{title}
{publish}
{head}
Hơn 30 năm qua, ông Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1971), ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh lập thân, lập nghiệp với nghề thợ mộc. Không chỉ chăm chỉ lao động phát triển kinh tế gia đình, ông Thanh còn năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động xã hội, hỗ trợ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Ông Thanh luôn chăm chỉ, tận tâm với công việc -Ảnh: TRẦN TUYỀN
Một ngày mưa lạnh cuối tháng 12/2023, chúng tôi gặp ông Thanh lúc ông cùng đội thợ đang miệt mài lắp đặt hạng mục gỗ, như: cửa, trần nhà, tường... cho 1 công trình tại xã Phong Bình. Tranh thủ lúc ngơi tay, ông Thanh kể: “Năm 1987, tôi theo học nghề thợ mộc ở nhiều nơi trong tỉnh. 3 năm sau, tôi ra nghề và làm việc tại cơ sở mộc mỹ nghệ của thầy mình ở Phường 5, TP. Đông Hà. Năm 1993, tôi nhập ngũ tại Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị. Vì có tay nghề nên tôi được cấp trên giao nhiệm vụ làm thợ mộc tại Trường Quân sự tỉnh (cũ), thị xã Quảng Trị”.
Xuất ngũ, ông Thanh đưa vợ con ra ở riêng tại Khu phố 8, thị trấn Gio Linh. Bấy giờ, ông làm thợ mộc cho các xưởng mộc dân dụng trong vùng. Năm 1999, ông Thanh vay vốn từ ngân hàng để mở cơ sở mộc dân dụng. Với tay nghề vững, làm việc tận tâm nên khách hàng tìm đến ông ngày càng nhiều, xưởng mộc của ông cũng được nâng cấp, mở rộng theo thời gian. Mỗi năm, xưởng có doanh thu gần 1 tỉ đồng, sau khi trừ đi các chi phí lãi từ 200 - 250 triệu đồng.
Tháng 4/2022, được sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Hội Nông dân thị trấn Gio Linh, ông Thanh thành lập Tổ nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ Khu phố 8. “Từ khi có tổ nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ, chúng tôi có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhau khi cần. Ví dụ như khi nhiều việc quá thì các cơ sở chia sẻ với nhau, nếu thiếu thợ thì sẽ được hỗ trợ kịp thời... Hiện nay, tổ tạo việc làm ổn định cho 10 lao động với mức thu nhập khoảng 400 nghìn đồng/người/ngày. Năm 2023, tổ được Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gio Linh tặng giấy khen”, ông Thanh chia sẻ.
Khi được hỏi về bí quyết để giữ chân khách hàng và đưa cơ sở của mình ngày càng phát triển, ông Thanh quả quyết: “Làm nghề gì cũng vậy, cần phải đặt uy tín lên hàng đầu. Tôi luôn đảm bảo đúng thời gian, tiến độ và chất lượng của nguyên vật liệu đã thống nhất với khách hàng. Cùng với đó, tôi không ngừng học hỏi, cập nhật mẫu mã mới để tạo ra những sản phẩm đẹp, hiện đại, làm hài lòng khách”.
Bên cạnh phát triển xưởng mộc, vợ chồng ông Thanh còn đầu tư mở nhà hàng, kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động với thu nhập 6 triệu đồng\người\tháng. Với nhà hàng này gia đình ông thu nhập trên 150 triệu đồng mỗi năm.
Không chỉ siêng năng, chăm chỉ lao động, phát triển kinh tế gia đình, ông Thanh còn năng nổ, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Ông hiện là Chi hội trưởng Chi hội nông dân, Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố, Phó ban công tác mặt trận, Thôn đội trưởng Khu phố 8; huấn luyện viên, Chi hội trưởng Chi hội võ thuật cổ truyền huyện Gio Linh. Thời gian qua, ông hỗ trợ 1,2 triệu đồng/ năm cho 1 cháu nhỏ tại Khu phố 3. Hoàn cảnh của cháu nhỏ này rất éo le. Gia đình thuộc diện hộ nghèo, ba của cháu đã mất do mắc bệnh hiểm nghèo, một mình mẹ nuôi 3 đứa con nhỏ thường xuyên đau ốm. Bên cạnh đó, gia đình ông cũng thường xuyên đóng góp, hỗ trợ chính quyền địa phương tổ chức, thực hiện các hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Gio Linh Lê Thị Ki Na cho biết, ông Thanh là chi hội trưởng nông dân gương mẫu, có nhiều đóng góp trong các hoạt động của hội và địa phương. Xưởng mộc dân dụng của ông Thanh thời gian qua hoạt động rất hiệu quả, tạo việc làm thường xuyên và thời vụ cho khoảng 10 lao động. Với sự dẫn dắt của ông Thanh, Tổ nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ Khu phố 8 hoạt động ngày càng hiệu quả. Đây là tổ nghề đầu tiên tại thị trấn Gio Linh. Không chỉ vậy, các thành viên trong gia đình ông cũng tích cực tham gia hoạt động xã hội. Vợ ông là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, con gái ông là Bí thư Chi đoàn Khu phố 8.
Trần Tuyền
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Tuyến Tỉnh lộ 585C là tuyến đường tỉnh được đầu tư xây dựng nhằm kết nối vùng phía Đông huyện Cam Lộ với các địa phương trong tỉnh, phục vụ quá trình...
QTO - Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã Xy, huyện Hướng Hóa đã lựa chọn những mô hình...
QTO - Năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh; giá cả...
QTO - Những lần đi về trên Quốc lộ 9 qua di tích cứ điểm Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tôi lại nhớ đến dự cảm khai phóng trong câu thơ của nhà...
QTO - Sau khi hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh xây dựng các thôn, xã hiện đại, thông minh. Ở...
QTO - Bây giờ đang là mùa biển động với từng đợt sóng bạc đầu căng ngang cửa lạch Cửa Việt trong sầm sập mưa gió, rét buốt. Vậy nhưng, thời tiết đó vẫn...
QTO - Tốt nghiệp ngành Công nghệ môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, sau đó làm kỹ sư môi trường cho một số doanh nghiệp lớn ở TP. Hồ...
QTO - Bằng sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, ông Hồ Văn Dương đã biến vùng đầm lầy hoang hóa ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ thành trang trại trù phú...
QTO - Hưởng ứng Chương trình trồng mới một tỉ cây xanh với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, các đơn vị,...
QTO - Trong các địa phương thuộc khu vực Bắc miền Trung, hiếm có một vùng đất nào hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế như huyện Vĩnh Linh, tỉnh...