Cập nhật:  GMT+7

Không còn hai quê...

Dẫu từng chia tách bởi một đường biên hành chính, Quảng Bình và Quảng Trị (cũ) vẫn là hai mạch nguồn hòa quyện trong dòng chảy văn hóa miền Trung. Sự tương đồng về địa lý, lịch sử, con người đã sớm tạo ra những “mối lương duyên” bền chặt, son sắt. Những gia đình “hai quê”, những người con Quảng Trị (cũ) lập nghiệp ở Quảng Bình (cũ), những tấm lòng chưa từng coi nhau là khách lạ.. . tất cả góp phần tạo nên sự gần gũi tự nhiên giữa hai vùng đất. Và khi ranh giới hành chính được xóa nhòa, sự gắn kết ấy càng thêm sâu sắc, trọn vẹn.

Không còn hai quê...

Gia đình ba thế hệ của ông Văn Ngọc Thân -Ảnh: GĐCC

Những mối lương duyên

Trong ngôi nhà khang trang ở phường Đồng Thuận, tỉnh Quảng Trị, anh Văn Ngọc Sơn (SN 1973) chậm rãi lật lại cuốn album gia đình đã sờn mép. Tay vuốt nhẹ trên những bức ảnh đen trắng ghi lại tuổi trẻ của cha anh, ông Văn Ngọc Thân (SN 1935), giọng anh Sơn đầy tự hào: “Cha tôi quê gốc ở Hải Lăng, Quảng Trị (cũ), nguyên là cán bộ tập kết ra Bắc thời kỳ chống Pháp. Nhiều người trở về sau giải phóng, nhưng cha tôi chọn Quảng Bình, nơi đã cưu mang ông, làm nơi dừng chân và cống hiến. Ông từng là Phó Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Quảng Bình. Mảnh đất “gió Lào cát trắng” đã trở thành quê hương thứ hai, ghi dấu biết bao sự kiện trọng đại của cuộc đời ông”.

Những năm tháng sống và làm việc ở Quảng Bình, ông Thân gặp, yêu và kết duyên với cô gái vùng đất “Hai giỏi” Lâm Thị Thanh Tùng (SN1937). Họ có với nhau 5 người con, anh Sơn là con trai duy nhất. Năm 2011, anh Sơn lập gia đình với chị Trần Thanh Bình, cô gái Quảng Bình dịu hiền, nết na. Gia đình nhỏ của anh lại tiếp tục là sợi dây nối kết hai vùng đất.

Với anh, việc sáp nhập hai tỉnh không chỉ là thay đổi địa giới, mà còn là lời xác tín cho bao năm tháng gia đình anh sống giữa hai miền quê. “Nhiều thế hệ gia đình tôi đã sống, làm việc, yêu thương cả hai vùng đất này. Nay thành một tỉnh, tôi tin mọi thứ sẽ càng thêm thuận lợi, gắn bó và giàu nghĩa tình hơn nữa”, anh Sơn bày tỏ.

Với bà Lê Thị Phụng (SN 1964) ở Tổ dân phố 14, phường Đồng Thuận, sự kiện sáp nhập hai tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị là một “cột mốc” xúc động, như lời hồi đáp đầy đủ cho mối duyên son sắt vợ chồng bà đã gìn giữ gần 4 thập kỷ qua. Những năm tháng tuổi trẻ, cô sinh viên quê gốc Gio Mỹ, Gio Linh, Quảng Trị (cũ) gặp gỡ và đem lòng yêu chàng chiến sĩ công an người Quảng Bình đang làm nhiệm vụ tại cố đô.

Và đến năm 1987, họ chính thức nên duyên vợ chồng. Năm 1990, bà Phụng theo chồng về làm dâu Quảng Bình. Cuộc sống thời đó gian khó chồng chất, nhưng tình nghĩa và sự cưu mang của người Quảng Bình đã khiến bà cảm thấy được yêu thương, chở che. “Làm dâu Quảng Bình 38 năm, chưa bao giờ tôi thấy mình là người “khác quê”. Tôi thấy người Quảng Bình và Quảng Trị chẳng khác nhau là mấy, cũng thật thà, sâu nặng, thương là thương hết mình. Giờ nghe tin sáp nhập, tôi mừng như chính mình được hồi hương, không còn là “dâu xứ người”, mà là... người một nhà”, bà Phụng xúc động nói.

Đi khắp dải đất Quảng Bình, không khó để bắt gặp những gia đình có gốc gác Quảng Trị đang an cư, lập nghiệp. Họ cùng dệt nên những mái ấm chung, nơi Quảng Bình và Quảng Trị không còn là hai tỉnh, mà là hai mạch chảy hòa vào nhau trong tình thân, nghĩa vợ chồng. Những cuộc hôn nhân giữa chồng Quảng Bình, vợ Quảng Trị hay ngược lại đã góp phần tạo nên các “dòng họ hai quê”, bền chặt, thủy chung, đầy nghĩa tình. Ở đó, sự sáp nhập không gây chia cắt hay xáo trộn mà tạo nên sự cộng hưởng, gắn bó và đồng hành.

“Hội đồng hương Quảng Trị tại Quảng Bình được thành lập năm 2012, với khoảng 50 hội viên. Đến nay, sau hơn 13 năm hoạt động, số hội viên của hội tăng lên 450 người, chủ yếu tại Bố Trạch, Quảng Ninh và TP. Đồng Hới (cũ). Hội hoạt động trên tinh thần tự nguyện, kinh phí do các hội viên tự đóng góp”, Chủ tịch HĐH Quảng Trị tại Quảng Bình Trần Văn Luận cho biết.

Tình yêu vượt địa giới

Để tạo sự gắn kết, những người con Quảng Trị sinh sống, làm việc, học tập tại Quảng Bình đã cùng nhau tụ hội, thành lập nên Hội đồng hương (HĐH) Quảng Trị tại Quảng Bình. Giữa bao chuyển động của thời cuộc, hội vẫn lặng lẽ giữ vai trò là “cầu nối” gắn kết những người con xa quê, để dù cách trở địa lý hay bận rộn cuộc sống, họ vẫn có một nơi chốn để trở về, để sẻ chia và gìn giữ bản sắc của vùng đất quê cha.

Không còn hai quê...

Ảnh cưới của vợ chồng bà Lê Thị Phụng -Ảnh: GĐCC

Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, hội không chỉ là mái nhà chung đầy nghĩa tình mà còn là nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thắm đượm nghĩa đồng hương. Ông Trần Văn Luận, Chủ tịch hội chia sẻ: “Người Quảng Trị vốn kiên cường, chất phác. Dù đi đâu, làm gì, họ vẫn đau đáu hướng về quê cha, đất tổ. Chính vì vậy, hội không chỉ giúp bà con gặp gỡ, thăm hỏi nhau lúc khó khăn, hoạn nạn mà còn tổ chức các hoạt động nghĩa tình như: thăm quê hương dịp lễ, Tết; hỗ trợ khi người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai; khuyến học, khuyến tài...”.

Hàng năm, vào các dịp Quốc khánh 2/9 hoặc Tết cổ truyền, hội đều tổ chức gặp mặt để cùng ôn lại kỷ niệm quê nhà, trao nhau lời động viên, kết nối các thế hệ và nuôi dưỡng lòng tự hào về quê hương Quảng Trị anh hùng. Điểm đặc biệt là trong những năm gần đây, hội còn phát huy vai trò “cầu nối” giữa hai địa phương, kết nối thông tin, chia sẻ cơ hội việc làm, phối hợp hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Không ít hội viên là rể, dâu Quảng Bình đã trở thành những nhân tố tích cực trong hoạt động hội, góp phần xóa nhòa ranh giới địa phương, thắt chặt thêm tình nghĩa keo sơn.

Hai tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị sáp nhập, hợp nhất ngoài ý nghĩa là bước chuyển về mặt hành chính còn là sự gắn kết tự nhiên của tình người, của những mạch nguồn văn hóa đã hòa quyện từ lâu. Trong bối cảnh ấy, vai trò của HĐH Quảng Trị tại Quảng Bình càng trở nên quan trọng, như một điểm tựa tinh thần, một biểu tượng cho khát vọng đồng hành, cùng phát triển vì một “ngôi nhà lớn”, không còn khoảng cách hai tỉnh .

Tâm An

Tin liên quan:
  • Không còn hai quê...
    Người của hai quê

    Nhân vật được tôi trân quý đề cập đến trong bài viết này chính là ông Phạm Phước, nguyên Chủ tịch UBND huyện Lệ Ninh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình (1994 - 1999). Khi cả nước “vừa chạy, vừa xếp hàng” thực hiện cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị; sáp nhập tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, tôi có dịp cùng ông đi dọc chiều dài hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị. Trong chuyến đi này, qua từng câu chuyện chân chất, bình dị, qua từng người dân ông gặp gỡ..., tôi càng hiểu sâu hơn về ông, về những trăn trở, suy nghĩ của ông khi Quảng Bình, Quảng Trị về chung một nhà.

  • Không còn hai quê...
    Hai quê hương, một mái nhà

    Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, trong khi miền Nam rơi vào tay đế quốc Mỹ. Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, phá hoại hiệp định, chia cắt đất nước, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự tại Đông Nam Á. Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ và thanh niên miền Nam đã tập kết ra Bắc, trong đó có nhiều người con của quê hương Quảng Trị được phân công học tập, công tác tại Quảng Bình - một tỉnh giữ vị trí chiến lược, vừa là tiền tuyến miền Bắc xã hội chủ nghĩa, vừa là hậu phương vững chắc cho chiến trường miền Nam.


Tâm An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi
2025-07-06 09:34:00

QTO - Đại diện báo Dân trí cùng đại diện chính quyền phường Đồng Sơn, Quảng Trị vừa trao số tiền gần 265 triệu đồng cho em Lê Nữ Khánh Linh (SN 2007), ở tổ...

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch
2025-07-06 05:45:00

QTO - Sinh sống lâu đời ở địa phương, song đến nay người dân nhiều làng quê vùng trũng của các xã Mỹ Thủy, Vĩnh Định vẫn chưa có nguồn nước đảm bảo để sinh...

Nơi chở che, nay thành quê hương

Nơi chở che, nay thành quê hương
2025-07-06 05:20:00

QTO - “Tháng 3/1968, tôi là một trong 72 thủy thủ thuộc đoàn vận tải đặc biệt của xã Cảnh Dương (nay là Hòa Trạch), tỉnh Quảng Bình (cũ) đưa vũ khí vào...

Đất lạ hóa quê hương

Đất lạ hóa quê hương
2025-07-05 05:40:00

QTO - Tỉnh Quảng Trị hiện có 6.836 cán bộ của các cơ quan Đảng, cơ quan chuyên môn và đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội, Văn phòng...

Hơn 30 năm lặng lẽ “ươm những mầm xanh”

Hơn 30 năm lặng lẽ “ươm những mầm xanh”
2025-07-05 05:30:00

QTO - Bà Trần Thị Mác ở xã Xuân Ninh (nay là xã Trường Ninh), hiện đã ngoài 80 tuổi. Dẫu tuổi cao sức yếu, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng bà vẫn âm...

“Người thắp lửa” hiến máu tình nguyện

“Người thắp lửa” hiến máu tình nguyện
2025-07-04 05:35:00

QTO - Sinh năm 1981, anh Ngô Dũng Cường, ở phường Đồng Sơn, là một trong những gương mặt tiêu biểu trong phong trào HMTN của tỉnh. Anh để lại ấn tượng sâu...

Hạnh phúc từ “đất lửa”

Hạnh phúc từ “đất lửa”
2025-07-04 05:30:00

QTO - Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1973, chàng trai quê ở Quảng Bình và cô gái quê ở Nghệ An được điều động vào “đất lửa” Quảng Trị “gieo chữ, trồng...

Bắt tay làm việc ngay khi nhập tỉnh

Bắt tay làm việc ngay khi nhập tỉnh
2025-07-02 06:10:00

QTO - Cách đây 49 năm, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Thời điểm đó, ông Mai Xuân Thu (SN 1950, nguyên Phó...

POWERED BY
Việt Long