{title}
{publish}
{head}
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhận thức của Đảng ta về vị trí, vai trò của văn học nghệ thuật (VHNT) đối với xây dựng nền tảng tinh thần xã hội và sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam đã được thể hiện tập trung trong Nghị quyết 05-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa VI, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X và Nghị quyết Trung ương 9, khóa XI. Mới đây, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 84-KL/TW ngày 21/6/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Đây là nhiệm vụ phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, hiệu quả, đồng bộ với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực VHNT.
Từ trước đến nay, Đảng ta xác định VHNT là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt nhạy cảm và tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, có tác dụng đặc biệt trong việc vun trồng, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh cho các thế hệ.
Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, sự nghiệp VHNT tiếp tục phát triển, phản ánh chân thực cuộc sống đấu tranh, lao động sáng tạo của Nhân dân, bước đầu tạo dựng nên diện mạo mới của VHNT Việt Nam hiện đại, trong đó một mặt tiếp tục phát huy các giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hóa văn nghệ dân tộc, mặt khác đã bám sát hiện thực đời sống, nỗ lực vươn lên phát triển ngày càng hiện đại, đa dạng hóa về nội dung và phương thức thể hiện.
Đã có nhiều thế hệ văn nghệ sĩ kiên trì tìm tòi, tự vượt lên chính mình, âm thầm lao động sáng tạo để khẳng định các giá trị mới của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trên bình diện cả nước cũng như mỗi địa phương, hạn chế được chỉ ra trong lĩnh vực VHNT là khâu quy hoạch, bồi dưỡng, bố trí lãnh đạo quản lý lĩnh vực này còn một số hạn chế, bất cập; việc phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng tài năng VHNT chưa đem hiệu quả như mong đợi.
Trong 40 năm đổi mới VHNT đã xuất hiện nhiều văn nghệ sĩ có tài năng, có những cống hiện quan trọng, nhưng vẫn còn nhiều văn nghệ sĩ chưa thực sự đam mê dấn thân vào đời sống xã hội, nhất là ở những mũi nhọn của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động phê bình VHNT chưa đáp ứng yêu cầu đồng hành, thẩm định, định hướng, kích thích sự sáng tạo những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Mặt khác, lý luận phê bình VHNT chưa làm tốt vai trò góp phần giáo dục thẩm mỹ, định hướng cho công chúng tiếp nhận; chưa quảng bá có hiệu quả cái mới, cái hay, cái đẹp của các tác phẩm VHNT cho đông đảo công chúng tiếp nhận.
Để VHNT thực sự góp phần vào sự nghiệp giáo dục, vun trồng tâm hồn, tình cảm, nhân cách đạo đức, tri thức, bản lĩnh, lẽ sống cao đẹp thì trước hết phải không ngừng sáng tạo và quảng bá sâu rộng các tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Trên cơ sở Kết luận 84-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23- NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã ban hành kế hoạch thực hiện, yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; đồng thời tạo sự thống nhất trong tư tưởng và hành động; phát huy vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương, đội ngũ văn nghệ sĩ và các tầng lớp nhân dân về xây dựng và phát triển VHNT, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, con người Quảng Trị trong thời kỳ mới.
Trong lãnh đạo, chỉ đạo cần chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của VHNT, vừa đảm bảo phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo. Khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ để tạo ra những tác phẩm VHNT có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật, phản ánh sinh động công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với VHNT; đầu tư kinh phí có chiều sâu, trọng điểm để văn nghệ sĩ có thêm điều kiện sáng tác nhiều tác phẩm có chất lượng, giá trị nghệ thuật cao. Ban hành chính sách khen thưởng, động viên, đãi ngộ đối với văn nghệ sĩ có nhiều cống hiến, tác giả có tác phẩm VHNT chất lượng cao; từng bước tạo lập các chương trình, sản phẩm, thương hiệu của địa phương trong lĩnh vực VHNT.
Cùng với đó, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý VHNT đảm bảo trình độ, năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu phát triển. Xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ đồng bộ cả về số lượng và chất lượng; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, có khát vọng cống hiến cho quê hương, đất nước.
Nâng cao chất lượng nghiên cứu, lý luận, phê bình, quan tâm sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ làm công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình VHNT; tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực VHNT. Phát huy vai trò nòng cốt của đội ngũ văn nghệ sĩ tham gia xây dựng và bảo vệ nền văn hóa, VHNT.
Mặt khác, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp chấn hưng văn hóa, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng, học thuật, thực hành dân chủ trong hoạt động VHNT. Phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản trong tuyên truyền, phổ biến tác phẩm VHNT có chất lượng phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân cũng như vai trò của các nghệ nhân trong việc thực hành, phổ biến và truyền dạy văn hóa, văn nghệ dân gian.
Tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các hội VHNT, các hội chuyên ngành trong nước và một số tổ chức VHNT của các nước nằm trên Hành lang kinh tế Đông-Tây; giới thiệu, quảng bá các tác phẩm VHNT, hình ảnh đất nước, con người Quảng Trị đến với đông đảo công chúng trong và ngoài tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sĩ hợp tác, giao lưu, tiếp cận với các xu hướng, sản phẩm VHNT mới, tiến bộ trên thế giới.
Phương Minh
QTO - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, (thay thế cho Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010)...
QTO - Trong công tác cán bộ, khâu đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định. Đánh giá đúng cán bộ sẽ là cơ sở cho...
QTO - Sinh thời, Bác Hồ từng nói về bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Người chỉ rõ: “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn...
QTO - Tháng 12/2023, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm...
QTO - Theo Chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...
QTO - Từ sáng đến trưa ngày 27/10/2024, có hai người dầm mưa đứng chặn đường, huơ tay làm hiệu cho các phương tiện phải quay trở lại vì đoạn đường phía...
QTO - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt, có tính đột phá để phát triển KT - XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở vùng...
QTO - Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng bảo...
QTO - “Tuần lễ hiến ghép mô, tạng Việt Nam 2024” được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mồng 7-12/10. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức tuần lễ này,...
QTO - Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn...
QTO - Nằm ở điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, tỉnh Quảng Trị có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, trọng yếu về quốc...
QTO - Kể từ sau 1975, nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đất phương Nam luôn là miền đất hứa để đón nhận làn sóng nhập cư từ các tỉnh miền Bắc, miền...