{title}
{publish}
{head}
Tuyến Tỉnh lộ 585C là tuyến đường tỉnh được đầu tư xây dựng nhằm kết nối vùng phía Đông huyện Cam Lộ với các địa phương trong tỉnh, phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, sau khi tuyến đường cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn đưa vào khai thác, lưu lượng phương tiện trọng tải nặng qua tuyến Tỉnh lộ 585C tăng đột biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng, cuộc sống của người dân và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông (ATGT).
Lưu lượng xe tải trọng nặng gia tăng khiến nhiều đoạn trên tuyến Tỉnh lộ 585C bị lún và lầy lội vào mùa mưa - Ảnh: L.T
“Oằn mình” gánh hàng trăm xe tải nặng mỗi ngày
Có mặt trên tuyến Tỉnh lộ 585C đoạn qua thôn Lâm Lang 1, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, phóng viên Báo Quảng Trị nhận thấy, lưu lượng phương tiện qua lại trên tuyến khá nhiều, phần lớn là các ô tô tải hạng nặng 4 trục, container, xe khách... có hướng ra vào từ đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn. Mặt đường nhiều đoạn đã xuất hiện vết rạn nứt, bong tróc, hằn lún và hình thành ổ gà. Hai bên lề đường có nhiều rãnh sâu, một số điểm tình trạng này càng nghiêm trọng hơn khi lớp nhựa đã bong bật, lộ ra các lớp sỏi, đá.
Chủ tịch UBND xã Cam Thủy Lê Nhật Tiên thông tin, tuyến Tỉnh lộ 585C sau nhiều năm thi công khi đưa vào khai thác đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong đi lại cũng như phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên tuyến bắt đầu xuất hiện nhiều điểm hư hỏng, tiềm ẩn các nguy cơ mất ATGT do lưu lượng phương tiện lưu thông tăng đột biến.
Chưa kể các bất cập bắt đầu bộc lộ như vào mùa mưa, tuyến đường này trở thành “con đê” chắn nước, trong khi hệ thống thoát nước xây dựng không hợp lý nên khiến nhiều khu dân cư bị ngập lụt. Trước tình trạng này, người dân đã nhiều lần phản ánh, địa phương cũng đã kiến nghị có giải pháp phù hợp để nâng cấp tuyến đường.
Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, tuyến Tỉnh lộ 585C được đưa vào khai thác, sử dụng từ tháng 9/2022 nhằm kết nối vùng phía Đông huyện Cam Lộ với các địa phương khác trong tỉnh. Trước đây, việc khai thác tuyến này tương đối ổn định với khoảng 411 phương tiện mỗi ngày, trong đó, lượng xe tải hạng nặng khoảng trên 100 xe.
Tuy nhiên, từ khi tuyến đường cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn được đưa vào sử dụng từ ngày 31/12/2022, lưu lượng các phương tiện từ đường cao tốc này về Quốc lộ 1 lưu thông qua tuyến Tỉnh lộ 585C và ngược lại gia tăng đột biến, đặc biệt là xe tải nặng, đầu kéo rơ moóc...
Cụ thể, hiện nay lượng xe qua tuyến khoảng trên 1.320 xe/ngày, trong đó, xe tải hạng nặng 4 trục trở lên tăng gần 4,5 lần với khoảng trên 450 xe/ngày so với khi đường cao tốc chưa khai thác. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết cấu hạ tầng giao thông trên tuyến, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ATGT và xáo trộn cuộc sống người dân.
Đề xuất chuyển Tỉnh lộ 585C thành quốc lộ
Theo thông tin của Sở GTVT, tuyến Tỉnh lộ 585C trước đây thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Cam Hiếu, huyện Cam Lộ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông (nay là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh) làm đại diện chủ đầu tư. Dự án được triển khai thi công từ cuối năm 2012 nhưng do nguồn vốn bố trí không đủ, vướng mắc giải phóng mặt bằng và ảnh hưởng lũ lụt, điều chỉnh thiết kế nhiều lần nên kéo dài, chậm hoàn thành.
Phải sau gần 10 năm xây dựng, đến ngày 15/9/2022, tuyến đường có chiều dài 3,314 km mới được bàn giao đưa vào quản lý, khai thác sử dụng với giá trị quyết toán hoàn thành công trình là 129 tỉ đồng (riêng cầu Cam Hiếu giá trị là 48,8 tỉ đồng). Tuyến đường này sau đó được UBND tỉnh giao cho Sở GTVT quản lý.
Theo thiết kế, Tỉnh lộ 585C là tuyến đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 7 m bằng bê tông nhựa. Tuyến có điểm đầu tại km 0+00 giao với Quốc lộ 9 tại km 8+750 thuộc địa phận xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ và điểm cuối tại km 3+314 giao với Quốc lộ 9 tuyến tránh phía Bắc TP. Đông Hà tại km 3+900 qua xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ.
Phó Giám đốc Sở GTVT Trần Ngọc Sơn cho biết, kết cấu mặt đường tuyến Tỉnh lộ 585C thấp hơn rất nhiều so với kết cấu mặt đường các tuyến quốc lộ lân cận. Mặt khác, do đang ở giai đoạn phân kỳ đầu tư, chủ yếu phục vụ giao thông địa phương, công trình khi đưa vào sử dụng chưa đảm bảo về quy mô mặt cắt ngang, mô đuyn đàn hồi yêu cầu để phục vụ phương tiện tham gia giao thông như các tuyến quốc lộ, cao tốc.
Do đó, khi tuyến cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn đưa vào sử dụng đã khiến lượng phương tiện trên tuyến Tỉnh lộ 585C tăng đột biến, ảnh hưởng lớn đến kết cấu hạ tầng giao thông. Để khắc phục, đơn vị đã liên tục kiểm tra, chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì giao thông, đơn vị quản lý đường bộ bổ sung hệ thống biển báo, sơn các cụm gờ giảm tốc.
Đồng thời, từ đầu năm 2023 đến nay, đơn vị quản lý đường bộ đã tiến hành sửa chữa 7 đợt với diện tích khoảng 500 m2 . Tuy nhiên, do nguồn kinh phí bảo dưỡng thường xuyên hạn hẹp nên không thể khắc phục triệt để các hư hỏng.
Theo ông Sơn, với mật độ lưu lượng phương tiện lưu thông trên tuyến ngày càng gia tăng như hiện nay thì nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông và hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông là quá rõ. Trong khi nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên việc duy tu, bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn.
Trước tình trạng này, ngày 3/4/2023, UBND tỉnh đã có văn bản gửi Bộ GTVT về việc đề xuất chuyển tuyến Tỉnh lộ 585C từ đường địa phương thành quốc lộ; Sở GTVT cũng đã có văn bản báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam về việc điều chuyển tuyến Tỉnh lộ 585C nhập vào Quốc lộ 9 tuyến tránh phía Nam TP. Đông Hà để đảm bảo tính kết nối, đồng bộ và năng lực thông hành cho các phương tiện vận tải đường dài khi ra vào cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn. Tuy nhiên, do tuyến Tỉnh lộ 585C không thuộc quy hoạch đường địa phương điều chuyển thành quốc lộ nên Bộ GTVT chưa có cơ sở thực hiện điều chuyển tuyến.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đề xuất điều chỉnh quy hoạch, bổ sung tuyến Tỉnh lộ 585C thành quốc lộ để tăng khả năng khai thác, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn. Trước mắt, Sở GTVT đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn, nâng cấp một số vị trí xung yếu của tuyến đường để phục vụ công tác đảm bảo ATGT trên tuyến trong lúc chờ quyết định của Bộ GTVT”, ông Trần Ngọc Sơn thông tin thêm.
Lê Trường
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã Xy, huyện Hướng Hóa đã lựa chọn những mô hình...
QTO - Năm 2023, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh; giá cả...
QTO - Những lần đi về trên Quốc lộ 9 qua di tích cứ điểm Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tôi lại nhớ đến dự cảm khai phóng trong câu thơ của nhà...
QTO - Sau khi hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trong tỉnh đang đẩy mạnh xây dựng các thôn, xã hiện đại, thông minh. Ở...
QTO - Bây giờ đang là mùa biển động với từng đợt sóng bạc đầu căng ngang cửa lạch Cửa Việt trong sầm sập mưa gió, rét buốt. Vậy nhưng, thời tiết đó vẫn...
QTO - Tốt nghiệp ngành Công nghệ môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, sau đó làm kỹ sư môi trường cho một số doanh nghiệp lớn ở TP. Hồ...
QTO - Bằng sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, ông Hồ Văn Dương đã biến vùng đầm lầy hoang hóa ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ thành trang trại trù phú...
QTO - Hưởng ứng Chương trình trồng mới một tỉ cây xanh với thông điệp “Vì một Việt Nam xanh” do Thủ tướng Chính phủ phát động, thời gian qua, các đơn vị,...
QTO - Trong các địa phương thuộc khu vực Bắc miền Trung, hiếm có một vùng đất nào hội tụ nhiều điều kiện để phát triển kinh tế như huyện Vĩnh Linh, tỉnh...
QTO - Năm 2023 là một năm đầy thử thách, biến động của nền kinh tế nhưng nếu nhìn ở góc độ tích cực thì đây cũng là chính thời điểm mà các doanh nghiệp...