
{title}
{publish}
{head}
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt, có tính đột phá để phát triển KT - XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Chính vì vậy, tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm đầu tư, phát triển giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn nhân lực chất lượng cao là người DTTS trong các ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đặc thù như sức khỏe (chủ yếu là y khoa và dược học), công nghệ thông tin, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, đào tạo giáo viên... vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu.
Nhân lực chất lượng cao là những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên hoặc những người có kinh nghiệm, tinh thông nghiệp vụ, có khả năng giải quyết vấn đề tốt, đang làm việc trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, có đóng góp tích cực cho phát triển cộng đồng.
Thống kê về tình hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS giai đoạn 2019 - 2023 của Sở Nội vụ Quảng Trị cho thấy, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là người DTTS đang làm việc trong các ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đặc thù nêu trên còn khá “mỏng”. Năm 2023, lĩnh vực sức khỏe có 101 người, nông nghiệp có 60 người, tài chính - ngân hàng có 5 người, đào tạo giáo viên chiếm số lượng đông nhất với 683 người (chưa bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo), lĩnh vực công nghệ thông tin là 0 người.
Về trình độ đào tạo, lĩnh vực sức khỏe có 16 người có trình độ cao đẳng, 44 người có trình độ đại học, 14 người có trình độ sau đại học; lĩnh vực nông nghiệp có 58 người có trình độ đại học; 5 người công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đều có trình độ đại học; đào tạo giáo viên có 108 người có trình độ cao đẳng, 547 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ sau đại học (chưa bao gồm viên chức sự nghiệp giáo dục thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo).
Trong giai đoạn từ 2019 - 2023, toàn tỉnh có 23 người DTTS được đào tạo nhóm ngành sức khỏe, 2 người nhóm ngành nông nghiệp, 164 người nhóm ngành giáo viên. Những con số này vẫn còn quá ít so với nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các lĩnh vực.
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực đồng bào DTTS luôn được tỉnh chú trọng, ưu tiên thực hiện trong thời gian qua. Triển khai thực hiện các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực người DTTS, tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực hỗ trợ tiền học phí, tiền tài liệu, giáo trình, tiền ở nội trú, tiền xây dựng và bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức cốt cán, được đào tạo mũi nhọn là người DTTS trong các ngành nghề còn thiếu và hạn chế về năng lực. Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo sinh viên là người DTTS thời gian qua vẫn chưa thực hiện tốt, chưa gắn đào tạo cử tuyển với nhu cầu sử dụng theo từng ngành nghề, lĩnh vực, từng địa phương và chiến lược phát triển nguồn lực, KT - XH của tỉnh...
Một bộ phận không nhỏ sinh viên là người DTTS mặc dù được đào tạo có bằng cấp nhưng năng lực công tác có nhiều hạn chế, do đó không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Đặc biệt, số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn sau đại học rất thấp.
Hiện nay, vùng đồng bào DTTS rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, khoa học công nghệ, nông nghiệp, giáo dục... Thống kê về nhu cầu nguồn nhân lực ở các địa phương đối với các ngành, nhóm ngành, lĩnh vực giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, lĩnh vực sức khỏe cần thêm 860 người, trong đó cần 107 nhân lực chất lượng cao, nông nghiệp cần thêm 24 người để đáp ứng yêu cầu công việc.
Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS cho những năm tới, trước tiên cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện các chính sách liên quan đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Xây dựng các quy định riêng về triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức người DTTS. Tiếp tục triển khai chương trình đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng để củng cố, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, các kỹ năng làm việc cho cán bộ DTTS.
Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải cụ thể, phù hợp với đối tượng, đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng như: đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, kỹ thuật dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình bồi dưỡng.
Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút nhân tài, giải quyết việc làm tại địa phương cho sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi là người DTTS. Cụ thể hóa các chính sách cử tuyển đối với học sinh, sinh viên là người DTTS, gắn đào tạo với nhu cầu và bố trí việc làm tại địa phương. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS nâng cao trình độ sau đại học.
Rà soát, đánh giá về số lượng, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, xác định nhu cầu sử dụng ở từng cấp, từng ngành, từ đó có kế hoạch cụ thể, chủ động tạo nguồn và đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng. Mặt khác, quan tâm chính sách ưu đãi cụ thể trong việc điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức người DTTS đến công tác tại những vùng sâu, vùng xa để họ yên tâm công tác và có cơ hội được thăng tiến trong quá trình công tác tại các địa bàn khó khăn.
Bảo Bình
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
QTO - Sáng nay 30/6, tại hội trường Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng: Lễ công bố nghị quyết, quyết định...
QTO - Hoang phí, xa xỉ là tiêu dùng một cách không cần thiết, lãng phí, vượt quá mức nhu cầu thực tế. Trong thực tiễn, không chỉ những người giàu có mới có...
QTO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Luật...
QTO - Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực sự là ngày hội của toàn dân, toàn xã hội, của đất nước, của mỗi gia đình, mỗi thí sinh, tạo thuận lợi,...
QTO - Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng bảo...
QTO - “Tuần lễ hiến ghép mô, tạng Việt Nam 2024” được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mồng 7-12/10. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức tuần lễ này,...
QTO - Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn...
QTO - Nằm ở điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, tỉnh Quảng Trị có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, trọng yếu về quốc...
QTO - Kể từ sau 1975, nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đất phương Nam luôn là miền đất hứa để đón nhận làn sóng nhập cư từ các tỉnh miền Bắc, miền...