Cập nhật:  GMT+7

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội

 Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị 40), với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị và triển khai tích cực của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Trị, công tác tín dụng CSXH trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả quan trọng. Nhân tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, phóng viên Báo Quảng Trị phỏng vấn Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh NGUYỄN ĐĂNG QUANG về những nội dung liên quan.

Tạo sức lan tỏa mạnh mẽ

- Thưa đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy! Chỉ thị 40 được coi là bước đột phá trong thực hiện tín dụng CSXH. Sau 10 năm thực hiện, Chỉ thị 40 đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tư duy và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và tổ chức chính trị - xã hội trong cả nước. Đề nghị đồng chí đánh giá về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị 40 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị?

- Công cuộc giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội là chủ trương lớn, là nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong từng hoạt động, từng chính sách phát triển. Trong hệ thống các giải pháp, chính sách an sinh xã hội đã đề ra, tín dụng CSXH là một trong những trụ cột quan trọng, là một kênh tạo thêm xung lực cho công cuộc giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.

Những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) các cấp trong tỉnh tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị 40; Kết luận số 06-KL/TW ngày 10/6/2021 (Kết luận 06) của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40; các văn bản của tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 117-CTHĐ/TU, ngày 15/5/2015; Chỉ thị số 17-CT/TU, ngày 29/12/2021 về thực hiện Kết luận 06, đồng thời chỉ đạo các cấp nghiêm túc thực hiện. Tỉnh xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2020-2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và tuyên truyền Chỉ thị 40, Kết luận 06 được chú trọng triển khai từ cấp xã đến tỉnh. Thông qua đó, đảng viên, cán bộ, viên chức và người lao động, đặc biệt là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến tín dụng CSXH nắm được tinh thần, nhiệm vụ, từ đó đề xuất, tham mưu với cấp có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, ban hành cơ chế chính sách về tín dụng CSXH đối với các đối tượng thuộc lĩnh vực do ngành quản lý.

- Để góp phần lan tỏa nội dung Chỉ thị 40, từ đó tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, công tác phổ biến, tuyên truyền được thực hiện như thế nào, thưa đồng chí?

- Trong những năm qua, Tỉnh ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền để Nhân dân trong tỉnh hiểu về hoạt động tín dụng CSXH, đặc biệt nắm rõ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngân hàng CSXH về tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Cụ thể: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh, Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị tổ chức ký kết Quy chế phối hợp tuyên truyền tín dụng CSXH; ngân hàng CSXH phối hợp với 4 tổ chức CT-XH nhận ủy thác tuyên truyền qua các bản tin của các hội, đoàn thể; tuyên truyền qua các cuộc họp của cấp ủy, chính quyền các cấp, các phiên họp ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, huyện; lãnh đạo cấp ủy chính quyền cơ sở, trưởng thôn tuyên truyền tại các cuộc họp chi bộ thôn, bản; qua loa truyền thanh của thôn, xã...

 Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu chúc mừng nhân kỷ niệm 21 năm Ngày thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội 4/10 (2002 - 2023) - Ảnh: H.N

Bên cạnh đó, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ về hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương cũng chủ động đẩy mạnh công tác tuyên truyền gắn liền với nâng cao hiệu quả, chất lượng nguồn vốn tín dụng chính sách dưới nhiều hình thức đổi mới thông qua mạng xã hội như: zalo, facebook, trang fanpage của chi nhánh; tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến tận đối tượng thụ hưởng. Đồng thời thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách tín dụng và tình hình vay vốn của hộ nghèo, đối tượng chính sách khác ở bảng tin ngân hàng CSXH tại trụ sở UBND cấp xã.

Góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo

- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, Quảng Trị đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo đồng chí, những kết quả nổi bật trong triển khai thực hiện Chỉ thị 40 tại Quảng Trị là gì?

- Có thể nói, với sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh đã huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện chương trình tín dụng chính sách, góp phần chăm lo cuộc sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nguồn vốn cho vay ưu đãi thông qua ngân hàng CSXH đã khắc phục tình trạng thiếu vốn, thiếu việc làm, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn; góp phần giảm nghèo, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Qua 10 năm thực hiện, tổng dư nợ toàn tỉnh đạt 5.075 tỉ đồng, tăng hơn 3.393 tỉ đồng so với cuối năm 2014. Nguồn vốn tín dụng chính sách đến nay đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn với 1.859 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV), 76.619 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ, chiếm 42,3% tổng số hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Từ năm 2014 đến nay, tín dụng chính sách góp phần giúp hơn 28,3 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, gần 10 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, hơn 31,7 nghìn lao động có việc làm ổn định, 384 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, xây dựng được hơn 164,5 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, xây dựng hơn 3,5 nghìn căn nhà cho hộ nghèo, căn nhà ở xã hội.

Trong giai đoạn này, các chương trình tín dụng chính sách đã giúp hơn 20 nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số làm quen với việc vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập. Thông qua sử dụng vốn tín dụng chính sách đã tác động làm chuyển biến về nhận thức, giúp đồng bào dân tộc thiểu số tự tin, tăng dần vị thế trong xã hội.

Ngoài ra, Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với các địa phương, đơn vị triển khai cho vay trong các tình huống cấp bách theo các chương trình, đề án đặc biệt như: cho vay chuyển đổi sinh kế cho ngư dân vùng biển bị thiệt hại do sự cố môi trường biển Formosa năm 2016, cho vay hỗ trợ sau trận lũ lịch sử năm 2020, COVID -19... kịp thời và phát huy hiệu quả. Nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chương mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó giảm nghèo toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2016 đến nay là 1,92%/năm; toàn tỉnh có 75/101 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 74,25%.

- Một trong những nội dung quan trọng được nhắc đến trong Chỉ thị số 40 là tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng CSXH. Đồng chí đánh giá như thế nào về công tác này?

- Hoạt động của ngân hàng CSXH luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tỉnh đã quan tâm huy động, tập trung nguồn lực cho tín dụng CSXH thông qua việc bố trí ngân sách chuyển sang Ngân hàng CSXH tỉnh để ủy thác cho vay. Đến nay, tổng số vốn ngân sách ủy thác qua ngân hàng đạt 216,1 tỉ đồng, tăng 186,4 tỉ đồng so năm 2014. Trong đó, ngân sách tỉnh 117,4 tỉ đồng; nguồn vốn thu hồi từ Chương trình dự án Hạnh phúc Quảng Trị 54 tỉ đồng; ngân sách huyện 44,7 tỉ đồng.

Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách đặc thù, đồng thời bố trí vốn ngân sách địa phương để triển khai thực hiện tín dụng chính sách như: Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng CSXH để cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh; Quy định chính sách hỗ trợ cho người lao động tỉnh Quảng Trị đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng; Chương trình giải quyết việc làm tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020, giai đoạn 2021-2025; một số cơ chế chính sách đặc thù riêng của tỉnh như hỗ trợ phát triển tái đàn lợn, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, cho vay người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng COVID-19...

Bên cạnh đó, thông qua chức năng, nhiệm vụ công tác của mình, các sở, ngành đã tích cực tham mưu UBND tỉnh xem xét ban hành các chính sách, trong đó lồng ghép chính sách tín dụng CSXH; ngân hàng CSXH tỉnh đã tích cực đề xuất với địa phương và Ngân hàng CSXH Việt Nam để tham mưu Chính phủ ban hành bổ sung nhiều chương trình tín dụng mới phù hợp với mô hình hoạt động, thực tiễn sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT đã chỉ đạo Ngân hàng CSXH tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40 trên địa bàn tỉnh cũng gặp một số khó khăn nhất định. Nguồn thu ngân sách của địa phương gặp nhiều khó khăn, khả năng cân đối vốn còn hạn chế, do đó nguồn ngân sách của tỉnh bố trí hằng năm qua Ngân hàng CSXH tỉnh chưa nhiều. Việc lồng ghép nguồn vốn tín dụng chính sách với nguồn vốn các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học, kỹ thuật,... chưa chặt chẽ, đồng bộ nên hiệu quả sử dụng nguồn vốn chưa cao.

Nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt

- Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị 40, đề nghị đồng chí cho biết phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới?

- Như đã nói ở trên, Chỉ thị 40 có vai trò đặc biệt quan trọng. Hiệu quả của tín dụng chính sách không chỉ là giá trị kinh tế mà góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Nhờ chính sách này, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý Đảng, lòng dân.

Thời gian tới, tỉnh tiếp tục xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cấp ủy đảng, chính quyền, các cấp, ngành, là nguồn lực quan trọng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương và đảm bảo an sinh xã hội. Trên cơ sở đó, tiếp tục nâng cao nhận thức, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm mỗi cán bộ, đảng viên để thực hiện có hiệu quả tín dụng CSXH, coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển KT-XH trung hạn và hằng năm.

Tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua ngân hàng CSXH với mục tiêu năm sau cao hơn năm trước. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách; lồng ghép nguồn vốn tín dụng CSXH với các chương trình, dự án phát triển KT-XH tại địa phương, nhất là 3 chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển nông nghiệp, chương trình khuyến nông, khuyến lâm, các dự án phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ, các dự án ODA và hoạt động của các hội, đoàn thể để việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, giảm bớt những khó khăn cho đối tượng chính sách, giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức CT-XH trong việc tập hợp lực lượng, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng CSXH đến các tầng lớp nhân dân biết và thực hiện, nhất là hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác, nâng cao hiệu quả giám sát của Nhân dân đối với công tác này. Các tổ chức CT-XH nhận ủy thác tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng vốn vay để bảo đảm cho vay đúng chính sách, đúng đối tượng.

Thời gian qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã làm tốt nhiệm vụ của mình, trở thành “cánh tay nối dài” của cấp ủy, chính quyền trong việc quan tâm đến người nghèo, đối tượng chính sách. Với quan điểm của Đảng và Nhà nước là “theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bao trùm, giảm nghèo bền vững, không để ai bị bỏ lại phía sau”, thì vai trò, trách nhiệm của ngân hàng CSXH càng lớn và nặng nề hơn.

Do vậy, ngân hàng CSXH cần tiếp tục quản lý tốt nguồn vốn tín dụng CSXH. Tiếp tục thực hiện ủy thác cho vay vốn thông qua các tổ chức CT-XH và giải ngân vốn vay trực tiếp đến các đối tượng nhằm tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người dân. Cải tiến quy trình, thủ tục tín dụng và tăng cường hướng dẫn để Nhân dân thuận tiện, dễ dàng trong việc tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng CSXH.

Phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức nhận ủy thác thường xuyên theo dõi, đánh giá, phân tích kết quả huy động vốn, tình hình cho vay, dư nợ tín dụng, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ khó khăn, ngày càng nâng cao hiệu quả tín dụng CSXH.

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 -CT/ TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị càng khẳng định sự quan tâm của Đảng đối với một chính sách thiết yếu, một kênh tín dụng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống.

Những phản chiếu hiệu quả của chỉ thị cho thấy, không chỉ là người bạn đồng hành thân thiết của người nghèo, người yếu thế mà tín dụng CSXH còn là sợi dây kết nối giữa người dân với cấp ủy và chính quyền các cấp, sợi dây ấy ngày một nối dài và đang trở thành công cụ giảm nghèo đắc lực, tiếp tục nối nhịp hành trình phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.

- Xin cảm ơn đồng chí!

Hoài Nam (thực hiện)

Tin liên quan:
  •  Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội
    Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội ở huyện ...

    Việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) trong thời gian qua ở huyện Đakrông đã huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đakrông đã rất quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH). Nhờ vậy, nguồn vốn cho vay trên địa bàn đã không ngừng tăng trưởng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và đối tượng chính sách khác tại địa phương.

  •  Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội
    Phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong hoạt động ...

    Những năm qua, công tác phối hợp giữa ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Quảng Trị ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng CSXH.

  •  Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội
    Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn

    Nhằm phát huy vai trò quan trọng của tín dụng chính sách xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Bảy năm sau, ngày 10/6/2021, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 06-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Đây là một chủ trương lớn của Đảng được ban hành kịp thời, hợp lòng dân, được các cấp ủy, chính quyền địa phương tại tỉnh Quảng Trị quan tâm, chỉ đạo và triển khai đồng bộ trên từng địa bàn.


Hoài Nam (thực hiện)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cầu nối việc làm cho đoàn viên

Cầu nối việc làm cho đoàn viên
2024-10-31 05:30:00

QTO - Dù cần nhau nhưng thời gian qua, nhiều doanh nghiệp và lao động trẻ trong tỉnh vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề việc làm. Nhận thức rõ...

Hạt nhân trong phong trào Thi đua Quyết thắng

Hạt nhân trong phong trào Thi đua Quyết thắng
2024-08-01 06:05:00

QTO - Năng nổ, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, gương mẫu, nói đi đôi với làm là nhận xét của nhiều cán bộ, chiến sĩ đã từng công tác...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết