Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chương trình hành động số 143-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

Mục tiêu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác tín dụng chính sách xã hội; ưu tiên tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các hoạt động tín dụng chính sách xã hội phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia và chiến lược phát triển KT-XH của địa phương, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội...

Chương trình hành động đề ra mục tiêu cụ thể, đó là tăng cường nguồn lực cho Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để thực hiện có hiệu quả các chương trình chính sách xã hội bảo đảm nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15% - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của NHCSXH và đến năm 2030 chiếm 15% tổng nguồn vốn, tương ứng số tăng trưởng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH giai đoạn 2025 - 2030. Phấn đấu nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác của tỉnh Quảng Trị tiệm cận mức trung bình cả nước.

Cùng với đó, tăng cường huy động vốn từ tiền gửi, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội. Phấn đấu tỉ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm tối thiểu khoảng 10,5%. Thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng cho địa phương, các tổ chức, đơn vị giao vốn ủy thác.

Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, học tập, xây dựng nhà ở... được vay vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH. Đến năm 2045, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương để góp phần thực hiện thành công mục tiêu nước ta trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt phổ biến, triển khai sâu rộng nội dung Chỉ thị 39-CT/TW, các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội.

Từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển KT-XH, nhất là các mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội và thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng miền trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phải xác định công tác tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH 10 năm 2021-2030, kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2026-2030 và hằng năm.

Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tín dụng chính sách, nhất là công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động huy động, quản lý và sử dụng vốn của NHCSXH, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kiểm soát và phòng ngừa rủi ro có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động của NHCSXH. Nghiên cứu cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích mạnh mẽ mô hình tín dụng chính sách, nhất là sự tham gia của cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp không vì mục tiêu lợi nhuận; khuyến khích phát triển các nền tảng số cho tín dụng chính sách.

Thực hiện mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp đến là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác. Rà soát, đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội hiện hành. Lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án phát triển KT-XH, chính sách an sinh xã hội.

Tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người nghèo. Huy động vốn từ tiền gửi, tiền tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đẩy mạnh vận động đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

Một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp; tăng cường sự phối hợp giữa NHCSXH với các cơ quan liên quan trong tổ chức triển khai, theo dõi, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội đảm bảo thông suốt, hiệu quả, kịp thời.

Đơn giản hóa trình tự, thủ tục vay vốn, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp, hiện đại hóa công tác quản trị điều hành. Xây dựng đội ngũ cán bộ NHCSXH có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
    Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội

    Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị 40), với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị và triển khai tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Trị, công tác tín dụng CSXH trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, phóng viên Báo Quảng Trị phỏng vấn Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh NGUYỄN ĐĂNG QUANG về những nội dung liên quan.

  • Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
    Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội

    Với nhiệm vụ tập trung nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp của tỉnh Quảng Trị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành các nhiệm vụ được giao, nhất là quan tâm bố trí nguồn vốn ủy thác cho vay, giúp các hộ nghèo và đối tượng chính sách khác phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”.

  • Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
    Hiệu quả từ việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi

    Sau 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78 ngày 4/10/2002 của Chính phủ đã góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở huyện Triệu Phong. Số hộ nghèo giảm qua từng năm, năm 2003 với 3.425 hộ, chiếm 15,5%, thì đến năm 2021 còn 1.257 hộ, chiếm 4,99% số hộ, bình quân mỗi năm giảm từ 2,5% - 3%.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hòa nhịp cùng đất nước trong kỷ nguyên mới

Hòa nhịp cùng đất nước trong kỷ nguyên mới
2025-01-29 07:30:00

QTO - Một mùa xuân mới lại về. Cách đây 50 năm về trước, mùa xuân năm 1975, với sự tấn công như vũ bão của quân ta, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long