Cập nhật:  GMT+7

Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi

Vùng miền núi tỉnh Quảng Trị nổi bật với đặc trưng địa lý, nơi hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện tiềm năng phát triển kinh tế mà còn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Chính quyền, người dân và doanh nghiệp đã có những nỗ lực đáng kể nhằm tìm kiếm, mở rộng đầu ra cho các sản phẩm đặc trưng miền núi, từ đó cải thiện đời sống bà con, thúc đẩy sự phát triển KT-XH của khu vực.

Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi

Các sản phẩm đặc trưng miền núi Quảng Trị được trưng bày tại Hợp tác xã Du lịch Nông nghiệp Việt Nam-Khe Sanh để quảng bá , tìm kiếm thị trường - Ảnh: Q.H

Nỗ lực xây dựng thương hiệu

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm như gạo, cà phê, hồ tiêu và một số loại cây ăn trái đặc sản. Đặc biệt, một số sản phẩm đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cao giúp tăng giá trị thương phẩm và khẳng định vị thế trên thị trường. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, các cấp chính quyền còn tích cực hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu cho nông sản địa phương.

Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi

Hương vị cà phê Khe Sanh - Ảnh: BẢO BÌNH

Trưởng Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Hướng Hóa Hoàng Đình Bình cho biết: “Hướng Hóa, nơi hội tụ nhiều sản phẩm đặc trưng miền núi. Trong kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023, Hướng Hóa đề ra mục tiêu có 1-2 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao, có 3-5 sản phẩm mới đạt 3 sao trở lên, có thêm ít nhất 2 chủ thể mới tham gia chương trình, đánh giá và công nhận lại 5 sản phẩm OCOP của năm 2020; phối hợp triển khai thực hiện dự án “phát triển 1 sản phẩm cà phê thành sản phẩm 5 sao”.

Có 14 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng, trong đó có những sản phẩm đặc trưng như: Bốn Phương coffee, rượu chuối mật mốc Hướng Hóa, chuối sấy dẻo, trà bí đao túi lọc Khánh Vân, Khe Sanh coffee. Từ kinh phí của ngân sách nhà nước phân bổ thực hiện các chương trình, huyện ưu tiên tập trung hỗ trợ cho các chủ thể tham gia đánh giá phân hạng năm 2023 với tổng số tiền hơn 481 triệu đồng. Kết quả thẩm định hồ sơ, đánh giá sơ bộ các sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá phân hạng năm 2023, có 5 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 1 sản phẩm đạt trên 90 điểm, có tiềm năng trở thành sản phẩm 5 sao”.

Mở rộng kênh phân phối

Tại Tổ hợp tác dệt may “Hồn thổ cẩm” của nữ thanh niên xã A Bung, huyện Đakrông có 14 học viên đang chăm chỉ theo nghề dệt thổ cẩm để cho ra những sản phẩm truyền thống của đồng bào. Chủ tịch UBND xã A Bung Hồ Văn Hiền cho biết, sau hơn 1 năm hoạt động, đến nay tổ hợp tác đã cho ra nhiều sản phẩm dệt thổ cẩm hoàn chỉnh và đã có những đơn hàng đầu tiên. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu, tỉnh Quảng Trị còn mở rộng kênh phân phối cho các sản phẩm đặc trưng địa phương. Một trong những phương thức hiệu quả nhất là tổ chức các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm đặc

trưng, tạo cơ hội cho người tiêu dùng thấy rõ giá trị và sự phong phú của hàng hóa địa phương. Các sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà còn hướng đến thị trường lớn hơn, từ các tỉnh thành khác cho đến xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt, việc xây dựng mô hình thương mại hai chiều nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cung ứng mặt hàng thiết yếu cho địa phương cũng là một hình thức mở rộng kênh phân phối.

Ông Nguyễn Đình Trâm, Trưởng Phòng Quản lý Thương mại (Sở Công thương tỉnh Quảng Trị) cho biết, hiện tại mô hình thương mại hai chiều ở thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông, hàng hóa được trưng bày theo hình thức cửa hàng tiện ích. Nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng kinh doanh trong mô hình bảo đảm đúng, đầy đủ điều kiện đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường theo quy định của pháp luật...

Ngoài ra, cửa hàng còn được hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ kết nối được nhiều sản phẩm đặc trưng để đưa vào trưng bày, giới thiệu như: chuối Hướng Hóa, tiêu, ớt, măng, gà, cá mát, rượu Ba Nang, cà phê Hướng Hóa, miến các loại...

Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi

Tổ hợp tác dệt may “Hồn thổ cẩm” của nữ thanh niên xã A Bung bước đầu cho thấy hiệu quả - Ảnh: Q.H

Theo đánh giá của Sở Công thương Quảng Trị, mô hình thương mại hai chiều này đã đạt được mục tiêu đề ra: vừa là điểm bán hàng thiết yếu vừa là điểm thu mua, tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về phân phối hàng hóa, xây dựng thương hiệu, kết nối cung cầu.

Bên cạnh đó, mô hình đã hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp duy trì và mở rộng mạng lưới phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm; tạo được cơ hội quảng bá hình ảnh sản phẩm; mời gọi, kết nối nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất sản phẩm nông sản tỉnh Quảng Trị đạt những tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn, tiêu chuẩn Vietgap để nâng cao giá trị sản phẩm; thu hút các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm.

Tích cực tìm đầu ra

Nhờ tạo điều kiện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nên những mô hình này đang giúp người dân gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau trong việc sản xuất; đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm.

Ông Trần Thái Thiên, Chủ tịch HĐQT hợp tác xã Hợp tác xã Du lịch Nông nghiệp Việt Nam - Khe Sanh cho biết: “Sứ mệnh của chúng tôi là nâng cao giá trị nông sản địa phương. Để làm được điều đó, chúng tôi tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua kênh thông tin để truyền thông, quảng bá. Sau thành công bước đầu với Khe Sanh Coffe Tour (Tour du lịch trải nghiệm cà phê Khe Sanh), hợp tác xã hướng đến làm thương mại nông sản và các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Chúng tôi đã kết hợp với một số đơn vị xây dựng sàn thương mại điện tử Elocal. Sàn tập hợp các sản phẩm đặc trưng vùng miền không chỉ của Quảng Trị mà cả Việt Nam. Sàn thương mại điện tử này ra đời từ mong muốn kết nối giá trị và chất lượng của các sản phẩm nông sản Việt Nam đến tận tay người tiêu dùng trên cả nước, đồng thời hỗ trợ những nhà sản xuất địa phương tiếp cận thị trường rộng lớn một cách thuận tiện và minh bạch. Hiện chúng tôi đã kết nối được hầu hết các sản phẩm OCOP, đặc biệt là những sản phẩm đặc trưng miền núi của những địa phương”.

Dù có những thách thức nhất định như cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu hay biến đổi khí hậu tác động đến sản xuất nông nghiệp nhưng với quyết tâm cao và sự đồng lòng của chính quyền và người dân, tỉnh Quảng Trị đang từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng vùng núi nhằm cải thiện đời sống cho bà con và khẳng định lợi thế của tỉnh. Mặt khác, việc phát triển bền vững không chỉ là mục tiêu mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, hướng đến một Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững.

Quang Hải

Tin liên quan:
  • Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi
    Sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch

    Bấy lâu nay, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng thường xuyên đăng tải thông tin về những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới có các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn liền với lịch sử, văn hóa vùng đất đó. Và thực tế cho thấy cần phải có sản phẩm đặc trưng để góp phần quảng bá, thu hút khách du lịch một cách hiệu quả.

  • Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi
    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng Quảng Trị

    Tối nay 23/8, tại chợ Chiều Cồn Tiên, thôn An Phú, xã Hải Thái, huyện Gio Linh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức khai mạc phiên chợ trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP (sản phẩm thuộc chương trình mỗi xã một sản phẩm), sản phẩm đặc trưng tỉnh Quảng Trị năm 2024.

  • Tìm đầu ra cho sản phẩm đặc trưng miền núi
    Tạo động lực để các sản phẩm đặc trưng của địa phương vươn xa

    Nhằm triển khai hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn có hiệu quả, thời gian qua, huyện Hải Lăng tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh ở huyện phát triển sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm nông sản, sản phẩm có tiềm năng, đặc trưng. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.


Quang Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vinh danh cà phê Arabica Khe Sanh

Vinh danh cà phê Arabica Khe Sanh
2024-12-09 09:45:00

QTO - Khe Sanh (Hướng Hóa) là một vùng đất đỏ ba dan với truyền thống trồng cây cà phê từ thế kỷ 19. Cà phê Arabica Khe Sanh là một trong tám vùng cà phê...

Hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững
2024-12-09 05:37:00

QTO - Thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn Quảng Trị huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ...

Trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng

Trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng
2024-12-08 13:25:00

QTO - Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long