Phùng, Khe Sanh, Tân Hợp.
Ngoài ra, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khảo sát, tham mưu phương án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với du lịch sinh thái tại thôn Trăng-Tà Puồng, xã Hướng Việt.
Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên phong phú, đặc sắc thì bản sắc văn hóa của các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô là một trong những tiềm năng nổi trội để khai thác, phát triển du lịch của huyện. Những nét văn hóa đặc sắc được người Vân Kiều, Pa Kô bảo tồn, giữ gìn như chính linh hồn của dân tộc mình.
Sự đa dạng, phong phú của văn hóa truyền thống thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực... luôn hấp dẫn, độc đáo khiến du khách muốn tìm hiểu. Với du lịch khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa bản địa theo hướng cộng đồng, Hướng Hóa là nơi lý tưởng để phát triển các hành trình khám phá đa dạng như trekking, tắm thác, cắm trại, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa bản địa và thưởng thức ẩm thực của người Vân Kiều, Pa Kô.
Các hoạt động này sẽ mang lại trải nghiệm sâu, mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và giúp cho người dân có thêm thu nhập, có thêm động lực để bảo vệ rừng và bảo tồn tốt hơn các giá trị văn hóa của đồng bào mình. Để làm tốt việc đó thì cần có sự tham gia và hướng dẫn, đồng hành xuyên suốt, liên tục của những người làm du lịch chuyên nghiệp với người dân.
Tú Linh
QTO - Nhiều vùng đất bời bời cát trắng từng được mệnh danh là “miền đất chết” ở huyện Hải Lăng nay đã biến thành những vùng trồng hoa màu xanh mướt mắt....
QTO - Năm 2024, Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của trung ương, của tỉnh,...
QTO - Năm 2024, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự giám sát đồng hành của HĐND tỉnh, sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kịp thời của UBND tỉnh, cùng với nỗ lực,...
QTO - Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào các khâu trong...
QTO - Quảng Trị là địa phương có tiềm năng trong phát triển các mô hình du lịch nông thôn với khá nhiều điểm có thể phát triển và công nhận điểm du lịch....
QTO - Ngày 22/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gio Linh tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt. Tại buổi lễ...
QTO - Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Nguyễn Đức Tri (sinh năm 1959), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt...
QTO - Những năm qua, xác định hạ tầng giao thông phải đi trước trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh của thành phố Đông...
QTO - Phát huy tinh thần sáng tạo, lập thân, lập nghiệp trên quê hương, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn ở huyện Hướng Hóa có nhiều giải pháp tích cực...
QTO - Với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với hoạt động chuyên...
QTO - Ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030. Về lâu...
QTO - Để từng bước giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua huyện Đakrông đã khắc phục mọi khó khăn, không ngừng sáng tạo...