
{title}
{publish}
{head}
Hoang phí, xa xỉ là tiêu dùng một cách không cần thiết, lãng phí, vượt quá mức nhu cầu thực tế. Trong thực tiễn, không chỉ những người giàu có mới có lối tiêu dùng, sinh hoạt hoang phí, xa xỉ mà nhiều trường hợp chưa có nhiều tiền nhưng cũng có lối sống như thế này.
Trong cuộc sống hiện nay, không khó để chúng ta chứng kiến những biểu hiện của lối sống hoang phí, xa xỉ.
Đó có thể là lối tư duy “no dồn, đói góp”, bình thường thiếu thốn không có gì ăn, đến khi có thì ăn uống linh đình khiến thức ăn thừa mứa, hư hỏng hay quan niệm “đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết” với mâm cao cỗ đầy chỉ để trưng bày cho sang hoặc thỏa mãn khi nhận được lời khen của người khác.
Đó là những người trẻ sống phụ thuộc vào gia đình hay công việc không ổn định, nặng nhọc thu nhập bấp bênh nhưng cũng sở hữu chiếc điện thoại cao cấp trị giá hàng chục triệu đồng, dù không thể sử dụng hết công năng. Sẽ rất kinh khủng nếu chúng ta làm một phép so sánh giữa số tiền mà những người này bỏ ra mua chiếc điện thoại đó với thu nhập thực tế của họ hay người thân của họ.
Không ít người làm nhà cho thật to, tiện nghi, mua ô tô đắt tiền mà không xuất phát từ nhu cầu thực tế và điều kiện cụ thể của bản thân và gia đình. Lối sống hoang phí, xa xỉ của những người chưa giàu thường phát sinh từ tâm lý sĩ diện, muốn dùng hình thức bên ngoài, các công cụ, phương tiện vật chất để đổi lấy sự quan tâm, ngưỡng mộ, thán phục, tôn trọng của người xung quanh...
Sinh thời, Bác Hồ đặc biệt coi trọng thực hành tiết kiệm. Trong bài viết đăng trên báo Nhân Dân, ngày 5/2/1960, Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiết kiệm là một chính sách lớn, một đạo đức lớn, một nếp làm việc và nếp sống không bao giờ được lơ là”.
Trước đó, trong bài viết “Thế nào là Kiệm” đăng trên báo Cứu quốc tháng 5/1949, Bác đã giải thích rõ: “Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi...; tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm...”.
Thực hiện lời dạy của Người, trong các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm vấn đề thực hành tiết kiệm, coi đây là quốc sách hàng đầu. Mặc dù vậy, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên sử dụng ngân sách, tài sản công lãng phí, không đúng mục đích; tiêu dùng xa xỉ, hoang phí, xa rời đời sống của Nhân dân. Đã có không ít cán bộ, đảng viên vì lối sống xa hoa, lãng phí mà vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến niềm tin của Nhân dân với Đảng.
Văn hóa Việt Nam là nền văn hoá gắn liền với sự đề cao lối sống tiết kiệm, giản dị và được đúc kết thành ca dao, tục ngữ như: “Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, “Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí”, “Được mùa chớ phụ ngô khoai/Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng”; “Nên ăn có chừng, nên dùng có mực”...
Trong bối cảnh tình hình hiện nay, chuẩn giá trị về tiết kiệm trong xã hội vẫn không thay đổi và càng có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, mỗi người cần phải thực hiện tiết kiệm, cụ thể là tiết kiệm thời gian, công sức, chi tiêu phù hợp với mức thu nhập hiện có, đảm bảo cuộc sống bình thường để tái lao động, sản xuất. Đối với cán bộ, đảng viên, phẩm chất tiết kiệm càng phải đề cao và thực hiện nghiêm túc, gương mẫu gắn với vận động gia đình, cộng đồng tích cực tham gia.
Không hoang phí, xa xỉ là nếp sống văn minh của mỗi người để tạo thành sức mạnh nội sinh, nội lực to lớn thúc đẩy sự phát triển bền vững của từng cá nhân, gia đình và xã hội, đưa đất nước ngày càng phát triển.
Huy Nam
Nghị quyết số 217/2025/QH15 là dấu mốc quan trọng, thể hiện tính ưu việt trong chính sách giáo dục của Việt Nam, đáp ứng mong mỏi của đông đảo người dân.
Phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố vào chiều 15/7, trước khi chính thức công bố điểm thi của thí sinh vào 8 giờ ngày 16/7.
QTO - Trong dòng chảy hối hả của cuộc sống, đôi khi chỉ một hành động nhỏ bé, xuất phát từ trái tim nhân ái cũng đủ sức tạo nên những điều phi thường. Ở...
Giới chuyên môn nhận định, hành động của quốc gia về khắc phục ô nhiễm môi trường và quản lý chất lượng môi trường không khí nói chung và Chỉ thị 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ...
Tình trạng lừa đảo công nghệ ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại cho người dân. Hiện có một số công cụ công nghệ trợ giúp việc cảnh báo, phát hiện sớm các nguy cơ lừa...
QTO - Từ đầu tháng 7/2025, hơn 1.500 cán bộ, công chức, viên chức từ Quảng Trị (cũ) chuyển ra trung tâm của tỉnh Quảng Trị mới để phục vụ công việc sau khi...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
QTO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Luật...
QTO - Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực sự là ngày hội của toàn dân, toàn xã hội, của đất nước, của mỗi gia đình, mỗi thí sinh, tạo thuận lợi,...
QTO - Làm báo là một nghề nhọc nhằn, thậm chí nguy hiểm, nhưng cũng đầy vinh quang và niềm khát khao mà không phải ai cũng có. Còn gì hạnh phúc hơn khi...
QTO - Năm 2024, Tòa án nhân dân hai cấp tại Quảng Trị giải quyết 767 vụ án hình sự với 1.207 bị cáo, trong đó tội phạm về ma túy chiếm 31,9% với 30 án tử...
QTO - Cách đây 100 năm, Báo Thanh Niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn...