{title}
{publish}
{head}
Theo Chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam. Nếu nhận được đồng thuận cao, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chủ trương vào ngày bế mạc (30/11/2024). Tuyến đường này dự kiến hoàn thành năm 2035, đây sẽ là một bước đột phá lớn.
Như chúng ta đều biết, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó xác định thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc - Nam.
Ngay sau chủ trương về xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao được Trung ương quyết nghị, dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến dự án này và cũng đặt ra nhiều câu hỏi về: nguồn vốn, tốc độ, hiệu quả của dự án đối với nền KT-XH khi được đầu tư, đưa vào vận hành và sử dụng...
Để phân tích, làm rõ những vấn đề trên, mới đây Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức tọa đàm: “Đường sắt tốc độ cao - thời cơ và thách thức” với sự tham gia của các vị khách mời là lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước và các chuyên gia.
Tại cuộc tọa đàm này, nhiều ý kiến đã làm rõ việc chọn thời điểm đưa ra đề xuất xây tuyến đường sắt tốc độ cao là sau 18 năm Bộ GTVT đã nghiên cứu. Đây là thời điểm thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhằm cơ cấu lại thị phần vận tải, tạo bước đột phá về hạ tầng, tác động tích cực và lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.
Theo dự kiến, tổng chi cho dự án này xấp xỉ 70 tỉ USD, mức chi đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian dự án thi công. Qua đánh giá sơ bộ, nếu số tiền này được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 thì tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm phần trăm GDP. Đây là con số đáng kể góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho rằng, kể từ thời điểm thống nhất về việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ tác động tích cực lên ít nhất 7 lĩnh vực gồm: xây dựng; các ngành phụ trợ (vật liệu, sắt thép, công nghiệp hỗ trợ); dịch vụ tài chính (ngân hàng, tín dụng huy động vốn); phát triển đô thị; du lịch; việc làm; vận tải và logistics. Tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ tác động tích cực đến KT-XH nếu được làm tốt, làm nhanh và ngược lại.
Phần đầu tư sẽ tác động trực tiếp đến GDP trong giai đoạn đầu và sau này tốc độ lan tỏa còn lớn hơn rất nhiều. Lãnh đạo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chia sẻ: Dư luận có băn khoăn về tốc độ chạy tàu 250km/h hay 350km/h, vận tải khách hay vận tải hàng hóa... Phương án kỹ thuật tốc độ tối đa 350 km/giờ vận tải hành khách và trục tải 22,5 tấn mà Bộ GTVT đưa ra là phương án tối ưu bởi đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của tương lai về vận tải, khoa học công nghệ, hạn chế tối đa việc hoàn thành xong phải nâng cấp, điều chỉnh sẽ tốn kém hơn nhiều.
Nhiều chuyên gia cho rằng, đường sắt tốc độ cao khi hình thành sẽ đóng vai trò đồng bộ kết nối 5 phương thức chính: đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa theo trục Bắc - Nam. Khi phương thức vận tải hàng hóa linh hoạt nhanh chóng, tiết kiệm chi phí sẽ góp phần phát triển KT-XH.
Điểm mạnh đầu tiên của đường sắt tốc độ cao là độ an toàn cao, thời gian đi lại được xác định chính xác từng phút; hành khách đi trên tàu có không gian rộng rãi, di chuyển dễ dàng. Ngoài ra, các nhà ga đặt ở các khu trung tâm, khu phát triển dân số đông cũng tạo thuận lợi cho hành khách đi lại so với các hình thức giao thông khác. Bên cạnh đó, đường sắt này điện khí hóa, thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả về môi trường.
Lãnh đạo Bộ Tài chính khẳng định, công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo theo lộ trình phê duyệt, đầu tư trong 3 giai đoạn. Đây là dự án có quy mô đặc biệt lớn, có công nghệ mới và lần đầu tiên triển khai.
Trong quá trình xây dựng đề án, Bộ GTVT sẽ ràng buộc các điều kiện, tổng thầu phải sử dụng dịch vụ hàng hóa trong nước sản xuất được. Vấn đề đặt ra là dự án này không thể thành công, triển khai đúng tiến độ nếu thiếu cơ chế chính sách đặc thù. Vì vậy các ngành liên quan phải nghiên cứu để có cơ chế linh hoạt hơn, trao thẩm quyền mạnh hơn, xử lý ngay các vấn đề phát sinh, bảo đảm tính hiệu quả trong việc triển khai dự án.
Với sự bàn thảo kỹ lưỡng, tính toán đầy đủ mọi nguồn lực, hy vọng khi Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam nhận được đồng thuận cao, được Quốc hội thông qua sẽ mở ra không gian phát triển mới, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới.
Phương Minh
QTO - Từ sáng đến trưa ngày 27/10/2024, có hai người dầm mưa đứng chặn đường, huơ tay làm hiệu cho các phương tiện phải quay trở lại vì đoạn đường phía...
QTO - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt, có tính đột phá để phát triển KT - XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở vùng...
QTO - Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng bảo...
QTO - “Tuần lễ hiến ghép mô, tạng Việt Nam 2024” được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mồng 7-12/10. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức tuần lễ này,...
QTO - Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn...
QTO - Nằm ở điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, tỉnh Quảng Trị có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, trọng yếu về quốc...
QTO - Kể từ sau 1975, nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đất phương Nam luôn là miền đất hứa để đón nhận làn sóng nhập cư từ các tỉnh miền Bắc, miền...
QTO - Truy xuất nguồn gốc thủy sản là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xem xét việc rút “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với hàng thủy sản Việt Nam....
QTO - Tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc...
QTO - Cuối tháng 9 và đầu tháng 10 vừa qua, hai chương trình trao học bổng Tiếp sức đến trường được Báo Tuổi Trẻ, Tỉnh đoàn, Hội Khuyến học, Sở Giáo dục và...