{title}
{publish}
{head}
Berlin cho biết khó có thể cung cấp tên lửa hiện đại bậc nhất Taurus cho Kiev để đối đầu với Moscow.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết các nhà hoạch định chính sách nước này vẫn đang tranh luận về việc Berlin có nên cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí tầm xa, đặc biệt là tên lửa Taurus mà nước này liên tục yêu cầu trong nhiều tháng hay không.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: RT
Phát biểu tại cuộc họp với người đồng cấp Ukraine Dmitry Kuleba tại Odessa vào hôm thứ Bảy, bà Baerbock thừa nhận phương Tây đang cung cấp không đủ số lượng vũ khí cho Kiev, trong bối cảnh Ukraine cần nhiều đạn dược, hệ thống phòng không và pháo binh hơn để đối đầu với Nga trên chiến trường.
“Trong suốt năm vừa qua, chúng tôi đã phải suy nghĩ về việc làm thế nào có thể viện trợ nhiều hơn cho Ukraine, bao gồm cả hệ thống vũ khí tầm xa” – bà cho biết.
Trong đó, việc tên lửa Taurus được trang bị đầu đạn nặng 500 kg và có tầm bắn lên đến 500km sẽ giúp quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga ở khoảng cách xa.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lập luận việc cung cấp loại vũ khí này có thể khiến cho xung đột leo thang hơn nữa.
Phát biểu của bà Baerbock đưa ra sau khi Quốc hội Đức bác bỏ đề nghị của phe đối lập Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo Đức (CSU) về việc viện trợ tên lửa Taurus cho Ukraine.
Tuy vậy, trong cùng ngày, các nghị sĩ Đức vẫn bày tỏ ủng hộ các kế hoạch của liên minh cầm quyền nước này kêu gọi viện trợ cho Kiev các hệ thống vũ khí và đạn dược tầm xa cần thiết, mà không đề cập đến tên lửa Taurus.
Vào tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Kiev hiện tại không khả thi do Berlin còn phải tập trung cho khả năng phòng thủ của chính mình.
Ukraine đã nhận được tên lửa tầm xa Storm Shadow và SCALP từ Anh và Pháp, trong khi Moscow nhiều lần cáo buộc Kiev sử dụng các loại vũ khí này để nhắm vào dân thường.
Nga liên tục lên án mạnh mẽ việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Ukraine, cảnh báo rằng điều này sẽ chỉ khiến xung đột thêm kéo dài mà không thay đổi được kết quả cuối cùng. Moscow cũng cáo buộc động thái này sẽ khiến phương Tây phải chịu một phần trách nhiệm cho những tội ác chiến tranh nhằm vào dân thường.
Luật Anh
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
QTO - Chip bán dẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của những gã khổng lồ trong giới công nghệ.
(CLO) Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã công bố một kế hoạch cho Gaza thời hậu chiến và nó vấp phải sự chỉ trích từ đồng minh chủ chốt là Mỹ. Chính quyền Palestine và...
(Vietnam+) - Ngày 23/2, Liên hợp quốc cho biết sẽ tiếp tục giữ liên lạc và làm việc với Nga và Ukraine để đảm bảo duy trì nguồn cung lương thực và phân bón không bị hạn chế ra...
QTO - Trong tương lai, ông Netanyahu muốn loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện của Hamas cũng như chính quyền Palestine tại Gaza.
(Tin Tức) - Rạng sáng 24/2 theo giờ Việt Nam, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên đặc biệt để thảo luận về cuộc xung đột Nga – Ukraine.
(NLĐ) - Israel vừa quyết định cử phái đoàn tham gia các cuộc đàm phán tại thủ đô Paris - Pháp vào cuối tuần này về một thỏa thuận tiềm tàng liên quan đến ngừng bắn và thả con...
QTO - Nhiều quốc gia ưu tiên mua vũ khí của Seoul do giá cả hợp lý cũng như tốc độ giao hàng nhanh.
QTO - Theo vị quan chức này, Kiev sẽ đánh bại Moscow nếu được chuyển giao toàn bộ số vũ khí hạng nặng từ các quốc gia thành viên EU.
QTO - Trước mối đe dọa ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, nhiều nơi trên thế giới đã xem việc xây dựng đô thị xanh, thông minh và bền vững là vấn đề cấp...
VOV.VN - Ngày 22/2 tiếp tục có hàng nghìn nông dân Séc và Slovakia tập trung biểu tình ở nhiều tuyến đường khu vực biên giới nhằm phản đối tình trạng khủng hoảng giá sản phẩm...