{title}
{publish}
{head}
Truy xuất nguồn gốc thủy sản là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xem xét việc rút “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với hàng thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, giữa tháng 9/2024, đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác thực hiện chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Quảng Trị nêu rõ một trong những tồn tại, hạn chế mà tỉnh cần phải khắc phục ngay là nhật ký khai thác chưa đảm bảo độ tin cậy để thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản. Thời gian EC dự kiến thực hiện đợt kiểm tra lần thứ 5 về chống khai thác IUU tại Việt Nam đang đến gần. Việc khắc phục tồn tại về truy xuất nguồn gốc thủy sản là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Theo đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nhật ký khai thác của ngư dân Quảng Trị chủ yếu là hồi ký (nhiều trường hợp kết thúc chuyến biển, tàu về đến cảng cá, thuyền trưởng mới ghi lại nội dung nhật ký; ghi lại vị trí dựa trên dữ liệu VMS, ghi không đầy đủ các mẻ lưới, nhờ người khác ghi thay...).
Một số trường hợp tàu cá tham gia hoạt động trên biển nhưng cập cảng không có sản lượng, nghi ngờ khả năng thực hiện chuyển tải trên biển, không đáp ứng yêu cầu xác nhận, chứng nhận nguồn gốc sản phẩm theo quy định.
Vấn đề này đã tồn tại từ lâu, nguyên nhân thường được nhắc đến là do chủ tàu cá, thuyền trưởng có trình độ hạn chế; việc ghi nhật ký khai thác thủy sản gặp nhiều khó khăn do hoạt động khai thác trên biển còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, công việc vất vả; ngư dân sợ lộ ngư trường, luồng cá và doanh thu...
Tuy nhiên, có một thực tế là với 4 chuyến biển/năm cũng yêu cầu về nhật ký khai thác thủy sản để làm cơ sở đề nghị hỗ trợ chính sách phát triển thủy sản theo Quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ thì ngư dân lại ghi khá đầy đủ và chi tiết.
Điều này cho thấy có tình trạng ghi nhật ký khai thác sơ sài như trên là do một bộ phận ngư dân cố tình thực hiện đối phó, thiếu tinh thần, trách nhiệm trong việc chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC.
Để khắc phục tồn tại, hạn chế trên cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, đôn đốc, nhắc nhở nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân. Chi cục Thủy sản cần phối hợp chặt chẽ các ngành chức năng như bộ đội biên phòng, ban quản lý cảng cá và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về Luật Thủy sản 2017, các quy định chống khai thác IUU nói chung và việc ghi, nộp nhật ký khai thác nói riêng.
Bên cạnh việc hướng dẫn chủ tàu, thuyền trưởng nâng cao chất lượng ghi nhật ký khai thác cụ thể từng mẻ lưới, ngay sau khi đánh bắt trên biển để thể hiện rõ thời gian, tọa độ, sản lượng, chủng loại khai thác, cần phổ biến về các hình thức xử lý hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản.
Tại Điều 25, Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản có quy định cụ thể mức xử phạt vi phạm về nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản. Đó là chủ tàu, thuyền trưởng sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu - 50 triệu đồng (tùy chiều dài tàu) nếu vi phạm một trong các hành vi: không nộp báo cáo khai thác thủy sản; ghi không đúng hoặc ghi không đầy đủ; không có, không ghi, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản đối với tàu cá.
Ngoài ra, còn bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 1 - 3 tháng nếu tái phạm không ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m - dưới 24 m.
Sau tuyên truyền, phổ biến cần tổ chức cho các chủ tàu khai thác, tàu thu mua ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, trong đó có việc ghi nhật ký khai thác. Nếu chủ tàu, thuyền trưởng vi phạm thì xử phạt nghiêm khắc để răn đe.
Song song với các hoạt động tuyên truyền cần phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc ghi nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản trên biển trước khi thu nhận tại các cảng cá.
Cán bộ, nhân viên các cảng cá cần thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ thống kê, giám sát sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ qua cảng, kiểm soát chặt chẽ tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động từ vùng khơi trở ra cập cảng bốc dỡ sản phẩm thủy sản từ khai thác.
Thực hiện tiếp nhận yêu cầu tàu cá ra vào cảng, thu nộp nhật ký khai thác, nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản, giám sát sản lượng qua cảng đối với 100% tàu cá tại cảng qua hệ thống truy xuất thủy sản khai thác điện tử (eCDT) theo quy định của Cục Thủy sản.
Nếu phát hiện nội dung nhật ký khai thác thủy sản, nhật ký thu mua, chuyển tải thủy sản trên biển ghi không đúng quy định, tàu cá hoạt động vi phạm quy định về vùng khai thác thủy sản thì người thi hành nhiệm vụ tại cảng cá phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Nếu cán bộ, nhân viên cảng cá không nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao thì người đứng đầu các cơ quan quản lý cảng cá phải chịu trách nhiệm.
Sau 7 năm (kể từ tháng 10/2017) thực hiện nhiệm vụ gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, tỉnh Quảng Trị đã huy động các lực lượng, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU và đạt được một số kết quả nhất định.
Tuy vậy, để đủ điều kiện xác nhận nguồn gốc một lô hàng thủy sản khai thác thì sự nỗ lực của cơ quan quản lý là chưa đủ mà quan trọng hơn hết chính là ý thức của chính ngư dân. Chỉ khi ngư dân chủ động chấp hành nghiêm túc việc ghi chép nhật ký khai thác trên hành trình vươn khơi thì việc xác nhận nguồn gốc thủy sản mới thuận lợi như mong muốn.
Mai Lâm
QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...
QTO - Hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm về dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ...
QTO - Tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc...
QTO - Cuối tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua, hai chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường được Báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn, Hội Khuyến học, Sở Giáo dục và...
QTO - Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) của hộ gia đình, cá nhân phải được thực hiện chậm...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Nghị quyết số 07-NQ/ TU (ngày 2/10/2024) về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác...
QTO - Với mục đích hỗ trợ tối đa để phát triển doanh nghiệp, hôm nay 5/10/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị tổ chức “Ngày hội tư vấn thủ tục hành chính...
QTO - Vài năm trở lại đây, hoạt động kinh tế ban đêm (KTBĐ) tại nhiều địa phương trong nước đã được quan tâm phát triển, góp phần vào việc thu hút khách du...
QTO - Từ đầu năm đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhiều vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự...
QTO - Câu chuyện trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là anh Ma Seo Chứ cứu được 115 người trong thôn thoát khỏi vụ sạt núi được...
QTO - Nước tưới đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là hướng đến nền nông nghiệp sạch, hữu cơ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, tại...
QTO - Trong mỗi kỳ đại hội đảng các cấp, chương trình, nội dung đại hội bao gồm hai phần quan trọng, đó là văn kiện đại hội mà báo cáo chính trị là báo cáo...