{title}
{publish}
{head}
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua, các địa phương ở Quảng Trị tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, giúp đồng bào DTTS có thêm động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, việc hỗ trợ sản xuất cho bà con gặp không ít khó khăn, do đó cần đẩy mạnh các giải pháp khắc phục kịp thời.
Người dân nghèo ở xã Húc, huyện Hướng Hóa được hỗ trợ bò giống làm sinh kế từ Tiểu dự án 2, Dự án 3 -Ảnh: N.T
Để thực hiện tiểu dự án này có hiệu quả, UBND các huyện chỉ đạo các xã triển khai chủ trương, chính sách về nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình đến các thôn, bản và người dân. Hướng dẫn các thôn tổ chức bình xét đối tượng hưởng lợi đảm bảo đúng quy định và thành lập các tổ, nhóm cộng đồng, tổ chức họp và rà soát lựa chọn đề xuất các dự án cộng đồng phù hợp với định hướng và nhu cầu, nguyện vọng của người dân. Tổ chức cho đại diện các nhóm cộng đồng được tham gia lựa chọn vật tư, hàng hóa trong quá trình mua sắm. Đồng thời, phân bổ kinh phí của chương trình cho các địa phương thực hiện.
Trong đó, huyện Vĩnh Linh giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT quản lý dự án; huyện Gio Linh nguồn vốn năm 2022, 2023 được giao cho Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện quản lý dự án, nguồn vốn năm 2024 giao cho UBND xã quản lý; đối với các huyện Đakrông, Hướng Hóa nguồn vốn được phân bổ về cho các xã, giao UBND các xã quản lý dự án.
UBND các huyện đã thành lập hội đồng thẩm định các dự án trên địa bàn đảm bảo theo đúng quy định, riêng huyện Hướng Hóa thành lập tổ hướng dẫn hỗ trợ các xã, thị trấn thực hiện các dự án thuộc các chương trình MTQG. Tổ chức cho người dân tham gia tập huấn kỹ thuật, mua giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu.
Các chính sách hỗ trợ được người dân đồng tình, hưởng ứng tham gia. Phần lớn con nuôi và cây trồng hỗ trợ được chăm sóc sinh trưởng tốt. Hiện các địa phương đang tích cực giải ngân nguồn vốn kịp tiến độ. Điển hình như ở xã A Bung, huyện Đakrông, năm 2022-2023 xã triển khai 5 dự án với tổng kinh phí hơn 2 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 1,8 tỉ đồng; người dân đối ứng hơn 280 triệu đồng.
Hiện nay, có 3 dự án đã giải ngân với số tiền hơn 615 triệu đồng, 2 dự án còn lại đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục để giải ngân nguồn vốn. Năm 2024, tổng vốn xã được phân bổ là 1,6 tỉ đồng, hiện đang triển khai hoàn thiện dự án để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tại xã Linh Trường, năm 2022-2023 xã thực hiện 5 dự án với tổng kinh phí gần 2 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ hơn 1,4 tỉ đồng, người dân đối ứng là hơn 515 triệu đồng, hiện đã giải ngân hơn 1,4 tỉ đồng và cấp bò cho các tổ, nhóm hộ. Đối với kinh phí năm 2024 được phân bổ hơn 1,3 tỉ đồng, xã đang triển khai khảo sát chọn hộ.
Đối với xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, tổng nguồn vốn bố trí thực hiện cho xã năm 2024 hơn 730 triệu đồng thực hiện 2 dự án với tổng kinh phí hơn 780 triệu đồng, trong đó người dân đối ứng gần 500 triệu đồng. Xã đã giải ngân và cấp bò cho 1 dự án với số tiền hơn 371 triệu đồng; 1 dự án đang triển khai...
Bên cạnh những kết quả bước đầu, việc triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 3 còn gặp nhiều tồn tại, hạn chế như: một số địa phương chưa thực hiện tốt công tác khảo sát đối tượng hưởng lợi để đề xuất dự án hỗ trợ cộng đồng phù hợp. Nhiều hộ gia đình chưa đảm bảo các điều kiện để thực hiện dự án nhưng vẫn được hỗ trợ giống vật nuôi.
Thời điểm bàn giao vật nuôi cho các hộ dân chưa phù hợp, vào thời điểm mưa rét nên ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, có địa phương xảy ra tình trạng vật nuôi bị chết. Hoạt động của các tổ cộng đồng chưa hiệu quả, hầu hết các tổ chưa có quy chế hoạt động. Năng lực, trình độ của các hộ trong tổ, nhóm cộng đồng còn hạn chế, chủ yếu thực hiện sản xuất theo kinh nghiệm. Một số địa phương có trường hợp việc cấp phát cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp với quyết định phê duyệt dự án. Hầu hết các dự án hỗ trợ chưa đa dạng...
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, thời gian tới, các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ và người dân hiểu rõ hơn về các cơ chế, chính sách; trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia vào các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và tạo điều kiện tối đa cho người dân được tham gia toàn bộ quy trình từ khâu đề xuất, lập dự án.
Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng về kỹ năng lập, điều hành và tổ chức thực hiện dự án; kỹ năng điều hành hoạt động của tổ, nhóm cộng đồng theo hướng hợp tác, cộng đồng trách nhiệm và chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn về kỹ thuật sản xuất. Tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ các xã trong lập kế hoạch định hướng thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng đảm bảo phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, định hướng của huyện và nhu cầu của cộng đồng.
Nghiên cứu đề xuất các dự án liên kết theo chuỗi giá trị để đảm bảo sản xuất bền vững. Các sở, ngành cấp tỉnh nâng cao trách nhiệm trong hướng dẫn, tháo gỡ cho địa phương về các cơ chế, chính sách, công tác thanh toán, mua sắm trong trường hợp mua sắm hàng hóa tại địa phương; tăng cường công tác thẩm tra, thẩm định đối với những nội dung thuộc thẩm quyền khi địa phương đề xuất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn.
Cấp tỉnh, huyện, xã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện của các địa phương để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc tháo gỡ, giải quyết cho địa phương.
Ngọc Trang
QTO - “Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng đọc một đoạn trong bài thơ “Con...
QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...
QTO - Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị...
QTO - Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở...
QTO - Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì...
QTO - Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo...
QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 104 cây cầu xuống cấp. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong đảm bảo an toàn, thông suốt giao thông phục vụ phát...
QTO - Ngày 15/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc công nhận huyện Triệu Phong đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhằm tiếp tục củng cố, duy...
QTO - Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất, Do...
QTO - Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu,...
QTO - Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm...
QTO - Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác...