Cập nhật:  GMT+7

Thúc đẩy thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, qua 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mang lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Thông qua chương trình, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ và phát huy hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn miền núi ở địa phương.

Thúc đẩy thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Công trình nước sinh hoạt tập trung tại Thôn 5, xã Ba Lòng, huyện Đakrông vừa được đưa vào sử dụng -Ảnh: K.S

Để Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I từ năm 2021-2025 đạt được kết quả cao, UBND tỉnh Quảng Trị kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành chủ động bám sát và cụ thể hóa thành mục tiêu, nội dung, chịu trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng kế hoạch hoạt động với sự phân công rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Tổ chức phân cấp quản lý, trao quyền cho địa phương, cơ sở và người dân thực hiện chương trình một cách cụ thể. Vào đầu mỗi năm triển khai kế hoạch, các đơn vị tự chủ chương trình đến các cơ quan được phân công chủ trì thực hiện các nội dung, tiểu dự án, dự án xây dựng, thực hiện kế hoạch giám sát, đánh giá của năm.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Lệ Hà cho biết: “Quá trình giám sát, đánh giá đều có sự phối hợp chặt chẽ từ các sở, ban, ngành của tỉnh nhằm nắm bắt tình hình để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc và đề xuất, tham mưu biện pháp giải quyết. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động thực hiện chương trình được các cấp, ngành quan tâm bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, người dân, doanh nghiệp và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của chương trình, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân, được người dân đồng tình tham gia”.

Điển hình, tại huyện Đakrông tích cực triển khai chương trình với nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Lê Đại Lợi cho biết: “Giai đoạn 2021- 2023, tổng nguồn vốn huyện được phân bổ hơn 202 tỉ đồng.

Trong đó, vốn sự nghiệp hơn 75 tỉ đồng, vốn đầu tư hơn 126 tỉ đồng. Từ nguồn vốn, huyện phân bổ thực hiện các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề, tái định cư, hỗ trợ sản xuất, giáo dục, bảo tồn văn hóa, truyền thông bình đẳng giới, hạ tầng giao thông nông thôn.... bước đầu đạt những kết quả đáng kể.

Chương trình góp phần thực hiện tốt nhiều chỉ tiêu, kế hoạch huyện đề ra, đặc biệt, mức giảm tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS hằng năm 5%; đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 88%; được hỗ trợ đất sản xuất đạt 23,74%; tỉ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề 34,5%.

Tỉ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 94,28%; nhiều nhà văn hóa được quan tâm hỗ trợ thiết chế. Kết cấu hạ tầng giao thông, giáo dục, văn hóa, y tế có nhiều khởi sắc. Tỉ lệ trẻ em vùng DTTS&MN dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cấp được hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng 23,6%”.

Từ năm 2022-2024, nguồn vốn trung ương bố trí thực hiện chương trình toàn tỉnh hơn 980 tỉ đồng, trong đó: vốn đầu tư phát triển hơn 521,8 tỉ đồng; vốn sự nghiệp hơn 458 tỉ đồng; nguồn vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hơn 45,6 tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển. Riêng năm 2023, tỉ lệ giải ngân đạt 61,7%.

Trong đó, vốn đầu tư phát triển đạt 80,6%; vốn sự nghiệp đạt 37,3% kế hoạch. Hằng năm, căn cứ kế hoạch vốn ngân sách trung ương giao, UBND tỉnh phân bổ vốn cho các sở, ngành cùng địa phương thực hiện.

Chương trình đã tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH, hỗ trợ xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, phát triển sản xuất; thực hiện các dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân tại những nơi cần thiết thuộc địa bàn 3 huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Vĩnh Linh.

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận các dịch vụ chất lượng cao. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch. Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS... Các công trình hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, trường học, trạm y tế, thủy lợi, nước sinh hoạt được chú trọng đầu tư.

Các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân để thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế hộ tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

Mục tiêu chính của chương trình đến năm 2025 đặt ra khá cao, cụ thể là đưa mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng lên 2 lần so với năm 2020; giảm tỉ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS 4-5%/năm; giảm 50% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

Bà Hồ Thị Lệ Hà cho biết thêm: “Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện chương trình vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể, địa phương liên quan triển khai thực hiện tốt chương trình theo kế hoạch.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và Nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Tăng cường công tác nắm bắt, trao đổi thông tin từ các đơn vị, địa phương thực hiện chương trình; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và tham mưu cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời trong quá trình thực hiện.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, ngành từ khâu chuẩn bị đến thực hiện dự án nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu; kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tiêu cực, lãng phí trong quá trình thực hiện”.

Kô Kăn Sương

Tin liên quan:

Kô Kăn Sương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trao gửi yêu thương từ mái tóc

Trao gửi yêu thương từ mái tóc
2024-05-28 05:55:00

QTO - Gần đây, thông qua mạng xã hội, phong trào hiến tóc cho bệnh nhân ung thư được người dân cả nước, trong đó có tỉnh Quảng Trị hưởng ứng, lan tỏa mạnh...

Ăm Neng - “bóng cả” ở thôn Vầng

Ăm Neng - “bóng cả” ở thôn Vầng
2024-05-28 05:10:00

QTO - “Mặc dù tuổi đã cao, sức khỏe giảm sút nhưng Ăm Neng - người có uy tín ở thôn Vầng vẫn tích cực đi đầu trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long