Cập nhật:  GMT+7

Đa dạng hóa sản phẩm từ chuối mật mốc ở Hướng Hóa

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương cùng với áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở Hướng Hóa đã chế biến thành công nhiều sản phẩm từ chuối mật mốc. Qua đó, góp phần quảng bá sản phẩm đặc trưng và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở địa phương.

Đa dạng hóa sản phẩm từ chuối mật mốc ở Hướng Hóa

Công nhân Nhà máy chế biến nông lâm sản Toàn Cầu đóng gói sản phẩm bột chuối xanh - Ảnh: N.T

Năm 2021, Nhà máy chế biến nông lâm sản Toàn Cầu ở thị trấn Lao Bảo triển khai sản xuất sản phẩm chuối sấy dẻo theo dây chuyền công nghệ hiện đại với vốn đầu tư gần 800 triệu đồng. Do chuối được sấy dẻo bằng công nghệ hiện đại và hoàn toàn tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản nên cho ra sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.

Năm 2022, chuối sấy dẻo của nhà máy được công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao cấp tỉnh. Tháng 10/2023, nhà máy tiếp tục cho ra sản phẩm mới là bột chuối xanh được làm từ nguyên liệu 100% chuối xanh tự nhiên. Sản phẩm được nhà máy bán dưới 2 hình thức là đóng hộp và đóng gói. Hiện giá bán lẻ là 200 nghìn đồng/hộp và 100 nghìn đồng/gói 500 gam.

Sau khi chế biến các sản phẩm từ quả chuối, còn lại vỏ chuối được nhà máy tận dụng làm phân hữu cơ để bón cho cây trồng. Toàn bộ hệ thống chế biến vận hành theo quy trình tuần hoàn, góp phần bảo vệ môi trường. Sản phẩm chuối sấy dẻo, bột chuối xanh của nhà máy có mặt trong các sự kiện lớn của quê hương như: hội chợ, phiên chợ vùng cao của huyện Hướng Hóa; phố đi bộ tại thị trấn Lao Bảo...

Giám đốc Nhà máy chế biến nông lâm sản Toàn Cầu Trương Thị Nhung chia sẻ: “Tận dụng tiềm năng sẵn có kết hợp với mong muốn tạo ra nhiều sản phẩm từ chuối mật mốc, chúng tôi đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp sạch.

Qua đó, nhằm góp phần giải quyết đầu ra sản phẩm cho nông dân, tạo việc làm cho nhiều người dân tại địa phương, riêng nhà máy có 30 lao động. Hy vọng thời gian tới, các sản phẩm của chúng tôi luôn được khách hàng trên khắp mọi miền biết đến và tin dùng nhiều hơn nữa”.

Cách đây 2 năm, chị Mai Thị Thanh Huyền, chủ Cơ sở sản xuất nông sản sạch Ánh Dương ở thị trấn Lao Bảo có ý tưởng kinh doanh mô hình chuối sấy giòn nên đã đầu tư dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại trị giá gần 500 triệu đồng.

Thông qua việc quảng bá sản phẩm trên các trang mạng xã hội, sau gần 1 năm đi vào hoạt động, sản phẩm của cơ sở đã được xuất bán rộng rãi trong, ngoài địa phương, góp phần tạo việc làm cho 5 lao động.

Ông Trần Phước Cường, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo cho biết: “Hiện trên địa bàn thị trấn có 3 sản phẩm được chế biến từ quả chuối, đó là chuối sấy dẻo, bột chuối xanh và chuối sấy giòn. Thời gian tới, thị trấn tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để các sản phẩm khẳng định được thương hiệu, uy tín của mình như đăng ký bảo hộ sản phẩm, trưng bày sản phẩm trong các sự kiện, hội chợ, phố đi bộ; có các chính sách hỗ trợ phù hợp để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển hơn nữa về quy mô, chất lượng sản phẩm”.

Không chỉ ở thị trấn Lao Bảo, từ năm 2017, vợ chồng chị Trần Thị Hoài Nhung, thôn An Tiêm, xã Tân Thành đã vay vốn của ngân hàng để xây dựng cơ sở sấy chuối mang thương hiệu Chánh Nhung và trở thành người phụ nữ tiên phong làm chuối sấy ở Quảng Trị.

Hiện chuối sấy Chánh Nhung được công nhận là sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao cấp tỉnh. Để cung cấp kịp thời cho thị trường, chị Nhung mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm nhiều máy sấy chuối, tiêu thụ chuối cho nông dân trong vùng.

Theo khảo sát, đến nay diện tích trồng chuối của huyện Hướng Hóa là 3.048 ha, trong đó có 2.916,3 ha cho thu hoạch với sản lượng ước đạt 42.053,2 tấn/năm, tập trung tại các xã vùng Lìa, Tân Long, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo và một phần diện tích được người dân địa phương thuê đất trồng ở Lào.

Để giải quyết lượng lớn đầu ra chuối mật mốc, huyện đã có nhiều giải pháp như cấp 9 mã số vùng trồng trên cây chuối (xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc); khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư trồng và chế biến sản phẩm từ cây chuối... HĐND huyện Hướng Hóa cũng đã ban hành nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư công trình chợ chuối xã Tân Long với tổng mức đầu tư 11 tỉ đồng; thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2026.

Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã đầu tư trồng và chế biến chuối như: Công ty TNHH Green Globe, Cơ sở chế biến chuối chân không Chánh Nhung, Công ty TNHH sản xuất thực phẩm Long Việt... với tổng sản lượng tiêu thụ, chế biến chuối khoảng hơn 20.100 tấn/năm. Các sản phẩm chế biến từ chuối mật mốc ngày càng đa dạng nhưng vẫn đảm bảo được dinh dưỡng, thơm ngon, tốt cho sức khỏe nên được nhiều người tin dùng.

Việc mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm từ chuối mật mốc của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Hướng Hóa đã góp phần nâng cao giá trị cho chuối quả, giúp duy trì tốt diện tích cây chuối. Đồng thời, giúp nông dân yên tâm sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới.

Ngọc Trang

Tin liên quan:
  • Đa dạng hóa sản phẩm từ chuối mật mốc ở Hướng Hóa
    Hướng Hóa: Giá chuối mật mốc tăng cao, nông dân phấn khởi

    Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão - 2023, chợ chuối trên Quốc lộ 9 đoạn qua xã Tân Long (huyện Hướng Hóa) nhộn nhịp người mua kẻ bán, tư thương từ các tỉnh đổ về mua với số lượng lớn để trung chuyển ra các địa phương kịp thời phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết. Năm nay, giá chuối tăng cao nên người trồng chuối rất phấn khởi.

  • Đa dạng hóa sản phẩm từ chuối mật mốc ở Hướng Hóa
    Nâng cao giá trị chuối mật mốc ở Hướng Hóa bằng công nghệ chế biến tiên tiến

    Nhận thấy lợi thế ở địa phương có nguồn chuối quả mật mốc dồi dào, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng; xu thế thị hiếu khách hàng hiện nay ưu tiên hướng đến những mặt hàng từ nông sản sạch nguyên chất nên vợ chồng anh Lê Hoài Chánh và chị Trần Thị Như Hằng ở thôn Tân Thuận, xã Tân Lập, huyện Hướng Hoá quyết tâm nghiên cứu, đầu tư khởi nghiệp bằng mô hình chuối sấy dẻo. Mặc dù đưa ra thị trường chưa lâu, nhưng với chất lượng sản phẩm đảm bảo, được khách hàng ưa chuộng nên sản phẩm này đang hoàn thành hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP của địa phương.


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nguồn vốn cho tương lai

Nguồn vốn cho tương lai
2024-07-06 05:35:00

QTO - Kể từ năm 2022, khi mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên được điều chỉnh từ 2,5 triệu đồng/tháng lên 4 triệu đồng/tháng, nhiều gia đình có...

Bột ngọt nhập lậu vẫn hoành hành

Bột ngọt nhập lậu vẫn hoành hành
2024-07-03 14:06:00

Vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đồng loạt kiểm tra và phát hiện, xử lý nhiều hộ kinh doanh bột ngọt (mì chính) nhập lậu từ Thái Lan (bột ngọt hiệu “Cái...

Mùa vàng miền biên viễn

Mùa vàng miền biên viễn
2024-07-03 11:02:00

QTO - So với miền xuôi, vụ mùa của bà con dân tộc Vân Kiều trên miền biên cương Hướng Phùng, Hướng Hóa có muộn hơn một chút về thời gian nhưng năm nay thời...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long