
{title}
{publish}
{head}
“Tháng 3/1968, tôi là một trong 72 thủy thủ thuộc đoàn vận tải đặc biệt của xã Cảnh Dương (nay là Hòa Trạch), tỉnh Quảng Bình (cũ) đưa vũ khí vào chiến trường miền Nam. Trong một đêm gió lớn, chúng tôi dong buồm ra khơi. Đoàn thuyền “được gió” nhanh chóng lướt đi trong biển đêm. Sáng hôm sau, đoàn cập bến Vũng Si, Vịnh Mốc, Vĩnh Linh, Quảng Trị (cũ). Chiến tranh ác liệt khiến chuyến đi kéo dài. Nhiều người bị địch bắt, số còn lại buộc phân tán vào các thôn, nhờ dân che giấu. Những tháng ngày sống trong sự đùm bọc của Nhân dân Quảng Trị đã để lại ký ức không thể phai mờ trong lòng tôi!”.
Ông Nguyễn Văn Nhượng tại cầu Hiền Lương -Ảnh: NGỌC MAI
Hành trình vào “đất lửa”
Đó là hồi ức của ông Nguyễn Văn Nhượng (SN 1950, xã Cảnh Dương cũ), thành viên đoàn vận tải đặc biệt, nguyên Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình. Đoàn vận tải do ông Đậu Thanh Long làm Đoàn trưởng; ông Nguyễn Ngọc Liên làm Chính trị viên Đại đội, ông Nhượng là Bí thư Chi đoàn.
Sau một đêm lênh đênh, dưới vỏ bọc của thuyền đánh cá, đoàn cập bến Vũng Si, gần địa đạo Vịnh Mốc. Họ neo thuyền vào hốc đá, ẩn náu trong địa đạo. Trưa hôm đó, máy bay địch phát hiện, dội bom, hai thuyền bị đánh chìm. Chi bộ họp khẩn, phân công người ở lại trục vớt, số còn lại tiếp tục hành trình.
Với sự mưu trí, lòng dũng cảm và quyết tâm chi viện cho chiến trường Trị Thiên, đoàn vượt qua Cửa Tùng, Bến Hải, tiến vào vùng chiến địa ác liệt. Lúc cách cảng Cửa Việt vài cây số, pháo sáng của địch soi rõ từng người trên thuyền trong sự hồi hộp đến nghẹt thở. Những con thuyền chở vũ khí được thiết kế đặc biệt, có lỗ “lù” trong lòng khoang lái để tự đánh chìm khi bị địch phát hiện. Nhiều lần gặp tình thế nguy nan, thuyền trưởng hạ lệnh rút “lù” cho thuyền chìm. Sau khi thoát khỏi tầm mắt địch, họ tát nước, bịt lại để tiếp tục hành trình.
Mờ sáng, ông Nhượng và một số thủy thủ vào sâu nhất, thuộc địa phận Thôn 1, xã Triệu Vân (nay thuộc xã Nam Cửa Việt). Thủy thủ các thuyền khác vào rải rác từ Thôn 1 đến Thôn 9. Họ khẩn trương bàn giao vũ khí cho các đơn vị bộ đội trong niềm vui khôn tả. 22 thủy thủ vào sâu trong vùng chiến sự được bố trí ở nhà dân thuộc xã Triệu Vân (cũ). “Những tháng ngày được Nhân dân ở đây đùm bọc, chở che đã để lại ký ức đậm sâu trong lòng tôi”, ông Nhượng bồi hồi nhớ lại.
Bến thuyền làng biển Cảnh Dương, nơi xuất phát Chiến dịch vận tải VT5 chi viện vũ khí cho chiến trường Trị - Thiên năm 1968 - Ảnh: THANH HẢI
Những gương mặt không quên
Gần 60 năm đã trôi qua, có những chuyện ông không còn nhớ rõ, nhưng ký ức về những người dân Triệu Vân anh hùng và sự chở che thầm lặng trong những ngày gian nguy, ông không bao giờ quên.
Trong thời gian đoàn vận tải dừng chân tại Triệu Vân, chiến trường Trị Thiên diễn ra vô cùng ác liệt. Máy bay, tàu chiến của địch hoạt động suốt ngày đêm, liên tục dội pháo vào các làng mạc. Người dân bị ép rời làng, phải sống chen chúc trên dải cát ven biển, dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Quân cảng Mỹ Thủy luôn sáng rực ánh đèn, tàu cứu thương, tàu tuần tra và tàu sân bay, trực thăng địch túc trực ngoài khơi. Trên không, máy bay trinh sát, trực thăng liên tục rải truyền đơn, chĩa loa tuyên truyền, càn quét, đổ quân... khiến tình hình luôn căng thẳng, hiểm nguy.
Tại Thôn 1, ông Nhượng được bố trí ở nhà thôn đội trưởng. Nhà có cậu con trai tên Hoa, chừng 9 - 10 tuổi, da đen nhẻm, lanh lợi và rất nhanh nhẹn. Dù còn nhỏ, em được giao nhiệm vụ hướng dẫn và bảo vệ ông. Trong một trận càn, Hoa dẫn ông ra hầm bí mật, ngụy trang bằng cỏ tranh và lá dương liễu khô. “Chú ở yên trong đó, có chi cháu sẽ quay lại”, em dặn rõ ràng rồi quay đi. Không chỉ một lần, cậu bé ấy đã cứu ông và nhiều cán bộ khỏi những trận càn nguy hiểm.
Gần đó là nhà mẹ Tình. Bà được giao nuôi một thương binh bị bỏng lân tinh nặng, toàn thân mưng mủ, bốc mùi. Hai mẹ con bà chăm sóc anh không một lời than vãn. Mỗi khi có càn, dân làng lại cùng nhau chuyển anh sang nơi khác để giữ an toàn. “Hình ảnh yêu thương ấy theo tôi suốt cuộc đời!”, ông Nhượng xúc động kể lại.
Ở Thôn 1 một thời gian, vì gần quân cảng Mỹ Thủy, tình hình quá nguy hiểm, đoàn trưởng chuyển nhóm vào sâu trong Thôn 4. Ông Nhượng cùng một thủy thủ được bố trí ở nhà dân, trú ẩn trong hầm bí mật khi có càn quét. Họ được hướng dẫn ăn mặc như người dân để tránh bị phát hiện nếu không kịp rút. Tại đây, ông may mắn gặp một người mẹ Triệu Vân anh hùng, có hai người con là chị Xuyến và anh Luyến, những người nhiều lần chở che, giúp họ thoát chết trong gang tấc.
Sau nhiều đợt càn quét căng thẳng, Mặt trận từng lên phương án đưa đoàn rời Triệu Lăng trở ra Bắc bằng đường bộ qua Cửa Việt và Cửa Tùng, nhưng đều thất bại do địch kiểm soát gắt gao. Cuối cùng, lãnh đạo quyết định chuyển đoàn lên chiến khu miền Tây Quảng Trị và từ đó ra Bắc. Biết đoàn sắp rời đi, người dân âm thầm tặng quà, nhưng đoàn nhận lệnh tuyệt đối không được mang theo hay nhận bất cứ thứ gì, trừ một vài món nhỏ làm kỷ niệm.
Gặp lại ân nhân
Sau ngày đất nước thống nhất, một số thủy thủ năm xưa tìm về, thăm lại xã Triệu Vân. Bà con ngỡ họ đã hy sinh nên cuộc hội ngộ vô cùng xúc động. Họ gặp lại người chiến sĩ giải phóng làm nhiệm vụ điện báo viên đã nhận tin báo đoàn vào giao hàng năm đó. Ông Nhượng đã tìm gặp anh Luyến, cùng ôn kỷ niệm nơi căn hầm bí mật năm xưa. Chị Xuyến đã hy sinh, mẹ anh Luyến nay đã lòa cả hai mắt. Hai vợ chồng anh Luyến cũng từng ra Quảng Bình thăm gia đình ông Nhượng, giữ mãi nghĩa tình sâu nặng.
Giờ đây, khi Quảng Bình và Quảng Trị cũ về chung một nhà, những thủy thủ của đoàn vận tải đặc biệt năm xưa người còn, người đã khuất, có người mang trọng bệnh, vẫn khắc ghi sâu đậm quãng thời gian sống giữa tình dân máu thịt. Trong ký ức họ, đó là những tháng ngày không thể nào quên. Họ biết ơn sâu sắc người dân nơi đây, không chỉ vì được nuôi giấu, chở che, mà còn bởi vùng đất này đã trở thành quê hương, trước là quê hương của lòng nhân ái giữa chiến tranh khốc liệt, nay là quê hương thực sự sau ngày hai tỉnh hợp nhất, quê hương của những con người bình dị mà vĩ đại, luôn rộng lòng chở che và gắn kết.
Ngọc Mai
QTO - Đại diện báo Dân trí cùng đại diện chính quyền phường Đồng Sơn, Quảng Trị vừa trao số tiền gần 265 triệu đồng cho em Lê Nữ Khánh Linh (SN 2007), ở tổ...
QTO - Sinh sống lâu đời ở địa phương, song đến nay người dân nhiều làng quê vùng trũng của các xã Mỹ Thủy, Vĩnh Định vẫn chưa có nguồn nước đảm bảo để sinh...
QTO - Thông qua chương trình “Bể bơi cho em”, nhiều năm nay, Hội Từ thiện Vinaconex và những người bạn đã giúp nhiều phụ huynh, học sinh vùng lũ vơi đi nỗi...
QTO - Tỉnh Quảng Trị hiện có 6.836 cán bộ của các cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, Văn phòng...
QTO - Bà Trần Thị Mác ở xã Xuân Ninh (nay là xã Trường Ninh), hiện đã ngoài 80 tuổi. Dẫu tuổi cao sức yếu, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà vẫn âm...
QTO - Hơn 16 năm qua, Trường tiểu học thị trấn Krông Klang (xã Hướng Hiệp) đã triển khai nhiều giải pháp tích cực, hiệu quả trong đổi mới và nâng cao chất...
QTO - Sinh năm 1981, anh Ngô Dũng Cường, ở phường Đồng Sơn, là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào HMTN của tỉnh. Anh để lại ấn tượng sâu...
QTO - Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1973, chàng trai quê ở Quảng Bình và cô gái quê ở Nghệ An được điều động vào “đất lửa” Quảng Trị “gieo chữ, trồng...
QTO - Kỳ nghỉ hè chỉ vừa diễn ra được hơn một tháng nhưng số lượng ca tai nạn thương tích ở trẻ ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh đang có...
QTO - Sống trong nghịch cảnh, nhưng chưa bao giờ đầu hàng số phận, Nguyễn Văn Thương, cậu học trò nghèo ở xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh (nay là xã Ninh...
QTO - Cách đây 49 năm, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thời điểm đó, ông Mai Xuân Thu (SN 1950, nguyên Phó...
QTO - Gặp gỡ thầy giáo Trương Đình Hùng, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Vật lý - Công nghệ, Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (phường Đồng Hới), một trong những...