{title}
{publish}
{head}
Vấn đề phát triển sinh kế bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Thông qua Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, đời sống người dân vùng DTTS và miền núi đã từng bước thay đổi tích cực, đặc biệt thông qua hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025. Bài viết dựa trên lý thuyết Khung sinh kế bền vững của Bộ Phát triển quốc tế Anh (Department for International Development - DFID) (1999), theo đó, vốn được hiểu là các loại vốn mà con người sử dụng có thể kiếm sống, bao gồm 05 loại: (i) Vốn vật chất; (ii) Vốn tài chính; (iii) Vốn xã hội; (iv) Vốn con người; và (v) Vốn tự nhiên; từ đó, đánh giá thực trạng về vốn sinh kế của vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS và miền núi ở khu vực này.
Thực trạng về vốn sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở tỉnh Quảng Trị từ góc tiếp cận khung sinh kế bền vững DFID
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị hiện có diện tích tự nhiên 313.675 ha, chiếm 68% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh; có 44 xã, thị trấn miền núi, trong đó có 38 xã, thị trấn là vùng có đồng bào DTTS sinh sống, chủ yếu là dân tộc Vân Kiều và Pa Cô. Dân số miền núi tính đến thời điểm 01/01/2023 là 46.003 hộ; tổng số hộ DTTS là 21.374 hộ (chiếm tỷ lệ 13,4% dân số toàn Tỉnh).
Về vốn vật chất: Kết cấu hạ tầng được thực hiện khá đồng bộ. Toàn vùng có 100% xã, thôn bản có điện lưới quốc gia; 98,7% hộ sử dụng điện; 100% xã được phủ sóng truyền hình; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa; 77% số thôn, bản ấp có đường giao được cứng hóa đến trung tâm xã; 100% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; chuẩn hóa với 100% số xã có trường tiểu học, 75% số xã có trường trung học cơ sở, 38 trường đạt chuẩn Quốc gia; tỉ lệ xã có nhà văn hóa là 40,4%; tỉ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 82%; có Nhà truyền thống người Vân Kiều - Pa Cô tại 2 huyện miền núi biên giới (Hướng Hóa và Đakrông) để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể, phi vật thể của đồng bào DTTS. Hiện vùng DTTS có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới là xã Vĩnh Hà (huyện Vĩnh Linh) và xã Tân Lập (huyện Hướng Hóa).
Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho hộ DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022 với tổng kinh phí được phê duyệt là 8.627 triệu đồng. Hạ tầng “mềm” - hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng thông qua việc bố trí vốn ứng dụng công nghệ thông tin.
Về vốn tài chính: Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ở tỉnh Quảng Trị bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2022. Nhìn chung, năm 2022 có nhiều khó khăn, vướng mắc, nên giá trị giải ngân nguồn vốn chỉ đạt 55.239 triệu đồng/216.314 triệu đồng, đạt 25,5% kế hoạch vốn Trung ương giao.
Năm 2023, kết quả giải ngân theo kế hoạch vốn phân bổ trong năm 2023 và nguồn vốn năm 2022 chuyển sang là 312.654,3 triệu đồng/561.923,5 triệu đồng, đạt tỉ lệ 55,6%. Tổng hợp kết quả qua 2 năm thực hiện, nguồn vốn đã giải ngân là 364.010,7 triệu đồng/613.280,0 triệu đồng, đạt 59,3%.
Về vốn xã hội: Tổ chức các cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản đặc biệt khó khăn; các lớp tập huấn về thu thập thông tin cho hệ thống giám sát và đánh giá về bình đẳng giới cho cán bộ cấp xã và thôn bản, lớp tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện về tổng hợp và phân tích thông tin về giám sát và đánh giá giới.
Hiện nay có 105 tổ truyền thông cộng đồng với 910 thành viên được thành lập và duy trì hoạt động. Tình hình an ninh biên giới, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; không có các vụ khiếu kiện tập thể và tranh chấp đất đai trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Về vốn con người: thực hiện có hiệu quả các dự án về phát triển giáo dục - đào tạo và y tế. Tỷ lệ học sinh DTTS đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 95%, bậc THCS đạt 96%; 100% trạm y tế xã đã có bác sỹ, tất cả thôn bản đã có y tế thôn bản. Tổ chức các hội nghị biểu dương người có uy tín tiêu biểu; chỉ đạo, kiểm tra thực hiện chính sách đối với người có uy tín. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Tỉ lệ hộ nghèo vùng miền núi năm 2023 giảm 3,25% so với năm trước.
Về vốn tự nhiên, các tiềm năng, lợi thế được khai thác, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Vùng. Toàn vùng đang thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, qua đó khai thác được tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân. Tổ chức tốt công tác hỗ trợ xây dựng mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào DTTS và miền núi, khai thác hiệu quả vốn tự nhiên.
Tuy nhiên, việc thực hiện vốn sinh kế của vùng đồng bào DTTS và miền núi ở tỉnh Quảng Trị còn gặp một số khó khăn như thu nhập bình quân của hộ đồng bào DTTS còn thấp hơn nhiều so với bình quân thu nhập của cả tỉnh Quảng Trị. Tỉ lệ người DTTS chiếm 13,10% dân số, nhưng nhân khẩu thuộc hộ nghèo chiếm 80,55% trong tổng số nhân khẩu cả tỉnh; tỷ lệ hộ nghèo DTTS chiếm 68,94% so với số hộ nghèo toàn tỉnh. Người dân còn thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất.
Một số giải pháp
Một là, về tạo hiệu quả vốn vật chất: Phát triển kết cấu hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh, trong đó, ưu tiên kết nối các tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn bản, tuyến đường liên kết với vùng sản xuất nông, lâm nghiệp. Giải quyết có hiệu quả đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho người dân; bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng DTTS, miền núi, biên giới, vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; gắn với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Hai là, về tạo hiệu quả vốn tài chính: Tăng cường các nguồn huy động, khuyến khích đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng Chương trình. Chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp tối ưu hóa chi phí và quản lý chi tiêu nhằm tăng hiệu quả vốn tài chính cho sinh kế của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tăng cường tính minh bạch của chính quyền địa phương trong quản lý và sử dụng nguồn vốn.
Ba là, về tạo hiệu quả vốn xã hội: Nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, cuộc vận động về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
Bốn là, về tạo hiệu quả vốn con người: Phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân; nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS. Tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động và triển khai việc xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn; bảo tồn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn, gắn với phát triển du lịch nông thôn.
Năm là, về tạo hiệu quả vốn tự nhiên: Phát huy tri thức bản địa của cộng đồng dân cư đồng bào DTTS trong thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của các chương trình mục tiêu quốc gia. Tăng cường lợi ích từ rừng; áp dụng hiệu quả Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM). Phát huy lợi thế của vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có 2 huyện biên giới Hướng Hóa và Đakrông trong xây dựng mô hình thương mại hai vừa là điểm bán hàng thiết yếu, vừa là điểm thu mua, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Thị Hồng Minh
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Bấy lâu nay, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên đăng tải thông tin về những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới có các...
QTO - Hiện nay, trên địa bàn các xã Húc, Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa xảy ra dịch lở mồm, long móng (LMLM) trâu, bò. Nguồn bò được xác nhận là nhận hỗ trợ...
QTO - Đến thời điểm này, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, ở các xã vùng sâu,...
QTO - Những năm qua, huyện Gio Linh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực và có hiệu quả trong khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản. Ngư...
QTO - An cư mới lạc nghiệp nhưng với những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, việc có được ngôi nhà vững chãi để ở chỉ là niềm mơ ước. Để biến những...
QTO - Huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị có 3 xã miền núi, gồm: Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Ô. Thời gian qua, với sự hỗ trợ nhiều mặt của Đảng và Nhà nước, chính...
QTO - 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có 280 hộ, cá nhân kinh doanh (KD) đăng ký, kê khai nộp thuế trong lĩnh vực KD thương mại điện...
QTO - Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn huyện Gio Linh, giúp đời sống vật...
QTO - Không cam phận nghèo, thời gian qua, nhiều gia đình đoàn viên, thanh niên ở huyện Gio Linh đã quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để làm giàu cho mình,...
QTO - Nhờ có nguồn vốn chính sách làm “đòn bẩy”, nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Gio Linh đã có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế,...