Cập nhật:  GMT+7

Giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ

Năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới công tác quản lý trong cấp học giáo dục mầm non (GDMN) theo hướng dẫn phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình cũng như nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em.

Giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ

Lớp Mầm non độc lập HAPPY BABY- EM BÉ HẠNH PHÚC ở xã Triệu Ái (Triệu Phong) góp phần thực hiện tốt chương trình GDMN tại địa phương -Ảnh: N.V

Theo đó, trường mầm non triển khai thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định, bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khoẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời đẩy mạnh giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe.

Cũng trong năm học này, cấp học mầm non phấn đấu 100% trẻ được bán trú tại trường; 100% bếp ăn thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng và thực đơn hợp lý cho trẻ; 100% trường mầm non đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có tình trạng ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh xảy ra, giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm học từ 5- 7% và khống chế tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì.

Cùng với đó, tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non công lập, đẩy mạnh phát triển cơ sở GDMN ngoài công lập ở những nơi có đủ điều kiện, chú trọng tổ chức lại nhóm, lớp với quy mô sĩ số trẻ/nhóm, lớp phù hợp cũng như rà soát sắp xếp tinh gọn các điểm trường, giảm điểm trường lẻ, tăng quy mô đầu tư cho điểm trường chính, đảm bảo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Mặt khác, thực hiện đồng bộ giải pháp huy động trẻ đến trường, lớp mầm non, phấn đấu tỉ lệ huy động trẻ bình quân trong toàn tỉnh, trẻ nhà trẻ đạt 38,5%, mẫu giáo đạt 96% trở lên, trong đó trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%. Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 có 70% trường mầm non đạt chuẩn, đảm bảo đủ số lượng giáo viên theo quy định, bố trí tối thiểu 2 giáo viên/lớp.

Để góp phần nâng cao chất lượng GDMN, các trường học tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, đặc biệt trong công tác quản trị, quản lý, trong tổ chức hoạt động của cơ sở GDMN , trong đó có việc phát triển kho học liệu số dùng chung ở cấp trường và cấp huyện, tiến tới xây dựng kho học liệu số dùng chung cấp tỉnh phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em trong GDMN...

Trước đó, năm học 2023- 2024, cấp học mầm non Quảng Trị hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Theo đó, việc huy động trẻ nhà trẻ tăng cao so với năm học trước và tăng hơn so với đầu năm học, vượt chỉ tiêu đề ra, đạt 38,3%, tăng 2,7% so với năm học trước, tăng 3,3% so với chỉ tiêu đặt ra của năm học. Tỉ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 96,5%, tăng 0,07% so với năm học trước, tăng 0,5% so với chỉ tiêu đặt ra của năm học, trong đó huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% và tỉ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100%.

Cũng trong năm học này, toàn cấp học mầm non tổ chức nhiều hội thảo, chuyên đề các cấp, tổ chức sinh hoạt hội đồng chuyên môn cấp tỉnh, cấp cụm, thực hiện sinh hoạt chuyên môn liên trường, liên tổ/ nhóm với nhiều hình thức phong phú cũng như tổ chức thành công chuyên đề cấp tỉnh về áp dụng, vận dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của Vương quốc Bỉ vào xây dựng môi trường học tập và tổ chức hoạt động giáo dục trong thực hiện Chương trình GDMN.

Các trường mầm non triển khai có hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ môi trường và quy trình xử lý rác thải trong các trường mầm non, tổ chức nhiều hội thi, trong đó có hội thi “Bé khỏe, bé tài năng, cha mẹ đồng hành cùng con”, thi giáo viên dạy giỏi các cấp để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN và tăng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ.

Kết thúc năm học, có 100% trẻ đến trường được học chương trình GDMN, được đảm bảo an toàn tuyệt đối thể chất và tinh thần, được bảo vệ, an toàn và đảm bảo các chế độ ăn, ngủ, vệ sinh, dinh dưỡng, được ăn bán trú và học 2 buổi/ngày, được huy động đến trường và hoàn thành Chương trình GDMN.

Cùng với đó, chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi được duy trì bền vững. 100% cơ sở GDMN duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện mô hình phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong chăm sóc giáo dục trẻ tại cơ sở GDMN, giai đoạn 2021- 2025 cũng như tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, giai đoạn 2021- 2025”; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị tốt điều kiện để sơ kết giai đoạn II thực hiện đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em mầm non người dân tộc thiểu số và đánh giá chất lượng GDMN vùng dân tộc thiểu số theo Kế hoạch 504 ngày 10/5/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguyên nhân đạt được kết quả đó thì có nhiều, trong đó phải kể đến chất lượng, số lượng đội ngũ của ngành ngày càng được nâng lên. Chế độ chính sách của giáo viên ngoài công lập được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời. Các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 35 năm 2018 của HĐND tỉnh về thực hiện chế độ chính sách cho người nấu ăn trong các trường mầm non công lập, đảm bảo chế độ giúp họ yên tâm công tác.

Cơ sở GDMN đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm và quy trình năm học, triển khai sáng tạo, chủ động và đạt hiệu quả cao. Nhiều đơn vị đã thực hiện sử dụng hồ sơ, sổ sách điện tử phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên.

Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường học đã xây dựng, khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên internet, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng kế hoạch giáo dục và soạn giảng, khai thác phần mềm, chương trình phát sóng, thực hiện tốt công tác truyền thông, đặc biệt là tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ, cộng đồng để khai thác, sử dụng 4 bộ cẩm nang và 17 video hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà đạt kết quả cao nhất...

Tuấn Việt

Tin liên quan:
  • Giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ
    Giải pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

    Hội đồng chuyên môn (HĐCM) cấp tỉnh cấp học mầm non nhiệm kỳ 2020- 2023 được thành lập theo Quyết định số 1561 ngày 17/12/2020 và tổ chức, hoạt động theo Quyết định số 1560 ngày 17/12/2020 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị.

  • Giải pháp nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ
    Triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non

    Toàn tỉnh hiện có 167 trường mầm non, trong đó 147 trường công lập, 20 trường tư thục, 119 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập với khoảng hơn 41.000 cháu đến trường. Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nên quy mô mạng lưới trường, lớp được xây dựng phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, đặc biệt ở miền núi, vùng khó khăn.


Tuấn Việt

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình

Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình
2024-10-03 05:45:00

QTO - Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long