{title}
{publish}
{head}
Với vai trò là cầu nối để nông dân tiếp cận với công nghệ hiện đại, hướng tới chuyển đổi số (CĐS) trong nông nghiệp, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ nông dân kết nối với các sàn giao dịch thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm, từ đó nhằm trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về CĐS để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy.
Nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm công nghệ cao ở huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.T
Ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối nông sản đang trở thành xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp. Do vậy, để CĐS nông nghiệp thành công cần thiết phải đồng hành với nông dân, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất. Người nông dân trong CĐS nông nghiệp không chỉ đóng vai trò chủ lực mà còn là nhóm cần được quan tâm nhất.
Với vai trò là cầu nối để người sản xuất nông nghiệp tiếp cận với công nghệ hiện đại hướng tới CĐS trong nông nghiệp, Hội Nông dân tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trang bị cho nông dân những kiến thức cần thiết về CĐS để họ tự thay đổi nhận thức, đổi mới tư duy, tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng khoa học - công nghệ cho hội viên nông dân.
Mặt khác, các cấp hội còn phối hợp với các sở, ngành liên quan tập trung hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh thí điểm và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mới như: nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp với dịch vụ...; hướng dẫn, xây dựng, nhân rộng các mô hình nông dân khởi nghiệp, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, tổ liên kết sản xuất... tạo nên chuỗi giá trị, dần hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp, HTX, xây dựng mối quan hệ bền chặt trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản.
Song song với đó, hội nông dân các cấp đã triển khai sâu rộng các hoạt động hỗ trợ thông tin về dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân về vật tư, vốn, thông tin thị trường tiêu thụ; hỗ trợ kiến thức pháp luật, tổ chức dạy nghề gắn với xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất theo chuỗi, mô hình canh tác bền vững... tạo điều kiện cho hội viên nông dân học tập, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau phát triển sản xuất.
5 năm qua, hội đã phối hợp tổ chức các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật gắn với ứng dụng công nghệ số cho 75.492 lượt hội viên nông dân; 428 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 12.786 hội viên nông dân và đã có 70% hội viên được giới thiệu việc làm sau đào tạo. Đồng thời tạo điều kiện cho hội viên nông dân tham quan học tập để nhân rộng mô hình có hiệu quả; phối hợp hỗ trợ xây dựng 238 mô hình sản xuất nông nghiệp đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất và mô hình theo chuỗi giá trị. Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai các nhiệm vụ khoa học trong nông nghiệp, đã thực hiện 2 đề tài dự án.
Đặc biệt, thực hiện công tác CĐS trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, Hội Nông dân tỉnh đã ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện tỉnh về “Hỗ trợ nông dân CĐS trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa giai đoạn 2021-2025”, đến nay đã thu thập thông tin của 35.420 hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Quangtri.Postmart; 60 gian hàng của các cơ sở sản xuất thiết lập với 350 sản phẩm nông nghiệp, chủ yếu là hàng nông sản, sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn chất lượng; khai trương 10 gian hàng nông sản an toàn tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong hệ thống Bưu điện tỉnh và cấp huyện.
Bên cạnh đó, các cấp hội còn phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân về lợi ích của việc xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; thực hiện liên kết “6 nhà” giúp các sản phẩm tiếp cận và đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP. Tổ chức cho nông dân tham gia các hội chợ nông nghiệp do Trung ương Hội tổ chức và 106 cuộc trưng bày nông sản an toàn tại các sự kiện ở địa phương giúp nông dân quảng bá sản phẩm.
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh còn tích cực phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ trao hơn 1.264.000 tem truy xuất nguồn gốc cho 79 cơ sở, hộ nông dân sản xuất, kinh doanh. Trong đó đã hỗ trợ thiết lập hệ thống tạo mã truy xuất nguồn gốc điện tử và tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; hướng dẫn lập hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm chủ lực của xã gắn với vùng nguyên liệu được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương tại các xã dự kiến về đích nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao theo từng năm; các sản phẩm đã được hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc như gạo, cà phê, cao dược liệu, hồ tiêu, măng, chuối, hạt ném (hành tăm), hạt sen, bột ngũ cốc, các loại đậu, nước mắm, cá khô; sản phẩm từ thịt gà...
Với sự hỗ trợ của các cấp hội cùng sự năng động, dám nghĩ, dám làm, đến nay, nhiều hội viên nông dân trong tỉnh đã đầu tư phương tiện, máy móc và ứng dụng CĐS vào sản xuất nông nghiệp như: lắp đặt hệ thống tưới tự động, công nghệ nhà lưới, nhà kính, nhà màng có hệ thống điều khiển bán tự động, dán tem truy xuất nguồn gốc; sử dụng các phần mềm quản lý kế toán, kê khai thuế, thư điện tử, lưu trữ dữ liệu, chữ ký số, camera giám sát; sử dụng các trang mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, bán nông sản... góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển.
Thời gian tới, các cấp hội nông dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, nông dân và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận và đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Mặt khác, sẽ tăng cường tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để cung cấp kiến thức, các mô hình về CĐS trong nông nghiệp tới các chủ doanh nghiệp, trang trại, thành viên các HTX, tổ hợp tác, tổ liên kết, chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp và hội viên nông dân. Đồng thời, xây dựng và chuyển giao các mô hình hỗ trợ hội viên, nông dân CĐS; hướng dẫn hội viên nông dân trực tiếp tham gia xây dựng các dữ liệu về nông nghiệp để quyết định hướng sản xuất, kinh doanh phù hợp.
Thu Hạ
QTO - Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) là công tác luôn được ưu tiên hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành...
QTO - Không ngừng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (TBKT) vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp hữu hiệu để đưa nền nông nghiệp tăng trưởng bền...
QTO - Chuyển đổi số đã trở thành xu thế, yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội số. Thời gian qua, chuyển đổi số ở...
QTO - Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông không cho phép mình chậm chân. Bằng nỗ lực bản thân và sự tiếp...
QTO - Xác định chuyển đổi số là giải pháp thúc đẩy phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã đẩy mạnh...
QTO - Để từng bước xây dựng đô thị thông minh, thời gian qua thành phố Đông Hà đã triển khai Đề án xây dựng đô thị thông minh thành phố Đông Hà giai đoạn...
QTO - Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông...
Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia, ngày 10/10/2024, Báo Đắk Nông đã đưa vào vận hành giao diện báo điện tử mới. Đây là phiên bản nâng cấp từ giao diện ra mắt ngày 23/3/2023.
QTO - Để triển khai thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện ngày càng hiệu quả, thiết thực công cuộc chuyển...
QTO - Nhằm đánh giá hiện trạng và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng (NTD) về vấn đề công cụ hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG), Sở Khoa...
QTO - Vượt qua những rào cản về tuổi tác, nhiều người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực tiếp cận với công nghệ số để phục vụ cuộc sống hằng ngày.