Cập nhật:  GMT+7

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với nhiều cách làm thiết thực, thời gian qua, Sở Công thương đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ “Hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương”, qua đó góp phần tăng cường, củng cố hệ thống sản phẩm do đồng bào các DTTS sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn tỉnh.

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khách hàng tham quan, mua sắm tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh - Ảnh: HTX CUNG CẤP

Thực hiện Quyết định số 216/QĐ-BCT ngày 10/2/2023 của Bộ Công thương về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2023, Sở Công thương đã chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ “Hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương”. Theo đó, vào tháng 11/2023, Sở Công thương đã tổ chức công bố mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh, thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông.

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh Nguyễn Văn Hùng cho hay: “Được sự hỗ trợ của ngành chức năng, chúng tôi đã xây dựng được mô hình thương mại hai chiều nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào DTTS, miền núi với các sản phẩm chất lượng nhưng ít người biết đến. Đồng thời, chúng tôi làm nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho địa phương nhằm phục vụ việc sản xuất và tiêu dùng của đồng bào DTTS, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Thực tế hoạt động cho thấy, việc hỗ trợ của Sở Công thương rất có ý nghĩa đối với chúng tôi, góp phần quan trọng giúp HTX trong phân phối hàng hóa, kết nối cung cầu với thị trường. Qua đó, thúc đẩy việc tiêu thụ nông sản của người dân trên địa bàn được thuận lợi hơn”.

Các sản phẩm nông sản do đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh sản xuất khá phong phú, tuy nhiên hoạt động tiếp cận thị trường tiêu thụ của các cơ sở sản xuất thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi còn hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các cơ sở sản xuất ở đây là hết sức cần thiết.

Để thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian gần đây, hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm thực hiện.

Qua đó đã góp phần giúp các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh giới thiệu quảng bá sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, phát triển một số hệ thống kênh phân phối sản phẩm.

Nhờ vậy, các sản phẩm của đồng bào DTTS đang được tiêu thụ trên nhiều kênh phân phối đa dạng như qua siêu thị, trung tâm thương mại lớn, các cửa hàng, cửa hiệu có thương hiệu và qua các kênh truyền thống. Việc xây dựng mô hình thương mại hai chiều sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS thiểu số và miền núi. Từ đó tạo điều kiện để đưa hàng hóa thiết yếu, nhất là các sản phẩm đặc sản vùng, miền đến tay người tiêu dùng, góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương.

Phó Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hữu Hưng cho biết: “Mô hình thương mại hai chiều đã hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối cung cầu.

Đồng thời hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm; trực tiếp giới thiệu quảng bá, bán sản phẩm đến người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các DTTS, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân.

Tạo được cơ hội quảng bá hình ảnh sản phẩm hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh. Mời gọi, kết nối nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất sản phẩm nông sản tỉnh đạt các tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn, tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm; thu hút các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm”.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2024, Sở Công thương tiếp tục thực hiện kế hoạch hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều - cung ứng mặt hàng thiết yếu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi với chủ thể tham gia là các doanh nghiệp, cơ sở, HTX, tổ hợp tác sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc trưng thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là các nhà bán lẻ gồm hệ thống siêu thị Co.opmart, BigC, VinMart; các cửa hàng 8S của Công ty Cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng Trị; các hệ thống cửa hàng bán lẻ thực phẩm trong và ngoài tỉnh...

Ông Nguyễn Hữu Hưng thông tin thêm: “Thực hiện kế hoạch, chúng tôi sẽ tổ chức khảo sát, lựa chọn sản phẩm; đánh giá sản phẩm về tiêu chuẩn, chất lượng, về an toàn thực phẩm, về hình thức mẫu mã sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu, mã vạch, vùng nguyên liệu, xu hướng phát triển của sản phẩm. Đồng thời, khảo sát đánh giá quy mô năng lực sản xuất, khả năng cung ứng sản phẩm của cơ sở đối với các sản phẩm lựa chọn. Song song với đó, chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi hoàn thiện sản phẩm, thực hiện các kiểm nghiệm để đánh giá các tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn thực phẩm của sản phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm. Hỗ trợ tư vấn thiết kế, in ấn mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu, nhãn mác để phù hợp với các yêu cầu của các hệ thống siêu thị, chuỗi bán lẻ thực phẩm sạch. Kết nối đưa sản phẩm vào chuỗi cửa hàng bán lẻ và mô hình thương mại hai chiều như hỗ trợ 4-6 sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn thực phẩm của sản phẩm, khả năng truy xuất nguồn gốc, đảm bảo về mẫu mã, bao bì, nhãn mác của sản phẩm để kết nối vào hệ thống các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại và mô hình thương mại hai chiều. Hỗ trợ xây dựng 2-3 mô hình thương mại hai chiều - cung ứng mặt hàng thiết yếu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Thanh Lê

Tin liên quan:
  • Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thúc đẩy thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, qua 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 được triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mang lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Thông qua chương trình, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ và phát huy hiệu quả, góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn miền núi ở địa phương.

  • Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thúc đẩy phát triển thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện ...

    Thời gian qua, huyện Hướng Hóa triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025 gắn với các đề án, nghị quyết, kết luận, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII và kế hoạch phát triển KT-XH huyện giai đoạn 2021-2025, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.


Thanh Lê

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà

Trải nghiệm thú vị ở Vincom Plaza Đông Hà
2024-12-12 10:12:00

QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ
2024-06-01 05:10:00

QTO - Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long