{title}
{publish}
{head}
Kết quả sau 4 năm (từ năm 2021 đến nay) triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã góp phần tạo sinh kế bền vững cho vùng người dân nơi đây.
Nhờ được các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng nhà ở, người nghèo ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông ổn định cuộc sống - Ảnh:K.K.S
Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Trương Chí Hiếu cho biết, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 là chương trình lớn, tích hợp nhiều chính sách hỗ trợ phát triển KT-XH của địa phương và đời sống người dân từ trước đến nay. Chương trình bao gồm 10 dự án thành phần: giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi...
Trong quá trình triển khai chương trình, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành các văn bản chỉ đạo và giao nhiệm vụ cho các cấp, ngành, trong đó phân công rõ trách nhiệm của các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các dự án thành phần và đơn vị phối hợp.
Các đơn vị thực hiện chương trình đã bám sát, cụ thể hóa thành mục tiêu, nội dung, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch hoạt động với sự phân công rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị. Cơ chế phân cấp quản lý, trao quyền cho địa phương và người dân thực hiện chương trình được xây dựng ngay từ đầu với định hướng tăng cường phân cấp và giao quyền cho địa phương.
Trong quá trình thực hiện, các cấp, ngành đã chú trọng công tác truyền thông, vận động, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng, từ đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động, người dân, doanh nghiệp... về vai trò, tầm quan trọng của chương trình; tạo sự đồng thuận trong xã hội và phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong việc từng bước xóa đói, giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trong công tác theo dõi, giám sát, đánh giá, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch giám sát đánh giá thực hiện. Đến nay, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện nhiều đợt giám sát tại các huyện Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh và Vĩnh Linh. Qua công tác kiểm tra, giám sát, các đơn vị chủ trì chương trình và các dự án thành phần đã nắm bắt tình hình; tiến hành xử lý các khó khăn, vướng mắc; đôn đốc quá trình thực hiện.
Qua hoạt động kiểm tra, giám sát đã ban hành nhiều văn bản tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với các bộ, ngành trung ương, cũng như điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện chương trình hiệu quả hơn.
Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã góp phần giải quyết các khó khăn và khai thác lợi thế, tiềm năng vùng đồng bào DTTS và miền núi. Việc thực hiện chương trình đã đem lại các kết quả như: Về phục vụ các nhu cầu thiết yếu và sinh kế của người dân, chương trình đã hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gần 900 hộ nghèo; hỗ trợ xây dựng 16 công trình nước sinh hoạt tập trung và 2.613 hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; các dự án sắp xếp ổn định dân cư đang được các huyện tích cực triển khai; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân với việc hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới cho hơn 834 hộ dân; hỗ trợ thành lập các tổ, nhóm sản xuất.
Về cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục, y tế của người dân, trong thời gian qua, đã đầu tư xây dựng 106 công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; 7 công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; 4 nhà sinh hoạt cộng đồng; sửa chữa 2 công trình trạm y tế; 18 công trình trường, lớp học; 4 công trình thủy lợi nhỏ; 1 công trình cải tạo, nâng cấp chợ; 4 công trình hạ tầng quy mô nhỏ khác do cộng đồng đề xuất.
Việc thực hiện cơ chế đặc thù (phát huy sự đóng góp, tham gia thực hiện của người dân) trong xây dựng công trình cơ sở hạ tầng đơn giản theo Nghị định số 27/2022/NĐCP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG được quan tâm thúc đẩy và đạt tỉ lệ 42,1%.
Trên cơ sở đó, đã góp phần quan trọng giải quyết những khó khăn của người dân trong sinh hoạt, sản xuất và giao thương, buôn bán sản phẩm. Về cải thiện điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần và giải quyết một số vấn đề xã hội, chương trình đã hỗ trợ xây dựng 30 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn; bảo tồn 3 lễ hội truyền thống tại các địa phương gắn với phát triển du lịch; xây dựng 6 CLB sinh hoạt văn hóa dân gian; hỗ trợ đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại 66 thôn, bản vùng đồng bào DTTS; xây dựng 15 tủ sách cộng đồng...
Quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội như: tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng giới thông qua các hoạt động tập huấn, đối thoại chính sách, xây dựng các tổ, nhóm, CLB hoạt động tại cộng đồng... Chỉ tính riêng trong năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi (31 xã) đã giảm 6,92%, trong đó tại 28 xã đặc biệt khó khăn giảm 7,47% vượt mục tiêu đặt ra của chương trình...
Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 triển khai trên địa bàn tỉnh với nhiều giải pháp và bước đầu đạt được những kết quả đáng kể. Chương trình từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh.
Sỹ Hoàng
QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...
QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...
QTO - Trong những năm qua, công tác cải cách thủ tục hành chính tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã có những chuyển biến mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích...
QTO - Những ngày hạ tuần tháng 8, chúng tôi trở lại xã Thanh, 1 trong 11 xã biên giới của huyện Hướng Hóa, chứng kiến niềm vui của cán bộ, Nhân dân các...
QTO - Gieo lên niềm hy vọng và cơ hội sống cho người bệnh ung thư là nhiệm vụ cao cả của các y, bác sĩ Khoa Ung bướu. Nhờ luôn chú trọng nâng cao năng lực...
QTO - Quân dân y kết hợp là hoạt động kết hợp giữa quân đội và Nhân dân trong lĩnh vực y tế, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân, phục vụ sức khoẻ...
QTO - Cuộc đời nhiều nước mắt của cô gái khuyết tật
QTO - Xã Lìa (huyện Hướng Hóa) có phần lớn dân số là người Pa Kô sinh sống. Đồng bào nơi đây có đời sống văn hóa vô cùng phong phú, trong đó nghề đan lát...
QTO - Sau hai ngày thông tuyến tạm thời trên Quốc lộ 70, nối từ TP. Yên Bái qua Phố Lu lên huyện Bảo Yên của tỉnh Lào Cai, tôi mới có mặt ở thị trấn Phố...
QTO - Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào 9 tháng đầu năm 2024 diễn biến khá...
QTO - Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh chuyển đổi số trong cung cấp thông tin thị trường lao động và tư vấn, giới thiệu...
QTO - Nhà báo - nhà văn Huỳnh Dũng Nhân là một cây phóng sự nổi bật của báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới. Tháng 9/2024, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân trở lại...