Cập nhật:  GMT+7

Người nghèo giúp nhau

Từ sự hỗ trợ ban đầu của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, năm 2021, 8 hội viên thuộc diện hộ nghèo của xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ đã có bò giống để làm kinh tế, thoát nghèo. Điều đặc biệt là cho đến nay, nguồn vốn ấy vẫn được duy trì bằng chính sự đóng góp của những hội viên nghèo đã được giúp sức để thêm nhiều hội viên khó khăn khác trên địa bàn có cơ hội vươn lên.

Người nghèo giúp nhau

Thông qua mô hình chăn nuôi bò, cuộc sống của chị Thông đỡ đi phần nào vất vả - Ảnh: T.P

Cứ đều đặn vào những ngày đầu tháng, trên chiếc xe đạp cũ, chị Nguyễn Thị Thông (sinh năm 1973), hiện đang sống tại thôn Thiện Chánh Thọ Xuân, xã Cam Thủy mang số tiền 105.000 đồng đến nộp tại nhà của chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn. Những tờ tiền tuy có mệnh giá thấp nhưng được chị nâng niu vuốt thẳng, sắp đặt cẩn thận.

Chị Thông cho hay: “Tiền này được tôi tích góp từ việc chăn nuôi, trồng trọt trong một tháng qua. Đủ cái là mang sang nhờ chị chi hội trưởng gửi vào Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Tôi đã mua được bò từ số tiền đóng góp của các hộ nghèo khác nên tôi cũng muốn góp sức để duy trì nguồn vốn hỗ trợ các hộ khó khăn như mình”.

Lấy chồng từ năm 2011, tuy nhiên chưa hạnh phúc được bao lâu thì chồng và mẹ chồng lần lượt qua đời, một mình chị Thông ở vậy cho đến bây giờ. Nhiều năm qua, chị nỗ lực làm nhiều công việc khác nhau song thu nhập bấp bênh, chỉ đủ rau, cháo qua ngày. Nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cho hội viên trên địa bàn, tạo điều kiện giúp đỡ chị em vươn lên trong cuộc sống, đầu tháng 10/2023, Hội LHPN xã Cam Thủy đã hỗ trợ cho chị Thông và một hội viên có hoàn cảnh khó khăn khác số tiền 10.600.000 đồng/người để đầu tư chăn nuôi bò làm sinh kế, vươn lên thoát nghèo.

Từ ngày mua được bò, chị có thêm việc để lo toan. Dưới sự chăm bẵm của chị, con bò khỏe mạnh, phát triển tốt. “Đợi thêm một thời gian nữa bò lớn, tôi sẽ bán đi và mua lại một con bò sinh sản. Còn dư tiền, tôi muốn sửa sang lại mái nhà”, chị Thông tâm sự.

Chủ tịch Hội LHPN xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ Lê Thị Hà cho biết, từ nguồn hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi lũ lụt năm 2020, năm 2021, thông qua mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản”, Hội LHPN tỉnh đã trao số tiền 10.600.000 đồng/người cho 8 hội viên khó khăn tại xã Cam Thủy nhằm giúp các gia đình này có động lực làm kinh tế.

Tuy nhiên, với quan điểm không cho không người nghèo mà để người nghèo tự phấn đấu vươn lên và tự giúp đỡ lẫn nhau, hằng tháng, mỗi hộ gia đình được nhận hỗ trợ tự nguyện đóng góp 105.000 đồng để duy trì nguồn quỹ. Nhờ đó đến nay, ngoài 8 hộ khó khăn được nhận hỗ trợ ban đầu, đã có thêm 2 hộ khó khăn mới trên địa bàn xã Cam Thủy được nhận hỗ trợ.

“Chúng tôi gọi mô hình này là người nghèo giúp nhau bởi thông qua nguồn đóng góp hằng tháng, các hội viên có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ con giống ban đầu đã chung tay giúp đỡ cho nhiều hội viên khác có hoàn cảnh khó khăn như mình. Không những thế, đây cũng là động lực để các chị nỗ lực lao động nhiều hơn mỗi ngày. Chính vì những lý do ấy mà việc đóng góp luôn được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, các hội viên luôn vui vẻ, hăng hái tham gia”, chị Hà nói.

Chủ tịch Hội LHPN huyện Cam Lộ Lê Thị Hường cho biết: Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ ở huyện Cam Lộ nói chung và Hội LHPN xã Cam Thuỷ nói riêng đã rất tích cực trong công tác chăm lo, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ cho hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo. Qua đó, giúp chị em chủ động và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

“Từ mô hình “Chăn nuôi bò sinh sản” do Hội LHPN tỉnh hỗ trợ cho 8 hội viên phụ nữ nghèo giai đoạn đầu, Hội LHPN xã Cam Thuỷ đã tuyên truyền, vận động và hướng dẫn chị em cách tiết kiệm tiền hằng tháng để góp quỹ, nhằm lan toả tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” trong hội viên phụ nữ ở nông thôn.

Với cách làm linh hoạt đó, các phụ nữ nghèo, yếu thế, khó khăn trên địa bàn đã được Hội LHPN xã kịp thời giúp đỡ, chị em có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững và tự tin tham gia các hoạt động phong trào ở cơ sở, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh”, bà Hường khẳng định.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • Người nghèo giúp nhau
    Cùng giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi

    Hơn 5 năm qua, phong trào thi đua “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” đã được Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Triệu Phong triển khai tích cực, sâu rộng bằng nhiều biện pháp, hình thức phong phú, đa dạng, đạt kết quả tốt. Nhờ vậy, tỉ lệ hộ gia đình CCB khá, giàu tăng lên, hộ nghèo giảm mạnh, đặc biệt có nhiều CCB làm chủ các gia trại, trang trại, công ty, doanh nghiệp, đóng góp nhiều của cải, vật chất cho gia đình và xã hội.

  • Người nghèo giúp nhau
    Động lực giúp người dân thoát nghèo

    Qua 20 năm đi vào cuộc sống, chương trình triển khai tín dụng chính sách cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ - CP của Chính phủ đã mang lại hiệu quả lớn, giúp cho hàng chục nghìn hộ dân có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

  • Người nghèo giúp nhau
    Đồng hành giúp người nghèo vượt khó

    Công tác tín dụng chính sách xã hội (CSXH) được xem là “trụ cột” quan trọng trong chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đối với địa bàn TP. Đông Hà, việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐCP ngày 4/10/2002 của Chính phủ thực sự là một giải pháp hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng- an ninh tại địa phương.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Về đây nghe gió trăm năm

Về đây nghe gió trăm năm
2024-03-09 13:41:00

QTO - Là ngọn gió thổi dọc dài triền sông Hiếu một chiều tháng chạp mới đây. Nơi tôi ngồi nhìn ra thấy lấp loáng dưới ánh mặt trời từng viên cuội nhỏ, dọc...

Tránh lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp

Tránh lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp
2024-03-09 06:00:00

QTO - Các bệnh về xương khớp khá phổ biến ở Việt Nam, tập trung nhiều vào độ tuổi trung niên. Bệnh xương khớp không chữa khỏi hoàn toàn và tùy thuộc vào...

Mẹ qua đời, con bơ vơ

Mẹ qua đời, con bơ vơ
2024-03-09 05:50:00

QTO - Mẹ trở bệnh nặng, phải đi cấp cứu ở bệnh viện từ ngày mồng 2 Tết và vừa qua đời sau gần 1 tháng điều trị, em Nguyễn Hải Duyên, học sinh lớp 5A Trường...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long