Cập nhật:  GMT+7

Giúp người nghèo an cư ở huyện Đakrông

Những năm qua, huyện Đakrông tích cực phối hợp, triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng, sửa chữa cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, trong đó có Dự án 5 thuộc chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở được hỗ trợ xây nhà có thêm niềm tin, động lực để vươn lên trong cuộc sống.

Giúp người nghèo an cư ở huyện Đakrông

Nhờ sự quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở, gia đình anh Hồ Văn Hoài, xã Tà Rụt có nơi ở sinh hoạt an toàn - Ảnh: M.L

Thực hiện Dự án 5 và các văn bản hướng dẫn của trung ương, của tỉnh về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, UBND huyện Đakrông chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, xác định số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo cần hỗ trợ xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà theo đúng các tiêu chí, quy định. Qua rà soát, tổng số hộ có nhu cầu thực hiện theo đề án đã được huyện phê duyệt là 1.595 hộ, trong đó 1.273 hộ xây mới và 322 hộ sửa chữa.

Để làm tốt công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, UBND huyện phối hợp, tổ chức các buổi làm việc với Sở Xây dựng, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn để thảo luận, thống nhất phương án; danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ nhà ở. Ban hành kế hoạch triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

Công tác triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn được thực hiện nghiêm túc. Đối với các hộ gia đình có nhiều thành viên trong độ tuổi lao động, phương thức thực hiện chủ yếu là tự thực hiện kết hợp huy động ngày công của người thân. Đối với một số hộ neo đơn, thực hiện khoán tổ đội thi công và bàn giao nhà sau khi hoàn thành.

Về chất lượng, nhà ở sau khi xây dựng đảm bảo “3 cứng” (nền - móng cứng, khung - tường cứng, mái cứng). Vật liệu chủ yếu gồm mái bằng tôn hoặc fibroximang, cột bằng bê tông cốt thép, sàn nhà bằng gỗ đối với nhà sàn và nền xi măng lát gạch đối với nhà trệt; tường bằng gỗ hoặc xây. Đảm bảo diện tích nhà ở sử dụng tối thiểu 30 m2 ; đối với các hộ gia đình tự huy động lực lượng cũng như có thêm nguồn lực của gia đình diện tích nhà sau khi thực hiện đạt trên 50 m2.

Nhờ triển khai nhiều giải pháp tích cực, đến nay, toàn huyện có 1.021 hộ được xây mới nhà ở, đạt 80,02%; có 246 hộ đã được sửa chữa nhà ở, đạt 76,40% chương trình. Tổng số vốn huy động để thực hiện hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo đến nay là 123.102 triệu đồng, trong đó: vốn ngân sách trung ương 61.100 triệu đồng (dư 3.740 triệu đồng so với nhu cầu của Đề án); vốn ngân sách địa phương 11.760 triệu đồng; vốn huy động hợp pháp khác 50.242 triệu đồng.

Đối với các hộ gia đình được phê duyệt theo Đề án 197/QĐUBND-MTTQ, ngày 6/10/2022 của UBND tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh về huy động nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ xây mới nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026, huyện có 684 hộ nghèo nằm trong danh sách Đề án (được phê duyệt tại Quyết định số 1305/ QĐ-UBND ngày 26/6/2023), tổng nhu cầu cần hỗ trợ là 20.520 triệu đồng/684 hộ (30 triệu đồng/hộ). Kết quả huy động đến nay là 14.520 triệu đồng/484 hộ (từ các nguồn của ngân sách tỉnh, quỹ vì người nghèo tỉnh, huyện; các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân khác...); nhu cầu còn lại 6 tỉ đồng/200 hộ.

Gia đình anh Hồ Văn Hoài ở thôn Tà Rụt 1, xã Tà Rụt thuộc hộ nghèo, nhà cửa tạm bợ, đời sống rất khó khăn. Trong năm 2024, anh được xã, huyện quan tâm đưa vào trong danh sách hỗ trợ xây dựng mới nhà ở thuộc Đề án 197/QĐ-UBND-MTTQ.

Được hỗ trợ kinh phí, vợ chồng anh bỏ công tự xây dựng, đến nay căn nhà cấp 4 kiên cố đã hoàn thành, vừa đưa vào sử dụng, giúp gia đình anh có nơi ở an toàn. Anh Hoài chia sẻ, vợ chồng anh không có nghề nghiệp ổn định, sức khỏe yếu, cả nhà chỉ sống nhờ mấy sào lúa rẫy nên đói nghèo quanh năm. Gia đình anh phải ở trong nhà sàn tạm bợ, mỗi khi mưa bão sợ nhà sập phải đi xin ở nhờ nhà hàng xóm.

Được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ xây dựng nhà ở, các thành viên trong nhà anh ai cũng phấn khởi, động viên nhau tự xây dựng nhà để tiết kiệm tiền công. Giờ đã có nơi ở ổn định rồi, vợ chồng anh sẽ dành thời gian phát triển kinh tế để sớm thoát nghèo, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành tốt hơn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Lê Đại Lợi cho biết: “Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, huyện đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành, cơ quan liên quan quan tâm phân bổ nguồn vốn ngân sách đối ứng của địa phương còn lại để thực hiện Đề án 197/QĐ-UBND-MTTQ. Huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để lồng ghép hỗ trợ thực hiện đề án đối với số hộ còn lại được hưởng định mức hỗ trợ 70 triệu đồng/hộ theo Nghị quyết số 70/NQHĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh Quảng Trị.

Cần sớm có kế hoạch bổ sung số hộ nghèo với hình thức hỗ trợ xây mới vào đối tượng thụ hưởng của đề án. Bộ Xây dựng và các bộ liên quan hướng dẫn nội dung có được lồng ghép hỗ trợ vay vốn hoặc hỗ trợ tạo mặt bằng, làm hạ tầng kỹ thuật đất ở từ Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 để hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững”.

Minh Long

Tin liên quan:
  • Giúp người nghèo an cư ở huyện Đakrông
    Nỗ lực giúp người nghèo an cư

    Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo là hoạt động thường xuyên và liên tục được ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị -xã hội, đơn vị, doanh nghiệp... trên địa bàn triển khai nhiều năm qua thông qua nguồn kinh phí của nhà nước, các nguồn xã hội hóa và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển kinh tế còn khó khăn, số hộ nghèo, cận nghèo thiếu hụt về nhà ở còn nhiều.

  • Giúp người nghèo an cư ở huyện Đakrông
    Người nghèo giúp nhau

    Từ sự hỗ trợ ban đầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, năm 2021, 8 hội viên thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ đã có bò giống để làm kinh tế, thoát nghèo. Điều đặc biệt là cho đến nay, nguồn vốn ấy vẫn được duy trì bằng chính sự đóng góp của những hội viên nghèo đã được giúp sức để thêm nhiều hội viên khó khăn khác trên địa bàn có cơ hội vươn lên.

  • Giúp người nghèo an cư ở huyện Đakrông
    Tiếp sức cho công cuộc giảm nghèo bền vững ở huyện Đakrông

    Đakrông là huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ với 12/13 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt Chỉ thị số 40), hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) trên địa bàn huyện đã thực sự đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đáng kể vào công cuộc giảm nghèo bền vững.


Minh Long

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình
2024-10-03 05:45:00

QTO - Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết