Cập nhật:  GMT+7

Tiếp nối mạch nguồn di sản

Cùng là “đòn gánh” giữa hai đầu đất nước, trải qua bao thăng trầm của dòng chảy lịch sử, vùng đất Quảng Bình - Quảng Trị (cũ) có nhiều nét tương đồng trong đời sống văn hóa, lao động, sản xuất. Và đặc biệt phải kể đến không ít di sản văn hóa phi vật thể, tinh hoa của người dân địa phương cũng “gặp nhau” trong hành trình sáng tạo. Đó là nghệ thuật trình diễn bài chòi, lễ hội cầu ngư, các câu hò, điệu ví chung “cái nôi” dân ca Bình Trị Thiên, những nét văn hóa độc đáo, riêng có của đồng bào dân tộc thiểu số Bru - Vân Kiều...

Tiếp nối mạch nguồn di sản

Bài chòi là một trong những di sản nổi bật của tỉnh Quảng Trị mới, có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng -Ảnh: M.N

Khi lịch sử “gọi tên”

Tiến sĩ Sử học Nguyễn Khắc Thái lý giải, Quảng Bình và Quảng Trị là vùng đất đầu tiên, như “con thuyền” chở dòng văn hóa Việt phương Bắc vào văn hóa Việt phương Nam, đặc biệt là đến thời kỳ nhà Lê. Trong cuộc di dân từ Bắc vào Nam và mở cõi về phía Nam, vùng đất Quảng Bình và Quảng Trị là nơi tiếp nối văn hóa Việt phương Bắc để hòa nhập với văn hóa Việt phương Nam.

Ngoài ra, vùng đất này cũng là nơi mang dòng văn hóa bản địa phương Nam, trong đó bao gồm có văn hóa của người Việt cổ phương Nam và cả văn hóa Chăm trong thời kỳ trung đại. Vì thế, khi văn hóa Việt phương Bắc tràn xuống phương Nam đã dung hòa tại chính Quảng Bình, Quảng Trị - nơi giao thoa của hai xu hướng văn hóa. Đồng thời từ tiếp nhận và giao thoa, Quảng Bình - Quảng Trị đã mang bao trầm tích qua các thời kỳ lịch sử để hình thành nét văn hóa riêng.

Dấu vết minh chứng cho ba xu hướng trên chính là vùng đất này chứa đựng gần như đầy đủ các phong tục, tập quán, lễ hội, tôn giáo và tín ngưỡng của cả hai miền; chỉ độ “đậm nhạt” là khác nhau. Đồng thời, chuyển tinh hoa của hai miền trở thành những giá trị đặc biệt của riêng mình. Ví dụ như tiếp nhận ca trù từ ngoài Bắc, bài chòi từ phía Nam, các trò chơi dân gian từ phía Bắc... rồi những tập quán trong thờ cúng gia tiên, nghi thức trong đời sống thường nhật... Quảng Bình - Quảng Trị cũng có nét chung về sinh hoạt cộng đồng.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thái nhận định, cho dù có thay đổi về cơ cấu hành chính sau sáp nhập thì bản thân sự liên kết văn hóa vẫn luôn trường tồn và mối liên hệ truyền thống vẫn thế, không xáo động mà sẽ tiếp tục được phát huy và nhân lên. Qua đó, sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn, mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là đối với các di sản phi vật thể, như: Bài chòi, các loại hò (vốn nằm trong cái nôi chung của dân ca Bình Trị Thiên), lễ hội...

Còn theo nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Lê Đức Thọ, văn hóa được tạo ra bởi con người, lịch sử và bối cảnh xã hội của những khu vực cụ thể. Từ đó, sản sinh ra những sản phẩm văn hóa, trong đó có cả vật thể và phi vật thể. Vì thế, vùng đất Quảng Bình - Quảng Trị có những di sản phi vật thể tương đồng, như: Bài chòi, lễ hội cầu ngư, các làn điệu dân ca... Và cả những tương đồng trong lời ăn tiếng nói, ẩm thực.

Quảng Bình và Quảng Trị cùng chung một vùng văn hóa, vừa tương đồng vừa gần gũi. Bên cạnh sự tương đồng, mỗi địa phương vẫn giữ được những bản sắc riêng. Chẳng hạn như bài chòi ở Quảng Bình có một số điểm khác biệt so với bài chòi ở Quảng Trị.

Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian (VHVNDG) Đặng Thị Kim Liên, việc sáp nhập hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị mới sẽ mở ra một không gian phát triển rộng lớn không chỉ cho nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể tương đồng của hai địa phương, mà còn các loại hình VNVHDG khác. Đặc biệt, các nghệ nhân dân gian của tỉnh Quảng Trị mới sẽ có thêm nhiều cơ hội giao lưu, thực hành di sản, hành trình trao truyền vốn quý của cha ông sẽ vơi bớt gập ghềnh.

Ngoài người Kinh, cả hai tỉnh còn có một cộng đồng dân tộc chung, đó là người Bru-Vân Kiều. Người Bru-Vân Kiều của Quảng Bình, Quảng Trị (cũ) cùng chung một nguồn gốc, có sự gắn bó về họ tộc, văn hóa và chính trị, cùng mang họ của Bác Hồ và đóng vai trò quan trọng trong các cuộc kháng chiến đấu tranh giữ nước của dân tộc.

Vững tin cho hành trình mới

Sau sáp nhập, những giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể linh hoạt, sáng tạo, bám sát thực tiễn chính là “chìa khóa vàng” để duy trì sức sống bền lâu cho “kho tàng” của cha ông. Nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa Lê Đức Thọ nhận định, đối với văn hóa, phải bảo tồn, sử dụng, khai thác và phát huy. Sau khi “về chung một nhà”, cơ quan chuyên môn cần điều tra, thống kê, khảo sát, lên danh mục đối với các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh mới.

Tiếp nối mạch nguồn di sản

Nét văn hóa độc đáo của người Bru-Vân Kiều là thế mạnh phát triển du lịch văn hóa -Ảnh: M.N

Tiếp đó, cần xây dựng các đề án, chiến lược bảo tồn, phát huy các di sản, nhất là tính thống nhất, liên kết chặt chẽ trong triển khai các chủ trương, chính sách. Và việc “sử dụng vốn liếng di sản văn hóa” vào hoạt động du lịch cần được đánh giá và xem xét thấu đáo.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Khắc Thái, nỗi lo ngại lớn nhất chính là sự “đứt gãy” văn hóa sau quá trình sáp nhập. Do đó, về mặt chính trị, cần tăng cường các hoạt động có tính xã hội, đoàn kết và về mặt văn hóa, cần bảo tồn các giá trị văn hóa chung, tiếp tục các lễ hội văn hóa, sinh hoạt văn hóa.

Một số lễ hội, hoạt động tương đồng có thể tổ chức chung, tạo sự gắn kết chặt chẽ. Những di sản văn hóa tương đồng sẽ là “cơ hội vàng” cho phát triển du lịch địa phương. Khách du lịch sẽ nhận diện được vùng văn hóa đặc thù. Bởi trong dòng chảy văn hóa từ miền Bắc nổi bật với xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nghệ, xứ Huế, xứ Quảng, bây giờ Quảng Bình - Quảng Trị chính là nền tảng dân gian của xứ Thuận Hóa.

Sẽ còn nhiều việc phải làm sau sáp nhập để hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Trị mới tiếp tục hành trình lịch sử của mình. Nhưng với những nét tương đồng đã được lịch sử “gọi tên” và cùng nhiều nỗ lực từ các bên, dòng chảy di sản kỳ vọng sẽ được tiếp nối mạnh mẽ, trở thành thế mạnh chứ không còn dừng lại ở mức tiềm năng của vùng đất này.

Mai Nhân

Tin liên quan:
  • Tiếp nối mạch nguồn di sản
    Nối tiếp mạch nguồn cách mạng

    49 mùa xuân trôi qua kể từ khi đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Trị luôn tiếp nối mạch nguồn truyền thống cách mạng để làm nên diện mạo mới cho quê hương. Từ những người lính đã trải qua cuộc chiến đến thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong hòa bình, tất cả đều ý thức rõ vai trò, nhiệm vụ của mình để tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, chung tay dựng xây quê hương ngày càng đẹp giàu.

  • Tiếp nối mạch nguồn di sản
    Tiếp nối mạch nguồn cách mạng

    93 mùa xuân từ khi có Đảng, Nhà Tằm Tân Tường nói riêng và mảnh đất Cam Lộ nói chung là mạch nguồn của phong trào cách mạng tỉnh Quảng Trị để quê hương, đất nước bước những bước vững chắc trên hành trình đi tới.


Mai Nhân

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kẹo kéo tuổi thơ

Kẹo kéo tuổi thơ
2025-07-06 05:35:00

QTO - Chiều muộn. Trên con đường nhỏ về nhà, tôi gặp một người đàn ông già dừng xe máy bên lề, chậm rãi lấy ra từ chiếc thùng gỗ cũ kỹ những que kẹo kéo...

Mùa cá cơm

Mùa cá cơm
2025-07-03 05:20:00

QTO - Mỗi năm, khi những cơn gió nồm nam bắt đầu thổi rì rào trên mặt biển, làng chài quê tôi lại rộn ràng bước vào mùa cá cơm. Người ta bảo, chỉ cần nghe...

“Không ai hỏi đi bao lâu, về khi nào”

“Không ai hỏi đi bao lâu, về khi nào”
2025-07-01 05:40:00

QTO - Năm 1976, khi đất nước vừa liền một dải, những cán bộ trẻ từ Quảng Bình, Quảng Trị khăn gói vào Huế, mang theo lòng tin son sắt vào lý tưởng thống...

POWERED BY
Việt Long