Cập nhật:  GMT+7

Chú trọng tiêu chí thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM ở xã dân tộc thiểu số và miền núi

Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy nhiên, nhiều xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn NTM của tỉnh Quảng Trị trong năm 2024, 2025 đều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với xuất phát điểm thấp. Bên cạnh cơ sở hạ tầng (giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa...) thiếu đồng bộ, cần nguồn lực đầu tư lớn thì việc nâng cao thu nhập cho người dân (tiêu chí 10), giảm nghèo (tiêu chí 11) là rào cản lớn trên hành trình về đích NTM của các địa phương này.

Chú trọng tiêu chí thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM ở xã dân tộc thiểu số và miền núi

Trong những mục tiêu của Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh ủy về xây dựng NTM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 9 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn NTM.

Đến nay, đã có 3/9 xã đã đạt chuẩn là Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh); 6 xã còn lại là Hướng Tân, Hướng Phùng, Thuận (huyện Hướng Hóa), Mò Ó, Ba Lòng (huyện Đakrông), Linh Trường (huyện Gio Linh) phấn đấu đạt chuẩn giai đoạn 2024 - 2025.

Tuy nhiên, theo rà soát mới đây của Văn phòng Điều phối NTM, dự kiến 4 xã có khả năng đạt chuẩn NTM đúng tiến độ là Linh Trường, Ba Lòng, Mò Ó, Hướng Phùng; 2 xã còn lại là Hướng Tân và Thuận sẽ khó đạt tất cả các tiêu chí vào năm 2025 vì các tiêu chí đạt được đang rất thấp. Hiện xã Hướng Tân mới đạt 10/19 tiêu chí, xã Thuận đạt 8/19 tiêu chí.

Tháng 8/2024, UBND huyện Hướng Hóa có văn bản đề xuất tỉnh điều chỉnh mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, trong đó đối với giai đoạn 2021-2025, huyện phấn đấu có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM là xã Hướng Phùng; đối với xã Thuận và xã Hướng Tân sẽ phấn đấu đạt từ 14 tiêu chí trở lên.

Theo quy định, để đạt chuẩn NTM năm 2024 thì mức thu nhập bình quân đầu người của mỗi xã là 45 triệu đồng/người/năm, năm 2025 là 48 triệu đồng/người/năm. Đây là tiêu chí cứng và không có sự phân biệt giữa các vùng, miền, địa phương. Đối chiếu với quy định trên thì bình quân thu nhập người dân của các xã phấn đấu đạt chuẩn trong giai đoạn này đều ở mức thấp, cách khá xa mục tiêu cần đạt được.

Cụ thể, xã Ba Lòng và Linh Trường phấn đấu đạt chuẩn năm 2024, nhưng mức thu nhập bình quân đầu người/năm đến cuối năm 2023 của 2 xã lần lượt là 37 triệu đồng và 29,04 triệu đồng. Tương tự, đăng ký đạt chuẩn vào năm 2025, nhưng xã Mò Ó đến cuối năm 2023 mới đạt 25,5 triệu đồng/ người/năm; xã Hướng Phùng mới đạt 25 triệu đồng/người/năm.

Khoảng cách chênh lệch giữa thực tế với mục tiêu cần đạt khá cao trong khi thời gian thực hiện không còn nhiều; điều kiện sản xuất, trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế, quy mô kinh tế nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng thiếu thốn... là áp lực lớn cho các địa phương.

Để phù hợp với hiện trạng, tình hình thực tế các xã, đảm bảo xây dựng NTM đúng thực chất, không chạy theo thành tích, lấy sự hài lòng và chất lượng cuộc sống của người dân làm trọng tâm, các sở, ban, ngành của tỉnh cần phối hợp UBND các huyện rà soát, nắm bắt tình hình thực tế xây dựng NTM ở các xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn 2024, 2025. Từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời có giải pháp hỗ trợ, hướng dẫn địa phương hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Đối với các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, hầu hết đều được sự hỗ trợ đầu tư từ nguồn lực Nhà nước. Riêng đối với tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, bên cạnh sự hỗ trợ từ nguồn lực bên ngoài thì còn cần ý chí, sự chủ động của từng người dân.

Vì vậy, cần “đả thông” tư tưởng trong đội ngũ cán bộ xã, thôn cũng như phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng để lan tỏa những phần việc xây dựng NTM, như tiên phong đóng góp kinh phí, ngày công, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác thế mạnh của địa phương, từ đó làm “đầu tàu” nhằm thay đổi nhận thức, cách nghĩ, cách làm của người dân.

Tùy điều kiện, lợi thế mỗi địa phương lựa chọn giải pháp, hướng đi riêng cho bài toán tăng thu nhập cho người dân, trong đó cần lồng ghép xây dựng NTM với các chương trình hỗ trợ sản xuất cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giảm nghèo bền vững để ưu tiên đầu tư các nhóm tiêu chí về phát triển sản xuất; xây dựng các mô hình sinh kế hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách.

Cùng với đầu tư mô hình sản xuất cần tăng cường tuyên truyền, vận động cũng như cập nhật, trang bị kiến thức và thường xuyên khích lệ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa dần các thói quen, tập quán canh tác lạc hậu, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh việc hỗ trợ các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong giai đoạn 2024 - 2025, các sở, ngành liên quan cần tiếp tục thực hiện công tác giám sát tình hình xây dựng NTM ở các địa phương, nhất là các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi để có sự điều chỉnh, đề xuất hoạt động đỡ đầu xã NTM vùng khó một cách hiệu quả. Đồng thời xem xét đề xuất tỉnh có chính sách đặc thù trong xây dựng NTM đối với xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2026 - 2030.

Mai Lâm

Tin liên quan:
  • Chú trọng tiêu chí thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM ở xã dân tộc thiểu số và miền núi
    Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Với nhiều cách làm thiết thực, thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ “Hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương”, qua đó góp phần tăng cường, củng cố hệ thống sản phẩm do đồng bào các DTTS sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

  • Chú trọng tiêu chí thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM ở xã dân tộc thiểu số và miền núi
    Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc ...

    Thực hiện Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, trong giai đoạn 1 (2021 - 2025) kế hoạch ngân sách trung ương bố trí cho tỉnh Quảng Trị gần 1.479 tỉ đồng để thực hiện 6 dự án: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư những nơi cần thiết; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi, các đơn vị sự nghiệp công lĩnh vực dân tộc; Phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; Truyền thông, tuyên truyền vận động trong vùng đồng bào DTTS, miền núi. Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

  • Chú trọng tiêu chí thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM ở xã dân tộc thiểu số và miền núi
    Thúc đẩy thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, qua 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mang lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Thông qua chương trình, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ và phát huy hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn miền núi ở địa phương.

  • Chú trọng tiêu chí thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM ở xã dân tộc thiểu số và miền núi
    Thực hiện tốt các chính sách tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Trong những năm qua, nhiều chương trình, dự án được triển khai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi huyện Hướng Hóa như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình giảm nghèo bền vững; Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó; Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho ...


Mai Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Ta về ta tắm ao ta...”

“Ta về ta tắm ao ta...”
2024-10-19 05:05:00

QTO - Kể từ sau 1975, nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đất phương Nam luôn là miền đất hứa để đón nhận làn sóng nhập cư từ các tỉnh miền Bắc, miền...

Nghĩa tình từ những suất học bổng

Nghĩa tình từ những suất học bổng
2024-10-12 05:05:00

QTO - Cuối tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua, hai chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường được Báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn, Hội Khuyến học, Sở Giáo dục và...

Chính quyền “cần” doanh nghiệp

Chính quyền “cần” doanh nghiệp
2024-10-05 05:05:00

QTO - Với mục đích hỗ trợ tối đa để phát triển doanh nghiệp, hôm nay 5/10/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị tổ chức “Ngày hội tư vấn thủ tục hành chính...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long