{title}
{publish}
{head}
Tháng 12/2023, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định phê duyệt Đề án thí điểm thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích đảm nhận một số công việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (gọi tắt là Đề án BCCI). Trong thời gian thực hiện thí điểm, 9 cơ quan, đơn vị có số lượng hồ sơ ít phát sinh, 1 đơn vị có số lượng hồ sơ phát sinh nhiều và 1 đơn vị có số lượng hồ sơ trực tuyến cao được lựa chọn để thực hiện thí điểm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm khi triển khai thực hiện chính thức.
Theo thống kê trong 3 năm (2019-2022), 9 đơn vị gồm các sở: Nội vụ; Tài chính; Ngoại vụ; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tiếp nhận 10.694 hồ sơ.
Trong khi đó 6 sở: Lao động, Thương binh và Xã hội; Tư pháp; Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT; Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận 76.364 hồ sơ. Sở Công thương tiếp nhận, giải quyết 36.572 hồ sơ nhưng có 99% là hồ sơ tiếp nhận trực tuyến.
Việc một số cơ quan, đơn vị không phát sinh hồ sơ hoặc phát sinh hồ sơ nhưng rất ít trong khi bắt buộc phải bố trí nhân lực trực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công gây lãng phí về biên chế và nguồn nhân lực.
Triển khai Đề án BCCI, 10 đơn vị tham gia thực hiện thí điểm gồm các sở: Nội vụ; Tài chính; Ngoại vụ; Khoa học và Công nghệ; Y tế; Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công thương; Giao thông vận tải và Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh đã cử cán bộ hỗ trợ trực tiếp cho nhân viên bưu điện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, đảm bảo thành thạo công tác tiếp nhận và trả kết quả. Bưu điện tỉnh đã bố trí 4 nhân viên trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có năng lực, phẩm chất đạo đức để thực hiện nhiệm vụ.
Qua triển khai thí điểm cho thấy, nhân viên bưu điện đã phối hợp nhịp nhàng với cán bộ thụ lý hồ sơ của các sở, làm việc trách nhiệm cao, thái độ phục vụ tận tâm, không để xảy ra phản ánh của người dân trong việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).
Việc bố trí 1 nhân viên bưu điện thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC thay thế công chức, viên chức ở một số đơn vị thực hiện thí điểm tại Trung tâm Phục vụ hành chính công đã góp phần giảm tải công việc cho các phòng, ban thuộc các sở, tạo điều kiện để các đơn vị tập trung nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời cải thiện và thay đổi cách thức, đổi mới phương thức hoạt động trong việc tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân. Kết quả tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của các sở, ngành đạt tỉ lệ cao.
Điểm hạn chế trong thực hiện cơ chế phối hợp là với một số thủ tục mang tính đặc thù thì việc thực hiện thông qua nhân viên bưu điện còn nhiều bất cập. Đơn cử như Sở Nội vụ kiến nghị, đối với hồ sơ, thủ tục tặng thưởng bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh về thành tích đột xuất (cấp tỉnh) với quy trình làm 12 ngày thì khá ngắn so với thực tế xử lý nên dẫn đến tình trạng vẫn còn một số hồ sơ trễ hạn. Hiện nay hệ thống không tự động tích gửi tin nhắn cho cán bộ kế tiếp nên dễ có trường hợp để sót hồ sơ...
Bên cạnh đó, việc kết nối giữa lãnh đạo hai đơn vị, nhân viên bưu điện trực tiếp phụ trách với các đơn vị còn thiếu chặt chẽ nên chưa xử lý kịp thời các vướng mắc xảy ra trong quá trình thực hiện. Nhân viên bưu điện cần trau dồi thêm nghiệp vụ để thực sự làm chủ kỹ năng, giảm phụ thuộc vào sự hướng dẫn của các sở, thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết TTHC.
Quyết định số 468/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” trong giải quyết TTHC được ban hành ngày 27/3/2021 có nội dung đáng chú ý, đó là tại bộ phận “Một cửa” sẽ gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả với quá trình tiếp nhận xử lý TTHC; mở rộng việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết TTHC không phụ thuộc địa giới hành chính.
Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận “Một cửa”, đẩy mạnh cải cách TTHC, tiết kiệm chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như đem lại sự thuận tiện và các lợi ích thiết thực cho người dân, các địa phương được phép chuyển giao một số nhiệm vụ hành chính công cho doanh nghiệp BCCI thực hiện. Thực hiện Quyết định số 468, đến nay nhiều địa phương trong cả nước đã triển khai phổ biến việc giao bưu điện tỉnh hỗ trợ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã.
Đối với tỉnh Quảng Trị, trong điều kiện biên chế các sở còn thiếu, khối lượng công việc chuyên môn nhiều, các sở đề xuất tiếp tục triển khai đề án thực hiện cơ chế giao doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích sau thời gian thí điểm. Tuy nhiên, để việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao, các đơn vị thực hiện đề án cần tăng cường chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc thường xuyên rà soát, cập nhật các TTHC thuộc quyền quản lý, giải quyết.
Phối hợp chặt chẽ với nhân viên bưu điện trong việc tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC; chịu trách nhiệm về kết quả, chất lượng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị mình. Định kỳ hằng tháng cần có tổ chức trực báo để kịp thời giải quyết vướng mắc (nếu có) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Để nhân viên bưu điện có thể tiếp cận thông tin thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả, các sở cần thông tin kịp thời hơn các quy định, thay đổi liên quan thuộc lĩnh vực.
Đặc biệt, vấn đề nhân lực đóng vai trò quyết định trong việc triển khai đề án. Do đó, Bưu điện tỉnh cần lựa chọn tốt người tham gia thực hiện nhiệm vụ hành chính công. Đồng thời, chuẩn hóa lại tài liệu đào tạo nhân viên tham gia các hoạt động liên quan đến bộ phận “Một cửa” gắn liền với nhiệm vụ cụ thể trong từng công đoạn. Chủ động phối hợp chặt chẽ với sở, ban, ngành, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh để thực hiện tuyên truyền, giới thiệu dịch vụ BCCI đến các tổ chức, cá nhân biết để sử dụng dịch vụ.
Bảo Bình
QTO - Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, (thay thế cho Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2010)...
QTO - Trong công tác cán bộ, khâu đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định. Đánh giá đúng cán bộ sẽ là cơ sở cho...
QTO - Theo Chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...
QTO - Từ sáng đến trưa ngày 27/10/2024, có hai người dầm mưa đứng chặn đường, huơ tay làm hiệu cho các phương tiện phải quay trở lại vì đoạn đường phía...
QTO - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố then chốt, có tính đột phá để phát triển KT - XH, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững ở vùng...
QTO - Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng bảo...
QTO - “Tuần lễ hiến ghép mô, tạng Việt Nam 2024” được tổ chức vào khoảng thời gian từ ngày mồng 7-12/10. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức tuần lễ này,...
QTO - Thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng, giữ vai trò “đòn bẩy”, tạo động lực hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí khác trong xây dựng nông thôn...
QTO - Nằm ở điểm đầu trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, tỉnh Quảng Trị có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, trọng yếu về quốc...
QTO - Kể từ sau 1975, nhất là từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đất phương Nam luôn là miền đất hứa để đón nhận làn sóng nhập cư từ các tỉnh miền Bắc, miền...
QTO - Truy xuất nguồn gốc thủy sản là yêu cầu bắt buộc trong quá trình xem xét việc rút “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với hàng thủy sản Việt Nam....
QTO - Tại Chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Mặt trận Tổ quốc...