{title}
{publish}
{head}
Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ CNH, HĐH khẳng định: Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa, truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong thực tế ở những vùng, những gia đình dân trí còn thấp, kinh tế khó khăn thì nạn bạo hành vẫn còn chỗ tồn tại trong gia đình gây tổn hại về thể chất lẫn tinh thần và làm thiệt hại kinh tế của gia đình.
Hội LHPN tỉnh tổ chức chiến dịch truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại huyện Hướng Hoá - Ảnh: T.C.L
Phần lớn người bị bạo lực gia đình (BLGĐ) là phụ nữ và trẻ em gái. Nguyên nhân chính gây ra BLGĐ là do quan niệm bất bình đẳng về vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội, quan điểm trọng nam khinh nữ. Quan điểm đàn ông là trụ cột gia đình và có quyền đòi hỏi vợ đáp ứng mọi yêu cầu, còn phụ nữ là nhường nhịn, chăm sóc gia đình và làm vui lòng chồng; chồng chửi bới, đánh đập vợ là để dạy vợ... Có nhiều hình thức BLGĐ như: đánh đập, chửi bới, đe dọa, ép buộc tình dục; kiểm soát quan hệ xã hội, ngăn cản hoặc cấm không cho tự do giao tiếp xã hội; gây áp lực; xúc phạm nhân phẩm; xua đuổi khỏi chỗ ở...
Cũng do nhận thức còn hạn chế cho bị chồng bạo lực hành hạ là do số phận, một số phụ nữ có quan niệm lạc hậu “nói ra xấu chàng thì hổ ai?”; có phụ nữ cho rằng chuyện vợ chồng va chạm là chuyện riêng tư... nên khi bị BLGĐ nhiều phụ nữ chọn cách im lặng và chịu đựng. Nhưng im lặng không giúp che giấu được việc bạo lực, mà còn làm BLGĐ ngày càng nghiêm trọng hơn.
BLGĐ không chỉ làm hại một cá nhân mà còn ảnh hưởng đến con cái và những người xung quanh. Vì vậy, BLGĐ không phải là chuyện riêng của giữa hai vợ chồng mà là vấn đề chung của cả gia đình, của cộng đồng xung quanh và xã hội. Trẻ em sống trong gia đình có bạo lực thường hay rụt rè, thiếu tự tin, thậm chí cô lập với mọi người, việc học hành bị ảnh hưởng...
Nguyên nhân nào dẫn đến BLGĐ? Bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ. Định kiến giới như một sự hợp thức hóa cho BLGĐ và tiếp tục duy trì quan niệm quy trách nhiệm cho người phụ nữ đối với các hành vi bạo lực do người chồng gây ra. Tâm lý “trọng nam khinh nữ” là nguyên nhân tiếp theo gây ra tình trạng BLGĐ.
Theo các tục lệ truyền thống, trong gia đình, người nam giới có trách nhiệm duy trì nòi giống. Trong môi trường sống của cộng đồng có khuynh hướng nhạo báng những người không có con trai. Các ông chồng thường mong muốn có con trai nối dõi, thường khi uống rượu vào, hoặc bị bạn bè xúc xiểm về nhà gây sự với vợ, nhiều người bắt vợ đẻ bằng được con trai...
Đời sống kinh tế khó khăn và nạn rượu chè cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng BLGĐ. Ông H.V.L ở xã A Bung ăn năn: “Trước đây, kinh tế gia đình khó khăn lắm, mình suy nghĩ và hành động nhiều tiêu cực. Mình uống rượu như uống nước.
Mà khi say thì mình nóng nảy lắm, hễ vợ nói hoặc bị người khác khích bác thì đầu óc không minh mẫn, không chuẩn chứ bình thường có ai tự nhiên đánh vợ, đánh con”. Còn chị H.T.N ở Ba Nang thì than phiền: “Lấy chồng mấy chục năm nay mà ông ấy ngày say nhiều hơn ngày tỉnh. Cứ ông ấy nhậu về là chửi đánh vợ. Có khi nấu cơm xong mẹ con chưa kịp ăn cơm là ông ấy đổ hết, thế là mẹ con phải nhịn đói. Có bao nhiêu tiền ông ấy đem đi nhậu hết...”.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác dẫn đến BLGĐ như: thiếu hiểu biết về bình đẳng giới, ngoại tình, ghen tuông...
BLGD gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đầu tiên là gây ảnh hưởng về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Nhiều phụ nữ, trẻ em bị đánh bị thương, có khi bị tử vong... phụ nữ bị BLGĐ có khi có thai ngoài ý muốn, sảy thai, tử vong bà mẹ và trẻ em.
Hậu quả gây ra cho con cái trong gia đình là ảnh hưởng tới tâm lý trẻ em, tác động đến việc học hành sa sút. BLGĐ cũng làm cho kinh tế gia đình bị cạn kiệt một phần làm thiệt hại trực tiếp, phần khác gây tâm lý chán nản không muốn làm ăn...
Chúng ta có quyền được sống hạnh phúc. Vì vậy, làm gì để phòng, chống BLGĐ? Các giải pháp đưa ra là: tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài; nhận diện bạo lực và tránh đi; tìm chỗ đứng an toàn; tạm lánh; xử lý tình huống khẩn cấp; kiềm chế cơn nóng giận...
Người bị BLGĐ không nên im lặng mà nói ra câu chuyện bạo lực với người thân, hàng xóm, cán bộ địa phương để được hỗ trợ, tư vấn, giải quyết. Khi căng thẳng trong gia đình xảy ra, người bị BLGĐ cần quan sát một số dấu hiệu cho thấy bạo lực sắp xảy ra và tìm cách tránh đi chỗ khác. Chị L. thường bị BLGĐ chia sẻ kinh nghiệm: Khi thấy anh ấy nghiến chặt hàm lại thì tôi biết anh ấy đang lên cơn tức giận và sắp đánh tôi. Tôi phải tìm cách ra khỏi nhà hoặc tránh mặt anh ấy ngay lập tức.
Trong tình huống xảy ra BLGĐ, người bị ngược đãi phải tìm chỗ đứng gần cửa, những chỗ thoát hiểm để tránh tình trạng bị dồn vào chân tường, không lối thoát dễ bị đánh nặng. Người thường xuyên bị BLGĐ phải nghĩ trước những nơi để có thể tạm lánh an toàn. Trong trường hợp bị đánh nặng thì phải kêu cứu những người xung quanh.
Để phòng ngừa BLGĐ, biện pháp quan trọng nhất là giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người có hành vi bạo lực, làm cho họ hiểu ra BLGĐ là hành vi vi phạm pháp luật chứ không phải là chuyện riêng tư. Các thành viên trong gia đình cần hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp. Đồng thời, cũng cần đến sự tư vấn, góp ý phê bình của cộng đồng dân cư về phòng ngừa BLGĐ. Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống BLGĐ.
BLGĐ là vi phạm thô bạo quyền con người, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, làm tổn thương tinh thần, tình cảm và sức khỏe của mỗi thành viên gia đình. BLGĐ làm xói mòn đạo đức xã hội, tác động xấu đến thế hệ tương lai, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, sự an toàn, bền vững của gia đình và an ninh xã hội. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội ban hành ngày 21/11/2007 để đẩy lùi BLGĐ, xây dựng và bảo vệ một gia đình bình đẳng, hạnh phúc.
Do đó, mỗi thành viên trong gia đình cần nâng cao hiểu biết pháp luật cùng với việc nghiêm túc sửa chữa bản thân là cách tốt nhất đẩy lùi nạn BLGĐ, để giữ gìn, vun đắp, xây dựng những giá trị của gia đình hạnh phúc.
Trần Cát Linh
QTO - Nhằm đảm bảo quản lý, bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước cũng như đáp ứng nhu cầu về chất lượng nguồn nước cho Nhân dân 3 xã trung du...
QTO - Được vay vốn từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Vĩnh Linh, hàng trăm học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn trên...
QTO - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Gio Linh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là thế mạnh của...
QTO - Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ thu gom, tái chế, tái sử dụng các loại chất thải theo nguyên lý tuần hoàn; tăng cường công...
QTO - Trong những năm qua, Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị cùng các cấp hội khuyến học đã không ngừng đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài rộng khắp,...
QTO - Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, chị Hồ Thị Rổ (sinh năm 1987) luôn mang trong mình nhiệt huyết vươn lên thoát nghèo, xây dựng quê hương...
QTO - Xác định bảo hiểm y tế (BHYT) cho học sinh là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo cho tất cả các đối tượng đang trong độ tuổi đến...
QTO - Sở hữu tấm bằng thạc sĩ sau bao năm nỗ lực đèn sách, nhiều cơ hội mở ra đối với Phan Đức Phước (sinh năm 1995), trú tại Khu phố 2, thị trấn Cửa Việt,...
QTO - Ngày 30/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ký ban hành Chỉ thị số 11/CT - UBND về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024...
QTO - Nhiều năm qua người dân bức xúc về việc nút giao đấu nối từ cầu Thạch Hãn đến trung tâm phường An Đôn, thị xã Quảng Trị chưa được đầu tư mở rộng, ảnh...
QTO - Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Tuổi cao, ý chí càng cao”, thời gian qua, người cao tuổi (NCT) TP. Đông Hà luôn nêu gương sáng, không ngừng học tập,...
QTO - Với quan niệm “hạnh phúc là được cho đi”, chị Đoàn Thị Xuân Nga ở khóm Xuân Phước, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị không chỉ chăm...