Cập nhật:  GMT+7

Nâng cao đạo đức công vụ, góp phần cải thiện các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh

Nhằm cải thiện các Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), vừa qua, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Trường Chính trị Lê Duẩn phối hợp tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh “Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức góp phần cải thiện chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay”.

Nâng cao đạo đức công vụ, góp phần cải thiện các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh

Hội thảo khoa học cấp tỉnh “Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức góp phần cải thiện chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay” -Ảnh: N.T

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và tiến hành cải cách hành chính (CCHC) nhà nước, vai trò của đạo đức công vụ là hết sức quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả và uy tín của các cơ quan nhà nước.

Chỉ số PAR INDEX, PCI, SIPAS và PAPI là các chỉ số có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá tính hiệu quả, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh phục vụ Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời nói lên sự thông thoáng trong môi trường kinh doanh và sự năng động, sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo ở địa phương; là cơ sở để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã không ngừng cố gắng trong việc triển khai thực hiện việc nâng cao đạo đức công vụ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần cải thiện các chỉ số trên.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác CCHC, vẫn tồn tại một số hạn chế, như: một số cơ quan, đơn vị chưa tập trung lãnh đạo xây dựng kế hoạch CCHC giai đoạn 2021-2030 của cơ quan, đơn vị mình, một số nhiệm vụ CCHC vẫn chưa hoàn thành; mức độ hài lòng của đại biểu HĐND và lãnh đạo các cấp về thực hiện nhiệm vụ CCHC của tỉnh chưa cao; mức độ hài lòng của người dân về giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) về cung ứng dịch vụ công của các cơ quan hành chính nhà nước sụt giảm....

Theo kết quả của trung ương công bố (tháng 4/2023), các chỉ số PAR INDEX, SIPAS, PAPI, PCI của tỉnh Quảng Trị tuy có cải thiện về điểm số nhưng đa số đều giảm về thứ hạng so với năm 2021. Năm 2022, chỉ số PAR INDEX đạt 82,70%, xếp thứ 52/63 tỉnh, thành phố, tăng 1 bậc so với năm 2021 và thuộc nhóm B. Chỉ số SIPAS đạt 76,43%, xếp thứ 55/63 tỉnh, thành phố, giảm 9 bậc so với năm 2021.

Chỉ số PAPI đạt tổng điểm 41,7742, xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố (giảm 0,634 điểm so với năm 2021 và tụt 9 bậc trong bảng xếp hạng của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước). Riêng chỉ số PCI năm 2022 chỉ đạt 61,26 điểm (giảm 2,07 điểm so với năm 2021), xếp hạng thứ 59/63 tỉnh, thành phố (giảm 18 bậc so với năm 2021).

Từ thực trạng trên, hội thảo khoa học cấp tỉnh “Nâng cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức góp phần cải thiện chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay” do Ban cán sự đảng UBND tỉnh, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Trường Chính trị Lê Duẩn phối hợp tổ chức đã đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực trong cải thiện các chỉ số này của tỉnh từ góc độ thực hiện tốt đạo đức công vụ như sau:

Trước hết, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, nghị quyết của Tỉnh ủy, của Ban cán sự đảng UBND tỉnh; xây dựng và triển khai thực chất, hiệu quả các chương trình, kế hoạch về công tác CCHC và cải thiện các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm tổ chức thực hiện CCHC; mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cải thiện kết quả các chỉ số nêu trên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ. Trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nói chung và trong CCHC nói riêng.

Thực hiện tốt các quy định về đạo đức công vụ, tạo lập niềm tin của người dân, doanh nghiệp với chính quyền, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ. Đảm bảo giải quyết TTHC theo phương châm “công khai, thuận tiện, đúng hẹn, trách nhiệm, kỷ cương, hiệu quả”; thực hiện nghiêm túc văn hoá công sở; không sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thi công vụ. Chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, nhất là các cơ quan thường xuyên, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân như: chế độ chính sách, tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công y tế và giáo dục.

Giao nhiệm vụ đi đôi với cam kết trách nhiệm với sản phẩm đầu ra của công việc, lấy sản phẩm công việc làm thước đo trong đánh giá năng lực hoàn thành nhiệm vụ và đạo đức công vụ của cán bộ. Việc giao nhiệm vụ đi đôi với cam kết trách nhiệm sẽ góp phần thúc đẩy ý thức tự học, tự rèn luyện, nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao.

Cũng thông qua việc cam kết trách nhiệm sẽ tạo được cách nghĩ, cách làm mới, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động công vụ góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Thực hiện việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đầy đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý; có chính sách và chế độ khen thưởng xứng đáng với những cá nhân làm tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm về đạo đức công vụ trong quá trình thi hành công vụ, nhất là các tiêu chí liên quan đến nội dung của các chỉ số.

Chú trọng đầu tư trang thiết bị, ứng dụng kết quả của công nghệ thông tin, kết quả xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền số để hiện đại hóa công sở, đảm bảo cơ sở vật chất, các nguồn lực cho cán bộ, công chức, viên chức yên tâm thực thi nhiệm vụ.

Có thể thấy việc cải thiện các số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh trong giai đoạn hiện nay không chỉ là việc tăng điểm, tăng thứ bậc mà quan trọng là cải thiện chất lượng điều hành, thực thi công vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp, góp phần quan trọng vào thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 01-NQ/ TU ngày 4/11/2021 của Tỉnh uỷ Quảng Trị “về đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 02-NQ/ BCS, ngày 27/6/2023 của Ban cán sự đảng UBND tỉnh về “quyết tâm thực hiện giải pháp, cải thiện, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025” và Chỉ thị số 35-CT/TU, ngày 11/12/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị về việc “tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” đã đề ra.

Ngô Thùy

Tin liên quan:
  • Nâng cao đạo đức công vụ, góp phần cải thiện các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI của tỉnh
    Nâng cao đạo đức công vụ góp phần cải thiện các chỉ số cải cách hành chính

    Nhằm góp phần cải thiện, nâng cao các chỉ số PCI, PAR INDEX, SIPAS, PAPI, việc chấn chỉnh phong cách, lề lối làm việc, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) trong thực thi công vụ đóng một vai trò rất quan trọng. Nhất là đối với các cơ quan thường xuyên, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân như chế độ chính sách, bồi thường giải phóng mặt bằng, tiếp nhận các nguồn hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công y tế và giáo dục...


Ngô Thùy

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết