Cập nhật:  GMT+7

Các nước lớn ở châu Á đầu tư công như thế nào ?

Các nền kinh tế lớn tại châu Á đang đẩy mạnh đầu tư công vào nhiều lĩnh vực then chốt, trong đó chú trọng củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, công trình đô thị, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, chính phủ các nước cũng đang dần cải thiện hệ thống quản lý đầu tư công để nâng cao khả năng đánh giá tính khả thi của các dự án.

Hàn Quốc mở rộng đầu tư công trên nhiều lĩnh vực

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có chính sách đầu tư công gần gũi với các nước phát triển. Ngay từ năm 1999, Seoul đã bắt tay vào xây dựng khung pháp lý đầu tư công nhằm giúp cải thiện hiệu quả chi tiêu của chính phủ cho xây dựng bộ máy nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội.

Quốc gia này cũng đặc biệt xem trọng công tác nghiên cứu và đánh giá tính khả thi của dự án, thông qua một hệ thống quản lý đầu tư công chặt chẽ, với nòng cốt là Trung tâm Quản lý đầu tư hạ tầng công - tư (PIMAC) thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI). Cơ quan này sẽ tiến hành lập Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi (PFS) đối với các dự án đầu tư công quy mô lớn.

 Các nước lớn ở châu Á đầu tư công như thế nào ? Một góc TP Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: CNN

Trong những năm gần đây, Hàn Quốc ngày càng đẩy mạnh chi tiêu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: cơ sở hạ tầng, công nghệ, giao thông, quốc phòng...

Trong đó, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng đang là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế. Năm 2020, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố các biện pháp nhằm đảm bảo tính an toàn, bền vững cho cơ sở hạ tầng, đồng thời phân bổ ngân sách trung bình 8 nghìn tỷ won (5,9 tỷ USD) cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xã hội trong giai đoạn từ năm 2020 - 2023. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã phân bổ 498 tỷ won (373 tỷ USD) để thay thế các đường ống dẫn khí trong giai đoạn từ năm 2019 - 2023.

Ngày 14/2/2023, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng nước này đã công bố khoản đầu tư 1,5 nghìn tỷ won (khoảng 1,16 tỷ USD) vào phát triển công nghệ quốc phòng, theo hình thức hợp tác phát triển quân sự công - tư, với tầm nhìn đến năm 2027.

Theo đó, khoản đầu tư này sẽ được sử dụng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đối với 16 lĩnh vực công nghệ then chốt như: không gian, trí tuệ nhân tạo (AI),... nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp quốc phòng.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Lee Jong-sup, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đã trở thành một trong những lĩnh vực chiến lược thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cũng như tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia.

Tháng 4/2023, Hàn Quốc quyết định đầu tư hơn 560 tỷ won (422,6 triệu USD) nhằm mục tiêu thúc đẩy đổi mới kỹ thuật số quốc gia. Khoản đầu tư này được sử dụng để khuyến khích các công ty và chuyên gia phát triển phần mềm, củng cố nền tảng số hóa cũng như hỗ trợ mở rộng ngành này ra nước ngoài.

Đầu tháng 2/2024, Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch cho một gói hỗ trợ tài chính trị giá 75,9 nghìn tỷ won (56,97 tỷ USD) nhằm thúc đẩy các công ty đầu tư vào lĩnh vực quan trọng cũng như hỗ trợ các DN nhỏ đang gặp khó khăn do lãi suất cao.

Theo Ủy ban Dịch vụ tài chính Hàn Quốc (FSC), kế hoạch này bao gồm các khoản vay chính sách giá rẻ trị giá 15 nghìn tỷ won (11,2 tỷ USD) của ngân hàng nhà nước dành cho các công ty trong các ngành công nghiệp then chốt như: chất bán dẫn, pin,... và các ngân hàng thương mại cũng sẽ cung cấp 20 nghìn tỷ won (14,98 tỷ USD) cho các DN vừa và nhỏ.

Nhật Bản xem trọng đầu tư công

Chính phủ Nhật Bản xem đầu tư công là động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Theo số liệu từ Statista, trong năm tài chính 2023, đầu tư công của đất nước này vào hoạt động xây dựng và bảo trì các tuyến đường công cộng lên đến 6 nghìn tỷ yen (39,9 tỷ USD). Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản nhận định chi tiêu ngân sách nhà nước hằng năm cho đầu tư, xây dựng vào bảo trì cơ sở hạ tầng công cộng có thể tăng đến 40% trong giai đoạn từ 2018 - 2044.

Song hành với những chuyển biến về mặt kinh tế, hoạt động đầu tư công của Nhật Bản cũng đã có những thay đổi đáng kể, từ trực tiếp can thiệp vào hoạt động sản xuất sang hỗ trợ tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời đang hướng đến nhiều hơn vào việc phát triển các cơ sở hạ tầng xã hội như: giao thông, giáo dục, y tế, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Hiện tại, hạ tầng xã hội đang là lĩnh vực thu hút được nguồn đầu tư lớn nhất từ Chính phủ Nhật Bản, với việc chiếm từ 40 - 50% tổng mức đầu tư công, tiếp đến là lĩnh vực công nghiệp, chiếm đến 20%.

Trong thời gian gần đây, Chính phủ Nhật Bản đang đặt trọng tâm cho việc vực dậy ngành công nghiệp bán dẫn. Giữa tháng 2/2024, nước này lên kế hoạch hỗ trợ 45 tỷ yen (khoảng 301 triệu USD) cho Rapidus - liên minh các công ty điện tử hàng đầu Nhật Bản và một nhóm nghiên cứu để phát triển công nghệ chip vượt bậc hơn công nghệ 2nm tiên tiến nhất hiện nay.

Bên cạnh đó, Tokyo đang thúc đẩy việc sản xuất chip thông qua việc đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất chip, cơ sở hậu cần và trung tâm dữ liệu tiên tiến.

Nhật Bản cũng xem trọng việc thẩm định các dự án đầu tư, tiến hành nhiều phương pháp thẩm định, đánh giá nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan, tránh những sai sót không đáng có. Chẳng hạn, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Nhật Bản trước đây đã thực hiện nhiều phương pháp thẩm định khác nhau đối với các dự án đường bộ, đường nội đô.

Trung Quốc ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng

Nền kinh tế số hai thế giới đưa ra nhiều chính sách tiến bộ nhằm thúc đẩy đầu tư công, như: cho phép tư nhân góp vốn vào đầu tư công, cải thiện hệ thống quản lý đầu tư công, xây dựng cơ chế quyết định đầu tư công theo hướng khoa học.

Trong các lĩnh vực đầu tư công, Trung Quốc vẫn luôn dành ưu tiên cho việc xây dựng, củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng, xem đây là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt, chính quyền các địa phương tại quốc gia này đã phát hành trái phiếu mục đích đặc biệt (SPB) để huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.

Vào năm 2021, Trung Quốc đã phân bổ hạn ngạch 3,65 nghìn tỷ nhân dân tệ (5,73 tỷ USD) cho chính quyền địa phương. Số tiền huy động được sẽ được phân bổ vào các lĩnh vực quan trọng như: 50% nguồn tiền huy động được sử dụng để xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và cơ quan hành chính TP, 30% được phân bổ cho các dự án xã hội và 20% còn lại cho các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi...

Vào năm 2022, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư công vào phát triển cơ sở hạ tầng, với việc chính quyền các địa phương phát hành khoản nợ 448,4 tỷ nhân dân tệ ( tương đương 70,5 tỷ USD).

Vào tháng 4/2023, 2/3 khu vực kinh tế của đất nước này đã thông báo kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn, gồm nhiều dự án xây dựng hạ tầng giao thông, nhà máy, các đường dẫn truyền năng lượng, khu công nghiệp. Tổng số vốn đầu tư lên đến 12,2 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 1,8 nghìn tỷ USD, tăng 17% so với năm 2022.

An Thái


An Thái

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cơ hội mới cho Dải Gaza

Cơ hội mới cho Dải Gaza
2024-02-24 07:40:00

(NLĐ) - Israel vừa quyết định cử phái đoàn tham gia các cuộc đàm phán tại thủ đô Paris - Pháp vào cuối tuần này về một thỏa thuận tiềm tàng liên quan đến ngừng bắn và thả con...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long