{title}
{publish}
{head}
Sau hơn một năm triển khai thí điểm, học bạ số được phần đông cán bộ, giáo viên tại các trường tiểu học, trường có cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh đánh giá cao, bởi không chỉ làm tăng tính công khai, minh bạch trong việc đánh giá, xếp loại học sinh mà phần mềm này còn giảm bớt áp lực về hồ sơ, sổ sách cho giáo viên và nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Học bạ số giúp giảm áp lực sổ sách, ghi chép cho cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ - Ảnh: N.P
Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 2 Trường Tiểu học thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ triển khai sử dụng học bạ số. Đây là ứng dụng nằm trong hệ sinh thái giáo dục thông minh Vnedu 4.0 được đơn vị viễn thông VNPT xây dựng nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu số hóa toàn diện học bạ thông qua ký số và ký dấu.
Theo đó, giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ hoàn thiện thông tin học sinh trong mỗi học bạ số. Giáo viên bộ môn hoàn thành điểm số, nhận xét trên Vnedu. Nhà trường tổ chức kiểm tra thông tin học sinh, điểm số, điều chỉnh nếu có sai sót vì sau khi phê duyệt học bạ sẽ không thể điều chỉnh được. Tiếp đó, giáo viên bộ môn tiến hành ký số xác nhận điểm; giáo viên chủ nhiệm nhận xét và ký số học bạ. Hiệu trưởng phê duyệt và ký số học bạ. Bước cuối cùng là đóng dấu và lưu trữ.
Ghi nhận đánh giá từ một số giáo viên trong trường, học bạ số mang lại nhiều tiện ích, nổi bật như: giúp giảm áp lực sổ sách cho giáo viên và nhà trường; tiết kiệm thời gian và kinh phí hơn so với dùng học bạ giấy; giáo viên có thể nhập điểm cho học sinh ở bất cứ đâu chỉ cần có thiết bị thông minh và kết nối mạng.
Cô Nguyễn Thị Thành, giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Cam Lộ chia sẻ, trước đây cô và các đồng nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để nhập điểm, viết lời nhận xét cho học sinh một cách thủ công trên học bạ giấy. Sau đó lại tiếp tục lật từng trang để ký, ghi tên, ghi trường. Chỉ cần sao nhãng rất dễ gây ra sai sót, làm xấu học bạ của học sinh.
“Kể từ khi học bạ số được áp dụng cho khối tiểu học, nhiệm vụ của giáo viên trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Khi sử dụng học bạ số, nếu bất cẩn trong lúc vào điểm hay nhận xét, giáo viên cũng sẽ dễ dàng nhập lại mà không phải tẩy xóa hoặc thay học bạ khác như việc sử dụng học bạ trên giấy. Giáo viên ở lớp học sau không phải ghi lại nhiều thông tin trùng lặp đã được ghi ở lớp học trước.
Khi giáo viên nhập điểm, hệ thống sẽ tính toán ra kết quả điểm trung bình học kỳ, năm học, tránh việc sai sót. Quan trọng là việc phê duyệt và ký có thể thực hiện cho cả lớp sau một lần thực hiện thao tác phê duyệt và ký”, cô Thành cho hay.
Trao đổi với phóng viên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cam Lộ Hồ Thị Hải Thanh khẳng định, không chỉ riêng giáo viên mà học bạ số còn giúp nhà trường thuận tiện trong việc quản lý, tiết kiệm thời gian, chi phí in ấn, quản lý sổ sách, thuận tiện lưu trữ, bảo quản, tăng tính chuyên nghiệp.
Đặc biệt, phần mềm cho phép kiểm tra, giám sát việc hiệu chỉnh điểm của giáo viên, tránh các tiêu cực về đánh giá, điểm số. Kể từ khi đưa vào sử dụng, học bạ số nhận được sự đồng thuận cao từ cán bộ, giáo viên trong trường vì giảm được khó khăn cho giáo viên, công tác quản lý của nhà trường được an toàn và bảo mật hơn.
“Hiện tại, nhà trường có 883 học sinh, trong đó có 718 học bạ số được lưu hành. Để quá trình triển khai học bạ số được thực hiện hiệu quả từ đầu, nhà trường đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho thầy, cô cách thao tác từng bước cụ thể. Đối với những điểm khó, điểm nghẽn chưa thực hiện được, nhà trường tiến hành trao đổi với VNPT địa phương để được hỗ trợ về kỹ thuật”, bà Thanh nói.
Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) huyện Cam Lộ đã nỗ lực số hoá tất cả các văn bản có liên quan trong việc triển khai quản lý, điều hành nhằm tiết kiệm thời gian và tài chính. Nằm trong lộ trình chuyển đổi số của ngành, đến nay, 100% trường tiểu học, trường THCS có khối tiểu học trên địa bàn huyện đã triển khai sử dụng học bạ số.
Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Cam Lộ Nguyễn Tiến Long nhấn mạnh, học bạ số là giải pháp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính và chuyển đổi số ngành GD&ĐT. “Với những tiện ích mang lại, học bạ số đã và đang đảm bảo tính công bằng, tăng tính công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh”, ông Long cho biết.
Bên cạnh những tiện ích mang lại, một số trường học hiện vẫn đang gặp vướng mắc trong quá trình triển khai học bạ số như: khó khăn về cơ sở vật chất; hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều thiếu thốn, hạ tầng kết nối chưa đồng bộ, đội ngũ giáo viên hạn chế về kỹ năng sử dụng các phần mềm. Đặc biệt, hồ sơ, học bạ của học sinh mới dừng ở mức độ tin học hóa, chưa thật sự trở thành hồ sơ, học bạ điện tử do thiếu quy định đồng bộ trong toàn bộ hệ thống giáo dục. Điều này khiến học sinh khi chuyển trường từ địa phương này sang địa phương khác còn gặp nhiều khó khăn, bắt buộc nhà trường phải in học bạ giấy.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh Nguyễn Văn Anh thông tin, nhà trường đã phối hợp với các nhà mạng tổ chức tập huấn cho giáo viên, tạo tài khoản, cấp chữ ký số, nhờ đó, việc tiếp cận với học bạ số tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, do chưa được triển khai đồng bộ trong tất cả các trường, chưa có nền tảng, hệ thống phần mềm dùng chung cho tất cả các trường học nên học bạ số chỉ có thể sử dụng, lưu hành và quản lý trong nội bộ trường học, chưa thể kết nối liên thông với các trường học khác cũng như những đơn vị bên ngoài.
“Khi học sinh chuyển trường vẫn phải in ra bản giấy và ký trực tiếp thay vì chuyển học bạ số. Chưa kể, cuối năm, rất khó để hoàn thiện bảng điểm cho những học sinh thi lại trong những tháng hè, trong khi học bạ số bắt buộc phải hoàn thành vào cuối năm học. Cán bộ, giáo viên rất ủng hộ chủ trương của Bộ GD&ĐT và kỳ vọng việc thực hiện học bạ số sớm được cải thiện để triển khai một cách đồng bộ, thống nhất”, thầy Anh thông tin.
Việc thay thế học bạ giấy truyền thống bằng học bạ số để sẵn sàng kết nối với hệ thống quản lý thông tin của Bộ GD&ĐT là xu hướng tất yếu hiện nay. Với những tiện ích mà nó mang lại, hy vọng ngành GD&ĐT sẽ có phương án sớm tháo gỡ, khắc phục khó khăn, tạo điều kiện để việc triển khai học bạ số được áp dụng đại trà trên địa bàn tỉnh.
Nam Phương
QTO - Sổ sức khỏe điện tử được tích hợp trên ứng dụng VNeID là một ứng dụng giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động và...
QTO - Thời gian qua, với sự phối hợp tích cực của cán bộ hai ngành lao động, thương binh và xã hội (LĐ,TB&XH) và công an, các xã, phường, thị trấn trên...
QTO - Với vai trò là cầu nối để nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp, các cấp hội nông dân trong tỉnh...
QTO - Chuyển đổi số đã trở thành xu thế, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội số. Thời gian qua, chuyển đổi số ở...
QTO - Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông không cho phép mình chậm chân. Bằng nỗ lực bản thân và sự tiếp...
QTO - Xác định chuyển đổi số là giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã đẩy mạnh...
QTO - Để từng bước xây dựng đô thị thông minh, thời gian qua thành phố Đông Hà đã triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn...
QTO - Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông...
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, ngày 10/10/2024, Báo Đắk Nông đã đưa vào vận hành giao diện báo điện tử mới. Đây là phiên bản nâng cấp từ giao diện ra mắt ngày 23/3/2023.
QTO - Để triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện ngày càng hiệu quả, thiết thực công cuộc chuyển...
QTO - Nhằm đánh giá hiện trạng và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng (NTD) về vấn đề công cụ hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG), Sở Khoa...