Một số giải pháp về tăng cường hiệu quả thực hiện vốn sinh kế từ góc tiếp cận DFID của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Trị

Một số giải pháp về tăng cường hiệu quả thực hiện vốn sinh kế từ góc tiếp cận DFID của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Trị

QTO - Vấn đề phát triển sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đời sống người dân vùng DTTS và miền núi đã từng bước thay đổi tích cực, đặc biệt thông qua hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Bài viết dựa trên lý thuyết Khung sinh kế bền vững của Bộ Phát triển quốc tế Anh (Department for International Development - DFID) (1999), theo đó, vốn được hiểu là các loại vốn mà con người sử dụng có thể kiếm sống, bao gồm 05 loại: (i) Vốn vật chất; (ii) Vốn tài chính; (iii) Vốn xã hội; (iv) Vốn con người; và (v) Vốn tự nhiên; từ đó, đánh giá thực trạng về vốn sinh kế của vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS và miền núi ở khu vực này.

Thời tiết